Từ những khoảnh khắc ban đầu, em bé của bạn trông mông vào bạn như là trung tâm vũ trụ của mình, như là người chính yếu đem lại tình thương cũng như sự chăm sóc cho bé. Tuy nhiên, khi cháu lớn lên cùng với sự ý thức về bản thân và các kinh nghiệm sống phát triển, cháu sẽ bắt đầu sống tách rời bạn và mở rộng sự quan tâm chú ý của cháu tới người khác. Mặc dù bạn không thể kết bạn hộ cho con, ban có thể giới thiệu cháu với một vài bạn đầu tiên. Cháu sẽ sớm học được cách thích nghi kỹ năng của mình và phát huy những thói quen giao tiếp cùng với những trẻ trai và gái lớn hơn.
18 tháng – 2 tuổi
Vào tuổi này, bạn nên khuyến khích con bạn giao lưu với trẻ khác. Bạn nên mời những cháu nhỏ về nhà, tập cho cháu chơi những trò chơi cũng như những đồ chơi giúp cháu giao lưu dễ dàng. Bạn hãy kiên nhẫn dẫu cho phản ứng lúc đầu của cháu là tự cho mình là trung tâm, rồi cháu sẽ thay đổi cấch xử sự ích kỷ nếu thói đó bị chê bai và những thành tích giao tiếp của cháu được đề cao.
2-2 tuổi rưỡi
Khi cháu đang học cách chia sẻ với bạn, bạn hãy khuyến khích cháu chơi những trò chơi đòi hỏi phải chia cái gì đó cho ngưòi khác và tôn trọng các mong muốn của người khác. Kết quả là cháu có thể phát sinh ra những cảm tưởng ganh đua và cố áp đặt những ý muốn của mình lên kẻ khác. Bạn sẽ phải dùng đến kỷ luật một cách công bằng, tuy nhiên vẫn cần khuến khích và hỗ trợ mọi nỗ lực và thành quả của cháu, vì lẽ ở giai đoạn này viẹc tán thành quan trọng hơn cả.
2 tuổi rưỡi- 3 tuổi
Khi con bạn tiếp tục giao tiếp cháu sẽ trở nên ít lệ thuộc bạn hơn và thân thiện hơn đối với trẻ khác. Cháu sẽ bắt đầu tỏ ra rộng lượng và tỏ ra không ích kỷ khi chơi với người khác, và kết những tình bạn bền chặt với người lớn và trẻ con, bày tỏ dấu hiệu đồng cảm khi người khác co nỗi đau buồn. Bạn hãy luôn luôn khuyến khích tính thật thà và trung thực trong quan hêk vơpí người khác.
CÁI ĐÚNG VÀ CÁI SAI
Con bạn sẽ học được những khác biệt giữa cái đúng và cái sai chi khi chúng được nêu ra rõ ràng. Trong năm đầu tiên, bạn có thể giải thích tại sao những đồ vật nóng hay sắc bén là nguy hiểm bằng cách sử dụng âm thanh và hành động. Nếu con bạn hiểu được lý do bạn muốn cháu làm một việc nào đó, sẽ có nhiều khả năng là cháu sẵn lòng làm việc đó, vậy bạn nên cố gắng giải thích trước và sau đó mới hỏi ý kiến cháu. Tuy nhiên có những tình huống không thể nhân nhượng: khi con bạn không được an toàn và lúc đó có thể có những người ngoài xúi giục cháu làm sai, nói sai sự thực. Bạn phải rất kiên quyết về những điểm này, và cháu sẽ dần dần nhận thức về tinh thần trách nhiệm để khép mình vào khuôn phép khi lớn lên. Nhiều khi người ta cò thể nhầm lẫn tính đột phá với tính xác xược, tuy nhiên nhiều khi là do con bạn không bày tỏ đựơc điều gì khác hơn là một biểu hiện kháng cự lành mạnh với các quyền uy của người lớn, điều này có thể có lợi, nếu được định hướng một cách hợp lý.
Một đứa trẻ hư quá được nuông chiều sẽ xử sự theo cách tự cho mình là tâm điểm của sự chú ý(“cái rốn vũ trụ”), và thái độ này có thể là do đượcbảo bọc quá đáng, đối xử thiên vị, hoặc do cha mẹ quá kỳ vọng vào cháu. Cách trấn chỉnh tốt nhất là cho cháu đi cùng nhóm bạn chơi hay đến lớp mẫu giáo khi được 2 tuổi rưỡi – 3 tuổi để cháuquen hoà nhập với trẻ khác.
CHIA SẺ
Trẻ nhỏ vốn có tính ích kỷ và chỉ thường nghĩ tới người khác khi được dạy bảo về điều đó. Con bạn phải hiểu được rằng những đưa trẻ khác cũng có cùng suy nghĩ như cháu vậy trước khi cháu có khả năng nắm bắt được rằng nghĩ tời người khác quan trọng như thế nào, bạn chớ nên lo lắng nếu con bạn có vẻ chậm học được cách chia sẻ với ngươì khác. Điều này rất khó, tuy nhiên nếu bạn kiên trì, cháu sẽ đạt được thành công trong kỹ năng này.
GẶP GỠ NHỮNG TRẺ KHÁC
Cũng giống như các bài học cháu phải học qua trong suốt cuộc đời, khả năng kết bạn của con bạn có thể phát triển chậm, nên bạn hãy cho cháu làm quen dần với việc này. Bạn hãy mời những đứa trẻ cùng tuổi với cháu ở gần nhà tới nhà chơi, cho cháu làm quen từng trẻ một, với khung cảnh quen thuộc ở nhà cháu sẽ cảm thấy rất tự tin. Bạn hãy ở quanh quần đâu đó để giúp đỡ cháu, lỡ như cháu có cần tới. Sau đó cháu sẽ bắt thành đầu lập một nhóm bạn nhỏ, và với vị trí của bản thân cháu trong nhóm, cháu sẽ giành được sự tin cậy của nhóm, đây là một phương cách thiết yếu để học được những nguyên tắc cơ bản cho tình bạn sau này.
Tính nhút nhát là một bản tính hay gặp thấy ở nhiều đứa trẻ. Những kiểu cách xử sự nhút nhát bao gồm: không thích những trải nghiệm mới, ghét chỗ đông người, không thích nói chuyện với người lạ, và khó kết bạn.
Bạn chớ nên cho nhút nhát là một tính xấu của con bạn; nhiều cháu lớn rồi, trưởng thành rồi, mặc dù thích nghi tốt với môi trường sống vẫn tỏ ra rất là nhút nhát. Cách tốt nhất để đối phó với tính nhút nhát không phải là bằng cách chỉ trích hay ép buộc cháu thay đổi, mà bằng cách chuẩn bị tinh thần cho bất cứ tình huống khó khăn nào cháu có thể gặp.
Tính nhút nhát quá đáng không có nghĩa là con bạn bị chậm phát triển và bạn nên tránh trở nên quá bao bọc và quá lo âu. Trong đa số trường hợp, tất cả những gì cần đến là thời gian và sự kiên nhẫn.
NHỮNG CƠN NỔI CÁU
Những trẻ lẫm chẫm biết đi giữa tuổi lên hai và lên ba nhiều khi có những cơn nổi cáu như một phương tiện để giải toả cảm giác thất vọng khi không được điều mình muốn.
Điều này là rất bình thường vì lẽ con bạn sẽ không có đủ óc suy xét để kiểm soát được sức mạnh ý chí của mình hay kiểm soát được lời nói để diễn đạt ý của mình một cách rõ ràng, tuy nhiên khi sự hiểu biết và kinh nghiệm của cháu mở rộng ra, thì các cơn nổi cáu cũng giảm dần đi.
Những cảm giác như thất vọng, tức giận, ghen tị và bực tức có thể dẫn đến một cơn nổi cáu. Không được làm theo ý muốn cũng làm đâm cáu. Không có đủ sức mạnh hay không phối hợp được động tác để làm được điều mình muốn thì thất vọng; điều này thường dẫn tới cảnh con bạn lăn xuống sàn, giãy đành đạch và khóc thét lên.
Điều tốt nhất bạn có thể làm được là cứ bình tĩnh, vì bất cứ biểu hiện chú ý nào từ phía bạn sẽ chỉ khiến cho cơn nổi cáu kéo dài thêm. Trong trường hợp cháu nổi cáu lên ở nơi công cộng, không nên làm rùm beng gì cả, bạn hãy kéo cháu ra xa khỏi chỗ có nhiều người chú ý quá.
Ở nhà bạn có thể áp dụng một biện pháp hiệu quả nhưng đơn giản là rời khỏi căn phòng. Hãy giải thích cho con bạn là, dù bạn thương yêu cháu, bạn vẫn phải đi khỏi căn phòng, bởi vì bạn đang tức giận. Chớ bao giờ nhốt cháu vào một phòng khác vì như vậy sẽ làm cho cháu mất đi cơ hội đến bên bạn và nói lời xin lỗi.
LỚN LÊN GIỐNG MẸ
Vào tuổi lên ba, bé gái của bạný thức được điều cháu là con gái và sẽ lớn lên thành phụ nữ giống mẹ.
Điều này khiến cho cháu rất chú ý tới bạn là mẹ cháu. Cái nhìn của cháu về vai trò giới tính sẽ chịu ảnh hưởng bởi các quan điểm của bạn.
Nếu bạn:
Coi bạn như bình đẳng với bố cháu, thì con gái của bạn cũng sẽ coi điều này là chuyện bình thường.
Đối xử với những phụ nữ khác như bạn thân và bạn tâm tình, con gái bạn sẽ nhìn các mối quan hệ với phụ nữ trưởng thành theo cách đó.
Coi việc đi làm là cần thiết cho đời sống gia đình, con gái của bạn sẽ coi có nghề nghiệp là điều hợp với việc có gia đình.
(St)