Phát triển tâm thần ở trẻ biết đi

seminoon seminoon @seminoon

Phát triển tâm thần ở trẻ biết đi

18/04/2015 10:40 AM
187
 

Vào tuổi lẫm chẫm biết đi, con bạn bắt đầu trở nên một con người tự chủ. Cách ăn nói của cháu sẽ tiến triển trong giai đoạn này và cháu có thể biết đòi những cái cháu muốn và làm được một số điều mà bạn muốn cháu làm - nếu những điều này làm cháu thích. Cháu sẽ có một trí tò mò vô biên đối với thế giới xung quanh, cháu cũng phải đối phó với những ý tưởng ngày một phức tạp hơn, và cháu sẽ háo hức sử dụng tất cả những gì mình đã học được vào cuộc sống và những việc xung quanh cháu.

CÁC CỘT MỐC

Mười tám tháng

Em bé của bạn có thể sẽ đòi (hay xin) đồ ăn, đồ uống và đồ chơi. Bé cũng biết thông báo cho bạn khi nào bé cần ngồi bô, nhưng cháu không thể nào đợi được và vì thế hay có nhiều sự cố xảy ra.Cháu sẽ thực hiện được nhiều yêu cầu đơn giản và bắt đầu hiểu được những điều phức tạp hơn như “Con vào lấy cái bàn chải tóc trong phòng tắm ra đây”. Cháu cũng có thể bíu lấy cánh tay của bạn hay sử dụng những cử chỉ khác để thu hút sự chú ý của bạn. Vố từ của cháu có thể gồm có chừng 30 từ.

Hai tuổi

Vốn từ về tên người và đồ vật sẽ tăng lên nhanh chóng. Cháu sẽ mô tả nhận biết những món đồ thuộc gia đình. Cháu sẽ tuân theo những lệnh phức tạp và kiểm tra được một món đồ chơi cháu đã chơi khi trước. Cháu sẽ nói không ngớt và thỉnh thoảng mới đặt câu hỏi.

Chỉ một ít lâu sau, cháu sẽ biết mình là ai và nói được tên mình. Cháu sẽ cố gắng xây cất nhà và lâu dài với những khối gỗ vuông và nếu được khuyến khích, cháu có thể nhắc lại những từ mới. Cháu sẽ bắt đầu thể hiện tính tự lập bằng cách chống lại ý muốn của bạn và có thể rất hay phản đối – thường nói “không” và không phải lúc nào cũng chiều theo ý bạn. Cháu có thể phân biệt được một và số nhiều, tuy nhiên chỉ có được ít khái niệm về độ lớn của các con số, nên bất cứ số nào nhiều hơn một cháu cũng có thể cho là “vô khối”.

Hai tuổi rưỡi – ba tuổi

Con bạn sẽ bắt đầu thêm chi tiết vào những khái niệm khái quát, như trong câu “Một con ngựa có đuôi dài” và cháu có thể vẽ được những đường ngang và đường dọc. Cháu đã có thể đọc được một hay hai bài thơ mẫu giáo và tìm thấy được chúng trong cuốn sách của mình và cháu biết được một số màu sắc. Cháu cũng sẽ hỏi “tại sao?” và nói “không” và “không được”. Cháu có thể tự vẽ lại một vòng tròn hoàn toàn. Giờ đây con bạn sẽ thích phụ giúp vào các việc vặt trong nhà. Cháu sẽ bắt đầu nắm bắt được khái niệm về các con số và có thể đếm được tới ba. Một bé trai có thể để ý thấy rằng bộ phận sinh dục của mình thừa ra khỏi thân thể, không gắn liền vào người như bộ phận sinh dục của các bé gái mà cháu đã thấy.

Con bạn có thể hiểu được những giới từ như: “trong”, “trên”, “dưới”, “đằng sau” và “sau”. Vào khoảng tuổi lên ba, cháu có thể nói được những câu phức tạp hơn và vốn từ của cháu có thể gồm tới 200 – 300 từ. Điều này, đi cùng với trí tò mò ngày một gia tăng của trẻ, sẽ dẫn cháu tới việc không ngới đặt câu hỏi. Cháu có thể phân biệt được giữa “bây giờ” và “hồi đó” và cháu sẽ thường nhắc tới quá khứ. Cháu biết được giới tính của mình (biết mình là con trai hay con gái). Cháu sẽ trở nên hoà đồng hơn và thích chơi với các trẻ khác.

LÝ LUẬN

Khi lẫm chẫm biết đi, các bé đã có thể thoả mãn trí tò mò của mình, hấp thu được nhiều thông tin trong quá trình ấy, nhưng các bé chưa biết liên kết các sự vật với những điều trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, khi được ba tuổi các bé bắt đầu biết suy nghĩ về những kinh nghiệm của mình và học tập được từ đó. Thông tin được sàng lọc, so sánh với những kinh nghiệm khác để xem chúng có khớp nhau không, hoặc nếu chúng quá khác biệt nhau, thì lúc đó được xếp vào những hộc giống nhau hay khác nhau. Con bạn đang học lý luận.

Con bạn bắt đầu trù tính, và trở nên giàu óc sáng tạo và tưởng tượng hơn. Tất cả những thông tin mà cháu hấp thu được cho tới giờ trở nên khả dụng hơn để áp dụng cho một tình huống nhất định. Khả năng mới để suy nghĩ, tưởng tượng và sáng tạo này làm thay đổi nhận thức của con bạn về thế giới xung quanh rất nhiều.

Nhiều đồ vật quen thuộc trong nhà hay ngoài vườn không còn thu hút được sự quan tâm của cháu như trước kia nữa. Cháu cần những chân trời rộng mở hơn; cháu cần khám phá, đẩy lùi ranh giới kinh nghiệm và hiểu biết của mình xa hơn và xa hơn nữa. Con bạn trở nên chú ý hơn đến cách mọi vật hoạt động ra làm sao. Cháu muốn được giải thích và luôn luôn hỏi “tại sao?”

Một bước tiến quan trọng là trẻ đã bắt đầu ý thức được rằng thời gian không chỉ có ở hiện tại: có hôm nay, hôm qua và cả ngày mai. Trù tính cho tương lai là một trong những khía cạnh có tính quyết định nhấtcủa tri thức chúng ta và trong năm thứ ba này bạn sẽ nghe thấy con bạn nói những câu như “Con sẽ ăn thứ này sau” hay “Chúng ta có thể đi vào ngày mai”.

HÌNH THÀNH CÁC KHÁI NIỆM

Đây là một bước tiến quan trọng đối với cháu. Điều này bắt đầu hình thành trong khoảng thời gian giữa 18 tháng và tuổi lên hai, cháu bắt đầu phân loại các đồ vật như một hình thức trò chơi: cháu có thể xếp các khối gỗ xây nhà ra khỏi các đồ chơi khác, hoặc các thú vật khác nhau trong một khoảng sân trại đồ chơi. Bạn cũng sẽ để ý thấy rằng cháu bắt đầu biết phân biệt đồ vật theo đặc điểm riêng: chẳng hạn, cháu biết rằng trái banh đồ chơi của cháu và một trái táo giống nhau về hình dáng và chúng đều lăn được; chim sẻ và quạ giống nhau vì chúng đều có lông và bay được; rằng những thú vật sủa và có bốn chân là chó.

Vào một lúc nào đó trước ngày sinh nhật thứ ba của mình, em bé lẫm chẫm biết đi của bạn sẽ bắt đầu đặt tên cho những khái niệm đó - vật hình tròn, chim, chó. Cháu sẽ dùng những tên gọi này trong bất cứ tình huống nào miễn là nó thích hợp theo tư duy của cháu (biết sủa và có bốn chân là chó) – cho dù đó là chó đồ chơi, là con vật cưng nuôi trong nhà, con chó cháu nhìn thấy trên màn ảnh truyền hình hay con chó trong cuốn sách. Khi cháu đến tuổi lên ba cháu sẽ môt tả đồ vật theo một cách cho thấy rằng cháu cũng hiểu rõ sự khác biệt của chúng: “con chó nhà mình”, “con chó đồ chơi”.

CHƠI MÀ HỌC

Trẻ có thể học được rất nhiều điều trong khi chơi. Các trò chơi lắp ghép hình hay dựng tháp dạy cho trẻ cách sử dụng đôi tay như những công cụ và do đó làm cho đôi tay trẻtrở nên khéo léo hơn. Chơi với các trẻ khác dạy cho cháu cách hoà đồng, cháu sẽ hiểu thế nào là tình bạn, học cách ân cần và tỏ ra quan tâm đến người khác hơn.

Giao tiếp giúp cho trẻ ăn nói thêm lưu loát và thành thạo vì các trò chơi càng thú vị, càng giàu tưởng tượng bao nhiêu thì càng kích thích trí óc trẻ phát huy khả năng diễn giải. Chơi đùa cũng giúp trẻ phát triển cả về mặt thể chất. Nhảy dây, leo trèo, đánh đu…giúp trẻ hoàn thiện khả năng phối hợp các cơ bắp và kỹ năng thể chất. Khả năng nghe, nhìn và quan sát cũng trở nên tốt hơn nhiều.

CÁC KIỂU TRÒ CHƠI

Cả bé gái và bé trai đều thích chơi với búp bê, búp bê là “gia đình trong tưởng tượng” của các bé, với chúng các bé có thể tạo nên thế giới của riêng mình mà người lớn không thể can dự vào. Khi chơi với búp bê, con bạn cần nhận biết thêm về các xúc cảm của con người. Cháu sẽ học được cách cư xử dịu dàng, ân cần và che chở bao bọc cho búp bê khi đóng vai người mẹ: mặc quần áo, cho búp bê ăn, kể chuyện và ôm hôn khi cho búp bê đi ngủ. Bằng cách này bé đã lặp lại những việc xảy ra với mình và học cách liên hệ chúng với những người xung quanh. Ngay cả các bé trai hiếu động cũng có hành động che chở cho các con búp bê của mình. Một số trẻ có tính khí nóng nảy thì lại thường trút các cơn bực tức giận dỗi của mình lên cac con búp bê theo kiểu “giận cá chém thớt” mà nếu không thì chúng có thể đã tìm cách gây sự với trẻ khác.

Một khái niệm quan trọng trẻ cần nắm được là khái niệm phân loại – phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các đồ vật. Các con vật đồ chơi bằng nhựa dẻo có thể giúp cho con bạn làm quen dần với khái niệm này. Bé có thể tập phân loại con vật theo nhóm: nhóm hai chân, nhóm bốn chân, nhóm sống trên cạn, nhóm sống dưới nước…Bạn có thể giúp cháu bằng cách gợi ý cho cháu khi cháu sắp xếp.

Trẻ con đặc biệt thích chơi nghịch nước. Hãy tìm cho con bạn các chai, lọ bằng nhựa để cháu có thể tạo ra những tác động đa dạng trên mặt nước. Các bé cũng rất thích trò thổi bong bóng nước: hãy hoà một ít nước xà bông rửa chén vào ly nước và uốn cong một đầu cây ống mút thành vòng tròn, nhúng đầu đó vào ly nước và thổi sẽ tạo ra các bọt bong bóng nước.

Vẽ tranh khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Trẻ thích dùng ngón tay mình để vẽ và đôi khi chỉ với vài cái lược nhỏ, miếng bọt biển, trục chỉ hay lõi của vài cuộn giấy, tấm bìa cứng… các cháu có thể tạo ra những tác phẩm rất độc đáo và ngộ nghĩnh. Bạn hãy dùng các củ khoai tây để cắt tỉa thành hình ngôi sao và các hình khác và để cho cháu sáng tạo ra các hình dạng lạ mắt khác theo ý cháu. Những vỉ nhựa để đựng trứng, các khay làm đá cục có thể được dùng làm bảng trộn màu lý tưởng cho các nhà họa sĩ tương lai. Hãy mua cho con bạn những cây cọ với nét vẽ dày để cháu có thể thấy rõ ngay nét vẽ của mình khi sáng tác.

ĐỒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI

Cho tới khi lên hai, con bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để chơi với những đồ chơi mà cháu có thể sử dụng mà không lệ thuộc vào ai, đặc biệt là những trò bắt chước theo thế giới của người lớn. Chẳng hạn búp bê, nhà cửa, đồ chơi và xe hơi, sẽ cho cháu diễn xuất những cảnh cháu mục kích trong đời sống thực tế. Khi cháu lớn hơn lên, cháu sẽ đạt được những kỹ năng mới và thích thú khi thử nghiệm những kỹ năng này – xây dựng và phá huỷ, hoặc dựng nên rồi để qua một bên. Những vật dụng trọng nhà như thùng nhựa và ống bằng bìa cứng sẽ kích thích óc sáng tạo và trí tưởng tượng của cháu. Vẽ, vẽ màu, nặn hình bằng đất sét hay nhựa dẻo và ghép hình sẽ khuyến khích óc sáng tạo của trẻ.Một thời gian khá lâu trước khi chính thức biết viết hay biết vẽ, con bạn sẽ thích vé nguệch ngoạc và sử dụng màu, vậy bạn hãy mua cho cháu bút vì màu và thật nhiều giấy. Một hộp phấn màu và một tấm bảng đen và giá vẽ, dựng lên vừa tầm cháu sẽ giúp cháu sẽ giúp ích được vì cháu sẽ có thể vẽ rồi xoá tác phẩm của mình đi và bắt đầu trở lại.

Trẻ con thích tham gia vào những công việc thường ngày. Có thể cho cháu một cái tô nhỏ với một ít bột để nhào mỗi khi bạn nướng bánh. Cháu cũng có thể thích phụ giúp bạn làm vệ sinh nhà cửa, cho cháu dùng một cái hốt rác và cây chổi nhỏ mỗi khi bạn dọn dẹp.

(st)

Vào tuổi lẫm chẫm biết đi, con bạn bắt đầu trở nên một con người tự chủ. Cách ăn nói của cháu sẽ tiến triển trong giai đoạn này và cháu có thể biết đòi những cái cháu muốn và làm được một số điều mà bạn muốn cháu làm - nếu những điều này làm cháu thích. Cháu sẽ có một trí tò mò vô biên đối với thế giới xung quanh, cháu cũng phải đối phó với những ý tưởng ngày một phức tạp hơn, và cháu sẽ háo hức sử dụng tất cả những gì mình đã học được vào cuộc sống và những việc xung quanh cháu.

CÁC CỘT MỐC

Mười tám tháng

Em bé của bạn có thể sẽ đòi (hay xin) đồ ăn, đồ uống và đồ chơi. Bé cũng biết thông báo cho bạn khi nào bé cần ngồi bô, nhưng cháu không thể nào đợi được và vì thế hay có nhiều sự cố xảy ra.Cháu sẽ thực hiện được nhiều yêu cầu đơn giản và bắt đầu hiểu được những điều phức tạp hơn như “Con vào lấy cái bàn chải tóc trong phòng tắm ra đây”. Cháu cũng có thể bíu lấy cánh tay của bạn hay sử dụng những cử chỉ khác để thu hút sự chú ý của bạn. Vố từ của cháu có thể gồm có chừng 30 từ.

Hai tuổi

Vốn từ về tên người và đồ vật sẽ tăng lên nhanh chóng. Cháu sẽ mô tả nhận biết những món đồ thuộc gia đình. Cháu sẽ tuân theo những lệnh phức tạp và kiểm tra được một món đồ chơi cháu đã chơi khi trước. Cháu sẽ nói không ngớt và thỉnh thoảng mới đặt câu hỏi.

Chỉ một ít lâu sau, cháu sẽ biết mình là ai và nói được tên mình. Cháu sẽ cố gắng xây cất nhà và lâu dài với những khối gỗ vuông và nếu được khuyến khích, cháu có thể nhắc lại những từ mới. Cháu sẽ bắt đầu thể hiện tính tự lập bằng cách chống lại ý muốn của bạn và có thể rất hay phản đối – thường nói “không” và không phải lúc nào cũng chiều theo ý bạn. Cháu có thể phân biệt được một và số nhiều, tuy nhiên chỉ có được ít khái niệm về độ lớn của các con số, nên bất cứ số nào nhiều hơn một cháu cũng có thể cho là “vô khối”.

Hai tuổi rưỡi – ba tuổi

Con bạn sẽ bắt đầu thêm chi tiết vào những khái niệm khái quát, như trong câu “Một con ngựa có đuôi dài” và cháu có thể vẽ được những đường ngang và đường dọc. Cháu đã có thể đọc được một hay hai bài thơ mẫu giáo và tìm thấy được chúng trong cuốn sách của mình và cháu biết được một số màu sắc. Cháu cũng sẽ hỏi “tại sao?” và nói “không” và “không được”. Cháu có thể tự vẽ lại một vòng tròn hoàn toàn. Giờ đây con bạn sẽ thích phụ giúp vào các việc vặt trong nhà. Cháu sẽ bắt đầu nắm bắt được khái niệm về các con số và có thể đếm được tới ba. Một bé trai có thể để ý thấy rằng bộ phận sinh dục của mình thừa ra khỏi thân thể, không gắn liền vào người như bộ phận sinh dục của các bé gái mà cháu đã thấy.

Con bạn có thể hiểu được những giới từ như: “trong”, “trên”, “dưới”, “đằng sau” và “sau”. Vào khoảng tuổi lên ba, cháu có thể nói được những câu phức tạp hơn và vốn từ của cháu có thể gồm tới 200 – 300 từ. Điều này, đi cùng với trí tò mò ngày một gia tăng của trẻ, sẽ dẫn cháu tới việc không ngới đặt câu hỏi. Cháu có thể phân biệt được giữa “bây giờ” và “hồi đó” và cháu sẽ thường nhắc tới quá khứ. Cháu biết được giới tính của mình (biết mình là con trai hay con gái). Cháu sẽ trở nên hoà đồng hơn và thích chơi với các trẻ khác.

LÝ LUẬN

Khi lẫm chẫm biết đi, các bé đã có thể thoả mãn trí tò mò của mình, hấp thu được nhiều thông tin trong quá trình ấy, nhưng các bé chưa biết liên kết các sự vật với những điều trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, khi được ba tuổi các bé bắt đầu biết suy nghĩ về những kinh nghiệm của mình và học tập được từ đó. Thông tin được sàng lọc, so sánh với những kinh nghiệm khác để xem chúng có khớp nhau không, hoặc nếu chúng quá khác biệt nhau, thì lúc đó được xếp vào những hộc giống nhau hay khác nhau. Con bạn đang học lý luận.

Con bạn bắt đầu trù tính, và trở nên giàu óc sáng tạo và tưởng tượng hơn. Tất cả những thông tin mà cháu hấp thu được cho tới giờ trở nên khả dụng hơn để áp dụng cho một tình huống nhất định. Khả năng mới để suy nghĩ, tưởng tượng và sáng tạo này làm thay đổi nhận thức của con bạn về thế giới xung quanh rất nhiều.

Nhiều đồ vật quen thuộc trong nhà hay ngoài vườn không còn thu hút được sự quan tâm của cháu như trước kia nữa. Cháu cần những chân trời rộng mở hơn; cháu cần khám phá, đẩy lùi ranh giới kinh nghiệm và hiểu biết của mình xa hơn và xa hơn nữa. Con bạn trở nên chú ý hơn đến cách mọi vật hoạt động ra làm sao. Cháu muốn được giải thích và luôn luôn hỏi “tại sao?”

Một bước tiến quan trọng là trẻ đã bắt đầu ý thức được rằng thời gian không chỉ có ở hiện tại: có hôm nay, hôm qua và cả ngày mai. Trù tính cho tương lai là một trong những khía cạnh có tính quyết định nhấtcủa tri thức chúng ta và trong năm thứ ba này bạn sẽ nghe thấy con bạn nói những câu như “Con sẽ ăn thứ này sau” hay “Chúng ta có thể đi vào ngày mai”.

HÌNH THÀNH CÁC KHÁI NIỆM

Đây là một bước tiến quan trọng đối với cháu. Điều này bắt đầu hình thành trong khoảng thời gian giữa 18 tháng và tuổi lên hai, cháu bắt đầu phân loại các đồ vật như một hình thức trò chơi: cháu có thể xếp các khối gỗ xây nhà ra khỏi các đồ chơi khác, hoặc các thú vật khác nhau trong một khoảng sân trại đồ chơi. Bạn cũng sẽ để ý thấy rằng cháu bắt đầu biết phân biệt đồ vật theo đặc điểm riêng: chẳng hạn, cháu biết rằng trái banh đồ chơi của cháu và một trái táo giống nhau về hình dáng và chúng đều lăn được; chim sẻ và quạ giống nhau vì chúng đều có lông và bay được; rằng những thú vật sủa và có bốn chân là chó.

Vào một lúc nào đó trước ngày sinh nhật thứ ba của mình, em bé lẫm chẫm biết đi của bạn sẽ bắt đầu đặt tên cho những khái niệm đó - vật hình tròn, chim, chó. Cháu sẽ dùng những tên gọi này trong bất cứ tình huống nào miễn là nó thích hợp theo tư duy của cháu (biết sủa và có bốn chân là chó) – cho dù đó là chó đồ chơi, là con vật cưng nuôi trong nhà, con chó cháu nhìn thấy trên màn ảnh truyền hình hay con chó trong cuốn sách. Khi cháu đến tuổi lên ba cháu sẽ môt tả đồ vật theo một cách cho thấy rằng cháu cũng hiểu rõ sự khác biệt của chúng: “con chó nhà mình”, “con chó đồ chơi”.

CHƠI MÀ HỌC

Trẻ có thể học được rất nhiều điều trong khi chơi. Các trò chơi lắp ghép hình hay dựng tháp dạy cho trẻ cách sử dụng đôi tay như những công cụ và do đó làm cho đôi tay trẻtrở nên khéo léo hơn. Chơi với các trẻ khác dạy cho cháu cách hoà đồng, cháu sẽ hiểu thế nào là tình bạn, học cách ân cần và tỏ ra quan tâm đến người khác hơn.

Giao tiếp giúp cho trẻ ăn nói thêm lưu loát và thành thạo vì các trò chơi càng thú vị, càng giàu tưởng tượng bao nhiêu thì càng kích thích trí óc trẻ phát huy khả năng diễn giải. Chơi đùa cũng giúp trẻ phát triển cả về mặt thể chất. Nhảy dây, leo trèo, đánh đu…giúp trẻ hoàn thiện khả năng phối hợp các cơ bắp và kỹ năng thể chất. Khả năng nghe, nhìn và quan sát cũng trở nên tốt hơn nhiều.

CÁC KIỂU TRÒ CHƠI

Cả bé gái và bé trai đều thích chơi với búp bê, búp bê là “gia đình trong tưởng tượng” của các bé, với chúng các bé có thể tạo nên thế giới của riêng mình mà người lớn không thể can dự vào. Khi chơi với búp bê, con bạn cần nhận biết thêm về các xúc cảm của con người. Cháu sẽ học được cách cư xử dịu dàng, ân cần và che chở bao bọc cho búp bê khi đóng vai người mẹ: mặc quần áo, cho búp bê ăn, kể chuyện và ôm hôn khi cho búp bê đi ngủ. Bằng cách này bé đã lặp lại những việc xảy ra với mình và học cách liên hệ chúng với những người xung quanh. Ngay cả các bé trai hiếu động cũng có hành động che chở cho các con búp bê của mình. Một số trẻ có tính khí nóng nảy thì lại thường trút các cơn bực tức giận dỗi của mình lên cac con búp bê theo kiểu “giận cá chém thớt” mà nếu không thì chúng có thể đã tìm cách gây sự với trẻ khác.

