Những triệu chứng như đi tiểu đau gắt hay đi tiểu ra máu có thể là do một tình trạng nhiễm trùng bọng đái (bàng quang),một rối loạn chức năng thận hoặc hiếm gặp là do chấn thương. Việc chẩn đoán đúng là điều quan trọng trong tất cả những chứng bệnh về đường tiểu để chúng không trở thành kinh niên. Trường hợp cấp cứu bộ phận sinh dục thông thường nhất là chứng xoắn tinh hoàn.
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU
Đường tiểu gồm có thận, là nơi nước tiểu được sản xuất ra từ nước và chất thải; các niệu quản, dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang; bàng quang, tích chứa nước tiểu; và niệu đạo dẫn nước tiểu ra khỏi bàng quang. Niệu đạo ở người nữngắn hơn niệu đạo của người nam nhiều, nên các vi khuẩn khi thâm nhập vào niệu đạo người nữ có một khoảng cách ngắn hơn nhiều để đi tới bàng quang, càng làm tăng khả năng bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng đường tiểu là vệ sinh kém. Kiểu nhiễm trùng chính là viêm bàng quang, mặc dù chỉ thấy ở con gái. Khuynh hướng bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể là do một tình trạng khác thường về giải phẫu đường tiểu, mặc dù điều này khá là hiếm gặp.
Triêu chứng
Thường xuyên mót tiểu là triệu chứng nổi bật nhấttrong một bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Trẻ có thể kêu có cảm giác đi tiểu rát hay buốt lúc đầu và lúc cuối dòng nước tiểu. Hiện tượng này là do cơ bắp bàng quang co thắt trên một lớp niêm mạc lót bị viêm tấy. trẻ cũng có thể đi tiểu ngoài ý muốn và khởi sự đái dầm trở lại vào ban đêm. Đau ở bụng dưới và sau lưng là điều thường gặp. Đau lưng nghiêm trọng, sốt và ớn lạnh, bỏ ăn, và nhức đầu có nghĩa là trẻ bị nhiễm trùng thận và sẽ rất mệt. Đi tiểu ra máu là dấu hiệu trẻ bị một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hay thận bị tổn thương.
Cách chữa trị
Mọi bệnh nhiễm trùng đường tiểu đòi hỏi cần phải có bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nước tiểu để xác nhận có hiện diện vi khuẩn và tìm thuốc kháng sinh thích hợp nhất để chữa trị cho căn bệnh. Một bệnh nhiễm trùng bàng quang có thể lan ngược lên tới thận, nhưng nếu tìm cách chữa trị sớm, thì điều đó sẽ không xảy ra.
Trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu cần phải được giới thiệu tới một bác sỹ nhi để xác định bênh. Bác sỹ nhi sẽ tìm xem có dị tật nào về mặt giải phẫu không và cũng kiểm tra xem trẻ có bị tổn thương thận không.
Hãy cho trẻ uống thật nhiều nước để giữ cho bàng quang được rửa sạch. Hãy khuyến khích trẻ thường xuyên đi tiểu càng tốt. Thuốc paracetamol nước và một chai nước nóng bọc kín chườm lên bụng dưới có thể giúp cho cháu giảm đau.
Hãy chỉ cho bé gái cách chùi từ đằng trước ra phía sau, sau khi đi cầu. Trong thời gian trẻ bị một cơn đau, việc rửa ráy phải hết sức nhẹ nhàng vì niệu đạo trẻ sẽ rất nhạy cảm.
VIÊM QUY ĐẦU
Đây là một tình trạng viêm tấy bao quy đầu và đầu dương vật do bị nhiễm vi khuẩn. Bao quy đầu gần như bao giờ cũng bó sát. Những tác nhân như bột giặt có thể làm cho da bị rát và sưng hơn.
Triệu chứng Quy đầu và bao quy đầu bị đỏ, sưng và rất đau khi đụng tới và bạn cóthể đẻ ý tới có mủ chảy ra từ lỗ tiểu. Trẻ sẽ không để cho bạn tuốt bao quy đầu xuống và cháu sẽ bị đau khi đi tiểu.
Cách chữa trị Luôn luôn cần đưa đi bác sỹ, nếu không thì trẻ sẽ sinh ra hẹp bao quy đầu, bao sẽ trở lên hẹp quá để có thể tuốt xuống được. Bác sỹ sẽ cho một loại kem thoa có kháng sinh và có thể đề nghị cho cắt bao quy đầu nếu bao quy đầu hẹp hoặc nếu nó không giãn rộng ra khi trẻ lên 6.
Những việc bạn có thể làm được gồm có: thay tã lót thường xuyên. Giữ sạch quy đầu, bôi kem sát trùng vào bất cứ chỗ nào đau và thoa kem bảo vệ cho từng khu vực bộ phận sinh dục. Hãy luôn luôn bảo đảm là quần áo trẻ được xả kỹ lưỡng để loại đi hết không còn chút vết thuốc tẩy nào.
TINH HOÀN ẨN
Trước khi một bé trai sinh ra đời, tinh hoàn của bé phát triển bên trong ổ bụng và rời xuống bìu dái( túi treo bên dưới dương vật) không bao lâu trước khi sinh. Thỉnh thoảng, một trong hai tinh hoàn không xuống. Các tinh hoàn cần nằm trong bộ phận treo bên ngoài cơ thể, ở ngoài nhiệt độ thấp hơn, để cho việc sản xuất tinh trùng diễn ra có hiệu quả; một tinh hoàn mà ở nhiệt độ cơ thể sẽ không thể nào sản xuất được tinh trùng. Ngay trong trường hợp chỉ có một tinh hoàn không rời xuống, việc chữa trị cũng nên được tiến hành để đạt tới là khả năng sinh sản tốt nhất về sau này, bởi có gia tăng nguy cơ ác tính trong một tinh hoàn ẩn, và cũng nhằm mục đích thẩm mỹ nữa.
Tinh hoàn co rút, thụt vào trong ổ bụng khi đáp ứng lại khí lạnh hay xúc giác. Hiện tượng này bình thường ở trẻ nhỏ và có thể vẫn như vậy khi trưởng thành. Điều này không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản.
Triệu chứng Một hay cả hai tinh hoàn đều không có trong bìu dái. Chứng bệnh này vềmặt khác chẳng có triệu chứng gì, và chẳng gây điều gì khó chịu cho trẻ.
Cách chữa trị Tinh hoàn thường di chuyển xuống trong năm đầu. Nếu tinh hoàn không di chuyển xuống, khi trẻ lớn hơn có thể làm phẫu thuật để sửa lại, thường từ một đến hai tuổi.
XOẮN TINH HOÀN
Nếu một tinh hoàn bị xoắn ở phần cuống, nguồn máu cung cấp có thể bị gián đoạn và tinh hoàn sẽ trở lên đỏ, sưng và rất đau. Nếu cứ để như vậy không chữa trị, tinh hoàn sẽ bị tổn thương không đảo ngược lại được nên phải đưa đi cho bác sỹ chữa trị ngay.
Triệu chứng
Triệu chứng đầu tiên là đau dữ dội. Rồi sau đó, tinh hoàn sưng lên và rất nhạy cảm. Trẻ có thể cảm thấy buồn nôn và có thể bị nôn mửa. Bìu dái trở lên đỏ, đỏ tía và sau đó thì tím xanh.
Cách chữa trị
Tinh hoàn phải được chỉnh lại bằng phẫu thuật càng sớm càng tốt để khôi phục lại tuần hoàn. Thỉnh thoảng tinh hoàn bị xoắn cũng tự xoay ngược lại, nhưng bạn không nên chờ đợi hiện tượng đó tự xảy tới mà cần điều trị ngay cho trẻ.
NƯỚC TIỂU CÓ MÁU
Tên y khoa cho chứng đái ra máu huyết niệu( haema- turia). Chứng này cóthể chỉ là một vệt máu hay một lượng máu đủ để nhuốm nước tiểu thành một màu đỏ sậm. Nguyên nhân có thể là ở bất cứ bộ phận nào của hệ thống nước tiểu, từ thận cho tới niệu đạo bị viêm. Viêm bàng quang và viêm niệu đạo là hai nguyên nhân thường gặp. Viêm thận ít gặp hơn nhưng nghiêm trọng hơnnhiều.
Nếu bạn để ý thấy có chút máu nào trong nước tiểu của trẻ, bạn phải đưa cháu đi bác sỹ ngay. Mặc dù những trường hợp nhiễm trùng như viêm bàng quang không nghiêm trọng, chúng gây nhiều bực dọc nhưng điều quan trọng là phải ngăn chặn ngay, không để vi khuẩn lan từ bàng quang lên tới thận.
Triệu chứng
Chảy máu nhẹ có thể không trông thấy và chỉ có thể phát hiện khi xét nghiêm nước tiểu dưới kính hiểnvi, hoặc khi được nhúng vào nước tiểu một que chuẩn đoán đặc biệt. Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu có thể xuất hiện hoặc có khi bác sĩ phát hiện ra trẻ có thể bị một bệnh nhiễm trùng thận hay nhiễm trùng quản cầu thận (glomeru-lonephritis).
Cách chữa trị
Vì tiểu ra máu chỉ là triệu chứng của những thử nghiệm đặc biệt để xác định nguyên nhân chính tìm ra cách chữa trị thích hợp. Nước tiểu phải đước đi xem có nhiễm trùng không, và chụp hình X-quang hệ thống đường tiểu để phát hiệnxem có bị dị tật nào không.
(St)