Đứa con lên ban của bạn đang trở nên ngày một thành thục hơn và giờ đây chắc hẳn là cháu có thể tự mặc và cởi đồ được một mình miễn là dây cột, nút cài không quá phức tạp. Cháu có thể vẽ và sơn màu một cách khá chính xác và các bức tranh của cháu trở nên dễ nhận dạng hơn. Tới tuổi lên bốn, cháu có thể tự làm được thành thạo các động tác phức tạp như sử dụng kéo để cắt. Các khối xếp gạch trở nên quá đơn giản đối với cháu, nên cháu sẵn sàng chuyển sang những đồ chơi phức tạp hơn. Cháu đã có thể làm được những việc vặt trong nhà và từ tuổi lên bốn trở đi cháu đã có thể làm khá hơn nhiều những công việc như xếp bàn ghế, rửa mặt và rửa tay, thu dọn giường và xếp ngăn nắp quần áo của mình.
RĂNG
Ngày trước người ta nghĩ rằng lứa răng đầu tiên (răng sữa) không quan trọng lắm vì lứarăng trưởng thành sẽ mọc ngay sau đó theo đúng trình tự. Giờ thì chúng tabiết rằng răng sữa rất cần thiết vì chúng định hướng lứa răng trưởng thành để cho các răng này mọc vào đúng vị trí. Thêm vào đó, nếu mất đi răng sữa vì bị sâu, tình trạng này có thể lan tới xương hàm bên dưới, gây nên xói mòn chỗ nương tựa cần thiết cho lứa răng trưởng thành.
Thời kỳ mọc răng
Không có mốc chuẩn nào cho việc mọc cái răng đầu tiên. Một số em bé khi sinh ra đã có sẵn một chiếc răng rồi, trong khi những bé khác đến 12 tháng tuổi vẫn chưa mọc cái nào. (Nếu một em bé khi sinh ra đã có một chiếc răng rồi, chiếc răng này đôi khi được nhổ đi nếu nó mọc ngang hoặc sai vị trí, hoặc nếu nó lung lay và có nguy cơ bị rụng có thể làm em bé bị sặc). Tuy nhiên thông thường các bé thường bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi để bé có thể ăn thức ăn đặc và chế độ ăn đang thay đổi, chờ răng mọc, chắc hẳn là bạn sẽ để ý thấy chiếc răng đầu tiên của em bé khi nó khởi sự nhú lên qua lớp nướu và hình thành một gò nhỏ, lợt màu. Em bé sẽ mọc hầu hết răng trong năm thứ hai, và cần chuẩn bị trước là các răng cối, mọc lên sau cùng sẽ hơi làm em bé bị đau và khó chịu đấy.
Dấu hiệu mọc răng
Bạn có thể nói khi nào em bé đang mọc răng bởi khi đó em bé sẽ dễ cáu gắt. Lớp nướu sẽ đỏ và sưng lên, và bạn có thể nắn thấy chiếc răng qua lớp nướu. Má củaem bé có thể đỏ, và chắc hẳn là em bé hay chảy nước miếng. Bạn có thể cho em bé ngậm cái gì cưng cứng cho bớt khó chịu. Triệu chứng như sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy không bao giờ là do mọc răng cả, nên bạn không nên coi thường, bỏ qua mà nên báo cho bác sĩ hay.
SỬ DỤNG RĂNG
Nên cho em bé một miếng củ cà rốt tươi hay một vòng ngậm để bé cắn khi mọc răng cho đỡ ngứa nướu. Có thể sử dụng cách này cho đến khi bé mọc đủ hết các răng.
Những thức ăn phải nhai, đặc biệt là trái cây tươi và rau sống, sẽ khuyến khích những cơ bắp quai hàm trở nên khoẻ mạnh hơn. Chúng cũng làm cho răng khoẻ và có tác dụng làm sạch răng vì các thớ xơ trong rau trái được xé ra trong quá trình nhai thức ăn. Chế độ ăn của em bé cần chứa nhiều canxi và vitamin D (do các sản phẩm từ sữa, cácloại cá nhiều dầu như cá trích mang lại) để bảo đảm là các răng vĩnh viễn đang phát triển trong xương hàm hình thành lành mạnh.
(St)