Một khái niệm quan trọng trẻ cần nắm được là khái niệm phân loại – phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các đồ vật. Các con vật đồ chơi bằng nhựa dẻo có thể giúp cho con bạn làm quen dần với khái niệm này. Bé có thể tập phân loại con vật theo nhóm: nhóm hai chân, nhóm bốn chân, nhóm sống trên cạn, nhóm sống dưới nước…Bạn có thể giúp cháu bằng cách gợi ý cho cháu khi cháu sắp xếp.

Trẻ con đặc biệt thích chơi nghịch nước. Hãy tìm cho con bạn các chai, lọ bằng nhựa để cháu có thể tạo ra những tác động đa dạng trên mặt nước. Các bé cũng rất thích trò thổi bong bóng nước: hãy hoà một ít nước xà bông rửa chén vào ly nước và uốn cong một đầu cây ống mút thành vòng tròn, nhúng đầu đó vào ly nước và thổi sẽ tạo ra các bọt bong bóng nước.

Vẽ tranh khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Trẻ thích dùng ngón tay mình để vẽ và đôi khi chỉ với vài cái lược nhỏ, miếng bọt biển, trục chỉ hay lõi của vài cuộn giấy, tấm bìa cứng… các cháu có thể tạo ra những tác phẩm rất độc đáo và ngộ nghĩnh. Bạn hãy dùng các củ khoai tây để cắt tỉa thành hình ngôi sao và các hình khác và để cho cháu sáng tạo ra các hình dạng lạ mắt khác theo ý cháu. Những vỉ nhựa để đựng trứng, các khay làm đá cục có thể được dùng làm bảng trộn màu lý tưởng cho các nhà họa sĩ tương lai. Hãy mua cho con bạn những cây cọ với nét vẽ dày để cháu có thể thấy rõ ngay nét vẽ của mình khi sáng tác.

ĐỒ CHƠI VÀ TRÒ CHƠI

Cho tới khi lên hai, con bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để chơi với những đồ chơi mà cháu có thể sử dụng mà không lệ thuộc vào ai, đặc biệt là những trò bắt chước theo thế giới của người lớn. Chẳng hạn búp bê, nhà cửa, đồ chơi và xe hơi, sẽ cho cháu diễn xuất những cảnh cháu mục kích trong đời sống thực tế. Khi cháu lớn hơn lên, cháu sẽ đạt được những kỹ năng mới và thích thú khi thử nghiệm những kỹ năng này – xây dựng và phá huỷ, hoặc dựng nên rồi để qua một bên. Những vật dụng trọng nhà như thùng nhựa và ống bằng bìa cứng sẽ kích thích óc sáng tạo và trí tưởng tượng của cháu. Vẽ, vẽ màu, nặn hình bằng đất sét hay nhựa dẻo và ghép hình sẽ khuyến khích óc sáng tạo của trẻ.Một thời gian khá lâu trước khi chính thức biết viết hay biết vẽ, con bạn sẽ thích vé nguệch ngoạc và sử dụng màu, vậy bạn hãy mua cho cháu bút vì màu và thật nhiều giấy. Một hộp phấn màu và một tấm bảng đen và giá vẽ, dựng lên vừa tầm cháu sẽ giúp cháu sẽ giúp ích được vì cháu sẽ có thể vẽ rồi xoá tác phẩm của mình đi và bắt đầu trở lại.

Trẻ con thích tham gia vào những công việc thường ngày. Có thể cho cháu một cái tô nhỏ với một ít bột để nhào mỗi khi bạn nướng bánh. Cháu cũng có thể thích phụ giúp bạn làm vệ sinh nhà cửa, cho cháu dùng một cái hốt rác và cây chổi nhỏ mỗi khi bạn dọn dẹp.



(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý