Lập kế hoạch tài chính và chi tiêu hợp lý cho ngày Tết nguyên đán
Với ngày tết sẽ có rất nhiều khoản cần chi, việc chuẩn bị và lập kế hoạch tài chính hợp lý sẽ giúp bạn không bị đuối sức sau khi nghỉ dịp Tết xong.
Kế hoạch tài chính là gì?
Một kế hoạch tài chính, đơn giản là một danh sách những điều bạn muốn đạt được vào một thời điểm trong tương lai. Danh sách của bạn nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Mua sắm tết 2013
Danh sách cũng nên liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt các mục tiêu này. Có nhiều chương trình phần mềm có thể giúp bạn tự mình phát triển một kế hoạch tài chính. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, bạn cũng có thể chọn cách thuê một người lập kế hoạch tài chính.
Một kế hoạch nên được thiết kế theo các nhu cầu cá nhân của bạn. Chẳng hạn như, nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn có thể sẽ cần một kế hoạch toàn diện hơn bao gồm tất cả các khía cạnh tài chính của bạn.
Cần thống kê tài chính cá nhân
Đây là việc rất quan trọng để biết bạn đang có những gì trong tay. Bạn hãy liệt kê toàn bộ tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản bạn đang đầu tư, tiền lương cùng tất cả các khoản thu nhập khác (thưởng, hoa hồng…). Ngoài việc thống kê toàn bộ nguồn tài chính bạn đang có, bạn cần phải thống kê cả các khoản nợ đang phải gánh.
Rà soát lại tài chính, lên kế hoạch mua sắm Tết sớm cũng là bí quyết giúp bạn đỡ mệt nhọc và tiết kiệm được khá nhiều.
Lên danh sách những việc dự định chi tiêu
Hãy liệt kê những khoản mục mà bạn dự định chi tiêu trong năm 2013 này với những khoảng thời gian và chi phí cụ thể (bao gồm những chi phí cố định và chi phí phát sinh)
- Chi phí cố định bao gồm các hóa đơn như: tiền điện, nước, ga, điện thoại, thuê nhà…
- Chi phí phát sinh như: đi du lịch thì phải là đi đâu, với khoản chi phí tối đa bao nhiêu, thời gian nào? Mua xe, đổi điện thoại…
Cân đối thu nhập và các khoản chi tiêu
Tốt nhất bạn nên lập trên bảng Exel do mình tự xây dựng. Việc tự cân đối này giúp bạn sẽ điều chỉnh cho phù hợp với 3 ống heo: sinh hoạt, đầu tư, từ thiện với các mục đích khác nhau. Nếu như việc thu nhập đầu vào của bạn nhỏ hơn chi phí đầu ra, bạn phải điều chỉnh để hợp lý. Nếu không, bạn phải lên kế hoạch để tăng nguồn thu nhập cho phù hợp.
Lời khuyên cho bạn
- Quan niệm về cách dùng tiền của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, mỗi người nên tôn trọng thói quen sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền bạc của nhau, để mỗi người có một cuộc sống tốt và thoải mái nhất với chính bản thân mình.
- Tập trung tiền bạc tản mát để quản lý đầu tư, thu lợi nhiều hơn.
- Tăng cường tiết kiệm, tích lũy dần. Trừ đi những chi phí sinh hoạt hàng ngày, trích một phần lương để gửi tiết kiệm ngân hàng. Khoản tiền này có thể dùng để mua trái phiếu hoặc bảo hiểm nhân thọ…
- Nắm rõ tình hình tài chính. Có một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu trong các giai đoạn, như vậy việc quản lý tài chính sẽ hợp lý hơn.
- Sớm chuẩn bị kế hoạch tương lai cho gia đình, đối với những việc như nuôi dưỡng – giáo dục con cái, mua sắm nhà cửa, những tài sản lớn… cần nghĩ thấu đáo.
- Tự giác bảo vệ “thể chế tài chính” của mình.
“Ngó” kế hoạch tiêu Tết 15 triệu của một phụ nữ trẻ
Kế hoạch chi tiêu Tết 15 triệu
Đang sống cùng bố mẹ chồng tại Hà Nội, khi hỏi về kế hoạch chi tiêu cho mấy ngày Tết Nguyên Đán 2013, chị Phạm Thu Hà, 27 tuổi (số 5 ngách 15 ngõ 35 Phố An Dương-Tây Hồ - HN) chia sẻ: “Nhà mình may mắn là cả nhà nội và ngoại đều ở đây nên tiêu Tết dự tính khoảng 15 triệu là ổn. Chứ Tết xa quê chỉ riêng tiền đi lại đã oằn người. May mình lấy chồng gần nhà không thì cũng đau đầu xem nghĩ ăn Tết như thế nào, ở đâu”.
Năm ngoái, vì là dâu mới (Hà cưới trước Tết Nguyên Đán) nên 2 vợ chồng Hà chi tiêu Tết và quà cáp cho 2 bên nội ngoại đã mất khoảng 20 triệu. Trong đó:
- Tiền trước Tết đưa bố mẹ 2 bên chuẩn bị đồ thắp hương, đồ về quê: 4 triệu
- Mua giỏ quà Tết cho bố mẹ và họ hàng 2 bên (vì là dâu mới nên phải đi chào hỏi, ra mắt họ hàng nhiều): 6 triệu
- Tiền mua sắm thực phẩm, bánh kẹo, hoa, quất, đào và vật dụng trang trí nhà cửa: 3 triệu
- Tiền mừng tuổi bố mẹ đầu năm (bố mẹ chồng và mẹ đẻ): 5 triệu.
- Tiền mừng tuổi trẻ con trong nhà và họ hàng: 2 triệu
Chị Phạm Thu Hà, 27 tuổi
Năm trước, cặp vợ chồng trẻ này chi tiêu Tết tốn kém là thế. Nhưng năm nay, kinh tế khó khăn và vì 2 vợ chồng Hà đã có con nhỏ 4,5 tháng tuổi, nên người phụ nữ trẻ này cũng đang dự định tính toán lại chi tiêu Tết này sao cho hợp lý và tiết kiệm nhất.
Hiện tại, Hà đang lên kế hoạch chi tiêu Tết 2013 với số tiền kém hơn năm trước khoảng 5 triệu. Điều này có nghĩa, vợ chồng Hà đang lên kế hoạch chi tiêu làm sao cho gói trọn khoảng 15 triệu.
“Năm nay, 2 vợ chồng có con nhỏ rồi nên hàng ngày các khoản chi tiêu tốn kém hơn hẳn. Vì thế, mình đang dự định cắt giảm khoản quà cáp biếu họ hàng và cô dì chú bác như năm ngoái. Mình dự định chỉ mừng tuổi cho người già và trẻ con (họ hàng gần) thôi” - Thu Hà nói.
Được biết, kế hoạch chi tiêu Tết này của vợ chồng Hà được gói gọn ở con số 15 triệu với những khoản đã được lên danh sách cụ thể sau:
- Tiền mua giỏ quà Tết cho 2 bên nội ngoại: 4 triệu
- Tiền mừng tuổi: 4 triệu (2 triệu lì xì cho trẻ con, 2 triệu cho người lớn)
- Tiền gửi trước Tết để ông bà mua thực phẩm: 4 triệu (nhà cửa năm nay không phải sửa sang gì nên cũng đỡ)
- Tiền 2 vợ chồng mua sắm thêm linh tinh: khoảng 3 triệu.
Hà cũng nói thêm:
“Trên đây chỉ là các khoản chính mình đã lên danh sách. Nhưng mình cũng sẽ cố chỉ chi tiêu trong khoản này, hạn chế đến mức tối đa các khoản phát sinh. Nếu không có ý thức chi tiêu tiết kiệm, tiền tiêu Tết sẽ như chim bay ra khỏi ví nhanh đến chóng mặt".
Với bà mẹ 1 con này, chi tiêu Tết 15 triệu đồng như nhà chị cũng ổn
Mẹo chi tiêu tiết kiệm Tết này của Hà
Để chi tiêu Tết trong số tiền khoảng 15 triệu đồng, ngay từ bây giờ Hà cũng phải đau đầu nghĩ cách chi tiêu sao cho tiết kiệm và hợp lý nhất.
Thu Hà tâm sự: “Chi tiêu Tết như thế nào phụ thuộc vào thu nhập của mỗi nhà. Nếu vợ chồng làm ăn tốt thì quà cáp biếu ông bà nhiều. Nhưng mình thấy, tiêu Tết tầm 15 triệu như nhà mình cũng ổn. Tuy nhiên, tiêu Tết phải lên kế hoạch trước nếu không tiền sẽ như bị mất cắp khi đi mua sắm”.
Để chi tiêu Tết chỉ gói trọn trong khoản tổng thu nhập 1 tháng của 2 vợ chồng (thu nhập mỗi tháng của 2 vợ chồng Hà khoảng 15 triệu), Hà dự định sẽ áp dụng mẹo chi tiêu sau:
- Trước Tết chừng 1-2 tháng, 2 vợ chồng phải bàn tính, thống nhất xem chi tiêu Tết bao nhiêu và như thế nào cho hợp lí. Khi đã thống nhất được thì áp dụng nguyên tắc: chỉ tiêu trong khoản cho phép.
- Lên danh sách cụ thể cho việc mua sắm và chi tiêu Tết. Nhất thiết không đi siêu thị mua sắm linh tinh, cứ nhìn thích mắt lại bê về sẽ đội tiền tiêu Tết lên 1 khoản lớn. Khi đã mua đủ, nếu để ra được đồng nào cất đi thì càng tốt.
- Nếu kiếm được nhiều tiền trong năm thì biếu hay mừng tuổi bố mẹ nhiều. Còn nếu không có thì chỉ lì xì tượng trưng cũng được, gọi là may mắn đầu năm. Tết nhất chỉ cần nghĩ đến bố mẹ là ông bà đã vui rồi.
Hoặc nếu gia đình đông anh chị em mà túi tiền không dư dả thì cũng chỉ nên ưu tiên biếu bố mẹ 2 bên thôi. Nếu dư dả thì mới quà cáp cho anh chị em.
- Chỉ mua sắm những thực phẩm bắt buộc phải mua. Với những thực phẩm tự làm được thì cố gắng tự làm để tiết kiệm một khoản sắm Tết, vừa đảm bảo vệ sinh.
Chẳng hạn như có thể tự làm rượu dừa đãi khách, tự làm giá đỗ, tự làm hành muối, dưa chua, gói bánh trưng, giò thủ hay các loại bánh ngọt. Với những thực phẩm khác nên đặt trước từ bây giờ để mua được thực phẩm ngon, lại không bị lên giá như khi mua sắm những ngày cận Tết.
- Chị em nên hạn chế shopping mua quần áo, mỹ phẩm... ngày Tết vì vừa đắt đỏ vừa tốn kém.
(St)
Sơn móng tay ngày tết cực đẹp
Trang trí phòng khách ngày Tết
Giảm cân lành mạnh ngày Tết
Ẩm thực ngày Tết miền Nam những món ăn không thể bỏ
Ẩm thực ngày Tết Việt Nam hiện đại mà vẫn đậm đà bản sắc
Phong tục tập quán trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc