Bệnh hen (Suyễn)

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bệnh hen (Suyễn)

18/04/2015 10:40 AM
277
 

Bệnh hen là một bệnh mãn tính gây ảnh hưởng cho một trên muời đưa trẻ và một lúc nào đó trong thời ky thơ ấu. Số trẻ nhập viện vì bệnh hen đã tăng vọt lên ở trẻ nhỏ và tỷ lệ nhập viện đã tăng gấp đôi từ giữa các năm 1970.

Các triệu chứng của bệnh hen như h, thở khò khè và thở ngắt quãng là do khí quản bị thắt hẹp lại và nhiều nguyên nhân có thể là kích tố gây lên cơn suyễn. Độ nghiêm trọng của các giai đoạn lên cơn khác nhau rất nhiều. Có thể có một tiền sử gia đình bị bệnh hen hoặc các bệnh dị ứng như chàm (eczema) hoặc bệnh dị ứng do phấn hoa hay bụi. Căn bệnh này thường gặp ở con trai hơn là con gái và có thể khá hơn khi dứa trẻ lớn lên. Trên 50% trẻ em khỏi bệnh hen khi bước vào tuổi trưởng thành.

Các yếu tố nguy cơ Người ta không biết rõ các lý do dãn tới sự gia tăng các tỷ lệ mắc bệnh, mặc dù những yếu tố như cha, mẹ hút thuốc, môi trường ô nhiễm, các loại siêu vi, tình trạng thiếu cân lúc sinh, và việc lựa chọn cho bú bình thay vì bú mẹ có thể có ảnh hưởng. Hút thuốc là yếu tố duy nhất được chứng minh (làm tăng nguy cơ bị hen) đặc biệt néu bạn hút thuốc trong khi mang thai, và bạn hay chồng bạn hút thuốc khi cháu còn nhỏ. Con trai có khả năng bị hen gấp đôi con gái.

Một công trình nghiên cứu có giá trị đưa ra giả thiết về trẻ bị hen là do thiếu tiếp xúc với nhiều loại siêu vi và vi khuẩn đa dạng trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu, và do đó không có một hệ thống miễn dịch đủ mạnh, nên dễ mắc bệnh hen. Những đứa trẻ lớn lên ở nông thôn ít có khả năng bị hen hơn trẻ sống ở thành thị.

Mức ô nhiễm không khí gây ra bởi các nhà máy, xe có là nguyên nhân phát triển bệnh hen. Khói xe tăng lên 75% từ năm 1980, mặc dù tất cả loại xe mới đều có bộ chuyển đổi để giảm thiểu khói.

CÁCH CHUẨN ĐOÁN BỆNH

Nhiều trẻ nhỏ có thể có những giai đoạn bị thở khò khè, những điều này không có nghĩa là những trẻ đó bị mắc bệnh hen. Triệu chứng điển hình xuất hiện theo thời gian cho thấy một đứa trẻ có bị hen hay không. Có thể rất khó phát hiện ra bệnh hen ở những trẻ nhỏ vì ba lý do.Trước tiên, 1/3 trẻ em ít nhất đã bị những cơn thở khò khè trong 5 năm đầu. Đa số các trẻ em này sẽ không bao giờ bị khó thở như vậy nữa,nên chắc hẳn câc bác sĩ sẽ không dùng danh từ “hen” trong trường hợp này. Thứ 2, các bác sĩ dùng nhiều danh từ để mô tả bệnh hen, thí dụ như thở khò khè, viêm phế quản khò khè, ho bệnh phổi, hoặc cảm. Thứ 3, một thiết bị đo “dunmg tích hô hấp tối đa”, là dụng cụ bình thường dùng để đo xem chức năng phổi có tốt không, chỉ có thể sử dụng được với trẻ em trên 5 tuổi thôi.

Trước khi đi dến chẩn đoán, bác sĩ của bạn cần đợi xem kiểu cấc triệu chứng của con bạn phát triển la lám sao. từ kieut phát triển, chứ không phải từ những triệu chứng riêng lẻ, mới xác định được chính xác việc chuẩn đoán bệnh hen. Những kiểu phát triển triệu chứng điẻn hình như sau:

Có những cơn thở khò khè và ho lặp đi lặp lại thường đi với cảm lạnh.

Một chứng ho dai dẳng kéo dài từ vài tuần đến vài tháng có thể là triệu chứng duy nhất ở trẻ nhỏ.

Nhiều đêm mất ngủ vì những cơn thở khò khè hay ho.

Thở khò khè hay ho giữa các đợt bị cảm lạnh, đặc biệt là sau khi vận động hay hưng phấn hoặc là khi con bạn tiếp xúc với khói thuóc lá và các dị ứng nguyen như phấn hoa hoặc chất tiét của cac con trùng nhỏ trong bụi nhà (bụi mạt).

nhiều người cho rằng chứng thở khò khè là triệu chứng duy nhất của bệnh hen, song đối với trẻ nhỏ một chứng ho khan và ho do bị kích thích có thể là triệu chứng duy nhất. trẻ con khoẻ mạnh sẽ không ho dai dẳng.

Trẻ con dưới một tuổi có rất nhiều khả năng bị thở khò khè, là một triệu chứng do nhiễm siêu vi như cảm hay sổ mũi gây nên. Trên thực tế, siêu vi là một kích tố gần như phổ biến đối với trẻ nhỏ. Bú mẹ có thể giúp cải thiện sức đề kháng của đứa trẻ đối với siêu vi.

CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH

Nếu con bạn đúng là mắc bệnh hen, bạn sẽ nhận thấy rằng một số chất hay một số hoạt động sẽ luôn gây khởi phát cơn hen. Một khi bạn đã nhận dạng các yếu tố gây bệnh, bạn hãy giúp con bạn tránh chúng đi.

Khói thuốc Hãy giúp con bạn tránh khói thuốc lá vì khói thuốc đặc biệt đọc hại đối với những lá phổi đang phát triển và co thể gây khởi phát cơn hen. Khi có trẻ con trong phòng, bạn chớ nên hút thuốc và nên đề nghị những khách tới nhà chưi tránh hút thuốc.

Khí lạnh Bạn có thể nhận thấy là con bạn khởi đầu ho hay thở khò khè khi ra khỏi nhà. Tuy nhiên giữ con trong nhà để phòng tránh không phải là một giải pháp hay. Một liều thuốc cắt cơn ngay trước khi ra khỏi nhà có thể là tất cả những gì bạn cần pahỉ làm.

hoạt đong Trường hợp cười đùa bị kích động hay vận động gây nên bệnh hen ở con bạn, đó có thể là một dấu hiẹu bệnh hen không được kiểm soát một cách hợp lý. Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ của bạn vì trẻ con cần được tham gia vui chơi và cười đùa thoả thích. Có thể phòng tránh được các triệu chứng bệnh hen gây ra do hoạt động, nếu trước đó, cn bạn được cho uông một liều thuóc cắt cơn. Con bạn cần khởi động cho người ấm lên trước trước khi tham gia các trò chơi. Môn bơi lội là một hình thức tập luyên rất tốt cho những đứa trẻ mắc bệnh hen và bơi lội hiếm khi làm khởi phát cơn hen, trừ phi nước qua lạnh hay nồng độ Clor quá cao.

Các dị ứng nguyên Bạn hãy giảm thiểu cấc cơ hội để con bạn tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh là các dị ứng nghuyên như các con bọ, phấn hoa hay lông xúc vật. Không thể nào hoàn tiàn tránh được bụi băm, nhưng các biện pháp sau đây sẽ giúp ích đựoc bạn:

Tránh để cháu nằm các gối có nhồi lông gia cầm, lông tơ và các thảm đóng sát nền nhà; Nên bao nệm giường cho cháu bằng một tấm gia bọc nhưa; Nên làm sạch và hút bụi phòng con bạn một cách đều đặn.

TRỊ LIỆU

Bác sĩ của bạn có thể kê những toa thuốc giúp kiềm chế các triệu chứng của con bạn, tuy thuócc không thể chữa khỏi hẳn bệnh hen. Đa số các thuốc được sản xuất dưới dạng để xông (thuốc “hít”). Có hai loại thuốc: thuốc dự phòng, và thuốc cắt cơn. Trẻ con bao giờ cũng phải dùng máy xông thuốc của chúng với một thiết bị gọi là khoang trung gian, là bộ phận chuyển thuốc trực tiếp vào khí quản.

Thuốc cắt cơn:Khi cơn hen khởi phát, một thuốc cắt cơn (hay thuốc làm giãn phế quản), làm cho đứa trẻ dễ thở hơn bằng cách làm giãn nở các cơ nhỏ ở đoạn phế quản bị hẹp, giúp đường thở được mở rộng. Thuốc cũng có thể dùng nhiều lần trong ngày để ngăn không cho các triệu chứng phát triển. một đứa trẻ mặc dầu thỉnh thoảng mới lên cơn hen vẫn luôn cần phải có thuốc cắt cơn phòng bị sẵn.

Thuốc dự phòng: Con bạn sẽ phải dùng lại thuốc dự phòng, nếu cháu vẫn thường sử dụng thuốc cắt cơn hơn mọt lần mõi ngày. Những thuốc này không cho cơn hen khởi phát bằng cách làm giảm viên đường thở và làm cho phế quản bớt nhạy cảm với các yếu tố gây kích thích. Các thuốc dự phòng phải được sử dụng đều đặn, ngay cả khi con bạn mạnh khoẻ. Các thuốc này phải mất khoảng từ 7 đến 14 ngày kể từ khi bắt đầu dùng mới có hiệu quả. Một khi các triệu chứng được kiểm soát tốt, bác sĩ có thể giảm liều điều trị. Trong trường hợp cháu cần sử dụng cả hai loại thuốc, bạn nên dán nhãn rõ ràng vào các loại thuốc để khỏi nhầm lẫn.

Dụng cụ điều trị Người ta có thể cho trẻ dùng thuốc bằng nhiều cách khác nhau, tuỳ theo độ tuổi của cháu và tuỳ theo khả năng phối hợp nhịp thở của cháu với việc sử dụng dụng cụ xông thuốc. Sau đây là một bảng hướng dẫn tổng quát, tuy nhiên trẻ con có khả năng khác nhau vầ mặt sử dụng thành thạo các loại thiết bị:

Dưới 2 tuổi Thiết bị phun sương hay khoang trung gian

2-4 tuổi Thiết bị hút khí dung với khoang trung gian

5 – 8 tuổi Thiết bị xông thuốc bột

Trên 8 tuổi Thiết bị xông thuốc bột hay hút khí dung

Một số trẻ nhỏ cần đến một máy phun sương phát ra một làn sương mù thuốc có hạt rất nhỏ. Tuy nhiên đối với đa số trẻ em, các khoang trung gian là giải pháp tốt nhất. Đối với các đứa trẻ lớn hơn, bạn hãy biến khoang trung gian thành một món đồ chơi bằng cách dán các hình ảnh ngộ nghĩnh lên bộ phận này, hoặc chơi trò tập đếm bạn sẽ đếm lớn tiếng khi con bạn hít được 5 làn hơi vào từ khoangtrung gian. Có thể cần tới một máy chạy khí dung đối với những cơn hen nặng và trong trường hợp này những thuốc nhuộm tóc steroid thường được khuyên dung.

BẠN CÓ THỂ GIÚP CHÁU BẰNG CÁCH NÀO?

Mặc dù người ta chưa tìm được cách điều trị hữu hiệuđể chấm dứt hẳn bệnh hen, cách quản lý bệnh hen hiện nay có khả năng làm phiên giảm hiệu quả triệu chứng của bệnh và cho phép đứa trẻ sống một cuộc sống vẹn toàn và năng động. Thường xuyên đưa cháu đến khám bác sỹ và theo dõi sát con bạn là điều quan trọng.

Bác sỹ sẽ cùng bạn triển khai một kế hoạch chăm sóc bệnh hen của cháu và giải thích khi này thì dùng thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn, và cách xử trí khi triệu chứng của con bạn trở nặng. Kế hoạch này phải được ghi lại để bạn giữ ở nhà một bản. Một phần thiết yếu của bất cứ kế hoạch nào là cứ vài tháng lại cần có một buổi gặp gỡ với bác sỹ để rà soát lại tình hình. Bạn cần theo dõi sát các triệu chứng của con mình và hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng nào trong số dưới đây:

Thở khò khè và ho vào buổi sáng sớm.

Gia tăng triệu chứng sau khi vận động hay gắng sức.

Thức giấc ban đêm vì ho hay thở khò khè.

Gia tăng sử dụng thuốc giãn phế quản.

Kế hoạch xử trí cấp cứu bất cứ cơn hen nào cũng có thể đe doạ đến tính mạng trẻ nên bạn hãy có một kế hoạch xử trí cấp cứu - được sự đồng ý của bác sỹ, đối với những cơn hen nghiêm trọng.

Lúc bắt đầu lên cơn hưn, hãy cho con bạn liều thuốc cắt cơn quen thuộc. Hãy đợi chừng 10 phút và nếu không khá hơn thì hãy gọi xe cứu thương.

Lặp lại việc cho thuốc cho đến khi các triệu chứng hô hấp khá hơn hoặc cho đến khi xe cứu thường tới.

Hãy cho con bạn dùng viên Steroid nếu bác sỹ đã kê toa những đơn thuốc này.

Hãy để con bạn ở tư thế thân dựng lên (giúp cháu dễ thở)

Hãy điện thoại mời bác sỹ, gọi xe cấp cứu hoặc đưa con bạn tới bệnh viện gần nhà nhất.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bo me bi hen co the di truyen cho con kg
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý