Như các bà mẹ đều biết, các đòi hỏi về mặt thể chất, xúc cảm và giao lưu xã hội đối với cuộc sống của bạn có vẻ như nhân lên vô tận với sự có mặt của em bé . Nhứng đêm thức giấc, những ngày cuống cuồng với cong việc, đi kèm với áp lực tâm lý về việc phải chịu tránh nhiệm cho một con người hoàn toàn mới, cùng với những căng thẳng bất ngờ chồng chất lên một bà mẹ mới sinh con lần đầu.
Tổ chức cuộc sống có thể là chìa khoá cho sự tồn tại. Thai kỳ là thời gian lý tưởng để bạn ngồi lại và đánh giá tình hình trước khi bạn bị cuốn theo những niềm vui và cả những khó khăn của vai trò làm (cha) mẹ. Tuy nhiên, bất kể bạn đang ở giai đoạn nào, chẳng bao giờ là quá muộn để sắp xếp thời gian như vậy, bạn có thể dành thời gian cho riêng mình.
Khi bạn lên kế hoạch cho cuộc sống sau khi có em bé, hãy cố gắng chia mọi việc mà bạn dự tính thành 3 hay 4 lĩnh vực: liên quan đến em bé, đến công việc (nhà và / hoặc sở làm), đến chồng bạn và đến bạn
. Loại thứ 4 này hay bị coi thường, nhưng dường như là rất quan trọng. Nếu bạn không vui khoẻ thì em bé của bạn cũng sẽ chẳng sung sướng được. Có một vài việc bạn sẽ thấy là nên lo trước thì sẽ tốt hơn. Chẳng hạn như, nếu bạn là một bà mẹ đang có công ăn việc làm, bạn hãy ngỏ ý với giám đốc về vấn đề bạn sẽ đi làm lại và lúc nào thì sẽ đi làm lại? Bạn có cân nhắc việc sẽ đi làm lại nhưng ít giờ hơn chưa? Bạn có thể chia sẻ bớt công việc với người khác không?
Trong trường hợp bạn sẽ làm việc bán thời gian, liệu có ảnh hưởng gì đến quyền lợi lao động của bạn không? Đúng lý ra là không có ảh hưởng nào, nhưng bạn nên kiểm tra ngay từ bây giờ còn hơn là sau này mới phát hiện ra. Tất nhiên bạn sẽ chẳng muốn mình bị cắt lương khi ạn đã dự chi cho một phương án chăm sóc trẻ tốn kém.
Tạo một thói quen hang ngày Nhiều công việc bạn làm để chăm sóc em bé và những việc lặp đi lặp lại, và những công việc này sẽ dễ giải quyết hơn nhiều nếu bạn có thể vạch ra một thời dụng biểu. Công việc hàng ngày của bạnphải dựa trên nhu cầu của em bé, chứ không phải ngược lại, nên bạn sẽ chẳng thể nào nên kế hoạch ngay từ bây giờ được; em bé của bạn phải mất từ 3 đến 6 tuần hoặc hơn nữa cách thức ăn cũng như ngủ.
Hãy cẩn thận đừng lẫn lộn giữa việc tổ chức cuộc sống vớiviệc tổ chức với việc đặt ra khuôn phép cho cuộc sống. Bạn chẳng muốn cuọc sống của mình là bất di bất dịch, vì nhu cầu của một đứa trẻ có thể thay đổi từng ngày. Điều quan trọng là nề nếp thường ngày bạn tạo ra cho bản thân đừng làm cho bạn cảm thấy chán ngấy hoặc coi như không có.
Thời gian cho bản thân
Bnạ là vũ trụ của con bạn, nên tốt nhất là bạn đừng nên cáu kỉnh, gắt gỏng và mệt mỏi. Trong khi bạn dồn hết nỗ lực để đáp ứng các nhu cầu của em bé, bạn cũng phải quan tâm đến các nhu cầu của chính mình nữa.
Bnạ hãy dành ít nhất nửa giờ mỗi ngày cho riêng bản thân mình - bạn có thể muốn ngâm mình trong bồn tắm, đọc sách, xem truyền hình, viết thư, ngồi trầm tư, tập thể dục, nghe nhạc, cát sửa móng tay hay tự chăm sóc mặt. Trứoc khi em bé ra đời, dành ra nửa giờ cho chính mình có vẻ đơn giản, nhưng khi em bé ra đời rồi điều đó dưòng như khó có thể có được.
Nếu bạn muốn dành một khoảng không gian cho riêng mình, điều trước tiên bạn phải làm là học cách nhận những lời đề nghi giúp đỡ ân cần. Cónhiều bà mẹ cảm thấy mình là những kẻ vô tích sự nếu không tự mình đáp ưngd được cho những nhu cầu của con mình. Đây có thể là một nguyen nhân gây căng thẳng dẫn đến khủng hoảng ở bạn .Những mong muốn như thế của bà mẹ là thiếu thực tế, nên cuối cùng sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh hay thậm chí suy sụp sức khoẻ.
Xa rời con
Nếu bạn và chồng đã bàn cách cùng nhau chia sẻ khối lượng công việc mới rồi, giai đoạn kế tiếp là bàn vè cách các bạn có thể sắp xếp thời gian cho riêng mình. Một khi đã có em bé, bạn hãy cố sắp xếp cho người giữ trẻ ít nhất tới được một tháng một lần, hoặc tốt hơn , là một tuần một lần, sao cho công việc chăm sóc con đừng chiếm hết những giây phút riêng tư của bạn.
Bạn hãy nghiên cứu các khả năng có thể chia sẻ công việc với người giữ trẻ hay nếu bạn không làm việc toàn thời gian, thì xm thử bạn có thể sắp xếp một phương án “trao đổi giữ em cho nhau” với một bà mẹ khác không. Hỹa tìm hiểu về những khoá học hay những hoạt động cung cấp dịch vụ giữ trẻ. Đây là một phuơng cách lý tưởng để gặp gỡ bạ bè, để thoả chí một điều mình thích thú, quan tâm, hay để bồi dưỡng khả năng chuyên môn trong khi con bạn vẫn có người chăm sóc và giao lưu được với những trẻ khác cùng trang lứa.
Những khoảng thời gian sống xa con không phải là làm cho vai trò làm mẹ của bạn giảm bớt đi, mà thực tế, trong đa số trường hợp đièu đó lại có thể làm cho bạn trở thành một bà mẹ tốt hơn. Nếu lúc nào bạn cũng ở bên cạnh cháu, cháu sẽ phát sinh ra những điều trông chờ thiếu thực tế ở những mối quan hệ nói chung, và có khả năng trở nên đòi hỏi quá đáng với bạn bè cũng như với thầy cô.
Hơn thế nữa, cho dù con bạn cần có một mối quan hệ mật thiết và đằm thắm với bạn, hẳm là một điều sai lầm nếu bạn nghĩ rằng bất cứ giây phút nào trong ngày cháu cũng cần có bạn bên cạnh. Cháu sẽ giành được long tin tưởng và nhiều kĩ năng giao lưu đáng giá bằng cách tập tiếp xúc với người lớn và những đứa trẻ khác.
(St)