Tự chế biến thức ăn cho cá cảnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tự chế biến thức ăn cho cá cảnh

19/04/2015 01:56 PM
1,063
Thức ăn cho cá cảnh gồm những loại nào? Gợi ý cách tự làm thức ăn cho cá cảnh đúng kiểu và tốt nhất


THỨC ĂN CHO CÁ CẢNH


Trước khi chọn nuôi giống cá cảnh nào, gần như ai cũng có chung thắc mắc lớn là không hiểu giống cá này cần ăn thức ăn loại nào để sống! Và chỉ khi được người bán cá giải thích thỏa đáng thì họ mới dám bỏ tiền ra mua con cá này về nuôi.

Do vậy chỉ nên nuôi những giống cá cảnh mà điều kiện cung cấp thức ăn cho nó nằm trong khả năng của chúng ta, tức là thức ăn phải dễ tìm, có thể bán ở ngoài hoặc ta có thể tự tìm lấy bằng cách vớt (cung quăng, hồng trần, thuỷ trần ), đào (trùn chỉ) hoặc chế biến (thức ăn khô), như vậy việc nuôi mới có hiệu quả và không quá tốn kém. Đó cũng là lý do khiến cho một số cá rất đẹp nhưng chỉ có thể nuôi bên Tây bên Tàu mà ở Việt Nam không ai đụng tới được do thức ăn dành cho nó quá khan hiếm, cần chú ý điểm này.

Một điều may mắn là khi sống ở môi trường thiên nhiên, đa số cá đều có thói quen ăn tạp nhờ đó mà chúng mới sinh tồn được. Các bạn thử nghĩ xem trong thiên nhiên làm gì có đủ cung quăng hay trùn chỉ, ruột bánh mì để nuôi sống chúng chứ. Điển hình như một con chim sâu, khác hẳn con chim được nuôi trong lồng được cho ăn uống no đủ, nó phải tự tìm lấy thức ăn, cặm cụi lùng sục từng chiếc lá một để tìm một con sâu nhỏ lót dạ, suốt cả ngày chưa chắc đã tìm đủ mồi để no bụng, nó chỉ hơn chú chim nuôi trong lồng là sự tự do và khoảng không để bay lượn thôi và phải lo cái ăn, lo bảo vệ mình trước mọi nguy cơ đuổi bắt, kẻ thù,.v.v.. Con cá cũng vậy, thức ăn tuy nhiều nhưng số cái lại đông nên nếu không tập ăn tạp cho quen thì mồi đâu đủ để mà sống?

Cá nuôi trong chai thủy tinh, trong Bể cá cảnh vẫn sống tốt với nguồn thức ăn mà ta có khả năng cung cấp cho chúng. Có thể thời gian đầu cá sẽ không quen với thức ăn mới do chưa hợp khẩu vị và ăn ít lại, sau đó sẽ quen dần. Tuy nhiên nếu thức ăn dành cho chúng không thích hợp thì cần thay đổi kịp thời để cá khỏi bị mất sức và bị bệnh tật tấn công.

1.Các loại thức ăn trong thiên nhiên:

Trong đời sống hoang dã, cá chỉ sống với thức ăn có sẵn trong môi trường sống của chúng. Thức ăn trong thiên nhiên thì nhiều loại, nhưng nhiều hay ít là tùy vùng và cũng tùy thuộc vào mật độ sinh sống của cá nữa. Mỗi một giống cá thường thích khẩu với một vài loại thức ăn nào đó và khi đói nó sẽ đi tìm thức ăn ấy để ăn. Có hai loại thức ăn là thức ăn thực vật và thức ăn động vật.

a) Thức ăn thực vật

Tại các ao hồ, sông suối, cá ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm ... Lọai thức ăn thực vật này có giống ăn nhiều, có giống ăn ít, nhưng chắc chắn cá nào cũng biết ăn. Nuôi trong hồ ta nên cung cấp thức ăn này cho cá như xà lách, rau muống, ...

B) Thức ăn động vật

Đây là thức ăn chính của hầu hết giống cá cảnh . Thức ăn động vật lúc nào cũng có sẵn trong môi trường sống thiên nhiên của cá, có loại bé tí như hồng trần, thuỷ trần , bọ gậy, có loại to lớn như giun đất, tôm tép,cua đồng.
+ Hồng trần, thuỷ trần (trứng nước): là loài sinh vật rất nhỏ sống ở nơi ao tù nước đọng bẩn thỉu. Chúng có khả năng sinh sản nhanh nên những những ao hồ có hồng trần, thuỷ trần luôn dày đặc những mảng màu đỏ. Dùng loại vợt làm bằng vải nylon để vớt hồng trần, thuỷ trần vào sáng sớm. Khi với hồng trần, thuỷ trần về cần phải ngâm trong thau nước sạch khoảng vài giờ cho lắng hết những chất dơ, sau đó vớt ra cho vào một thau nước sạch lần nữa rồi mới vớt cho cá ăn. Nhiều người kỹ tính không bao giờ cho cá cảnh ăn hồng trần, thuỷ trần vì cho rằng môi trường sinh sống của hồng trần, thuỷ trần quá ư dơ bẩn. Một số người kinh doanh cá cảnh còn tự nuôi lấy hồng trần, thuỷ trần cho cá ăn.
+ Cung quăng (bọ gậy): là ấu trùng của muỗi, sinh sôi nảy nở nhiều ở các thùng, bìnhchứa nước hoặc ở các ao hồ mương rãnh. Bọ gậy cũng như hồng trần, thuỷ trần thích tụ tập nổi lên từng đám dày đặc trên mặt nước yên tĩnh. Muốn vớt phải dùng vợt làm bằng vải mùng và nhanh tay vớt phần mặt, nếu không chúng thấy động là biến ngay cả lũ xuống đáy nước. Bọ gậy sau khi vớt về cũng cần xả nước sạch bằng cách ngâm trong thau nước rồi mới vớt lên cho cá ăn.
Cách nuôi bọ gậy: theo kinh nghiệm của tôi, bạn chọn một cái lu hoặc khạp rộng miệng một tí có dung tích khoảng 100 lít trở lên là được, đổ đầy khoảng 2/3 nước so với dung tích của vật chứa. Cho vào đó vài xác mía (có thể hỏi xin những xe bán nước mía), một ít lá cây, cùi bắp,.. nhưng không thể thiếu xác mía vì muỗi thích đẻ nơi dịu ngọt như vậy. Sau cùng là đậy hờ miệng bình/ lu lại, chỉ khoảng 24 giờ đồng hồ sau là muỗi sẽ tìm đến và đẻ trứng trong vật chứa, là những trứng cực nhỏ như hạt mùn, màu đen xám và dính lại thành từng cụm như hạt gạo. Sau hai ngày trứng nở và bạn chỉ cần chờ đúng tuần là có thể vớt ra, xả nước sạch và cho cá ăn được rồi, không nên để lâu hơn nữa vì ấu trùng bọ gậy sẽ thành muỗi.
+ Giun chỉ: Giun chỉ là loại trùn có thân mình nhỏ như sợi chỉ và ngắn độ ba bốn phân, màu đỏ như màu trùn huyết nên nó còn có tên là trùn đỏ. Giun chỉ sống thành từng "núi" tại những nơi có dòng chảy mạnh như cống hoặc đáy sông và cả những nơi ao tù nước đọng. Giun chỉăn những chất hữu cơ thối rữa tản mạn trong lớp bùn đất như các loại xác chết động vật,.v.v... nên chúng cũng dơ bẩn không kém hồng trần, thuỷ trần , tuy nhiên loại thức ăn này có nhiều chất đạm nên hầu hết giống cá cảnh đều thích ăn. Nên cho cá ăn trùng vào buổi sáng chứ không nên cho ăn vào buổi chiều, và cho ăn với số lượng vừa phải, nếu quá dư thừa sẽ làm bẩn nước gây độc hại cho cá.
+ Rận nước: rận nước là loại sinh vật nhỏ có thân mình màu xám sống nơi ao tù nước đọng, cá cảnh rất thích ăn.
+ Giun đất: Giun đất là thức ăn khoái khẩu của tất cả giống cá cảnh. Giun đất là loài nhuyễn thể, mình có nhiều đốt, kỵ ánh sáng nên chúng đào hang sống dưới đất, sinh sôi nảy nở nhanh. Giun đất ăn đất và các thức ăn hữu cơ vương vãi trong đất, chất thải của Giun đất là những viên nhỏ như hột cát đùn lên miệng hang, cứ dựa vào biểu hiện này mà tìm bắt trùn đất. Nói chung là Giun đất sống ở những nơi đất đai ẩm thấp, màu mỡ và cũng rất dễ tìm.
Mở rộng: Muốn nuôi trùng theo lối thủ công, tức là nuôi số ít cũng khá đơn giản. Các bạn chỉ cần đóng thùng gỗ hoặc dùng xô hay can nhựa (khóet bỏ nắp) có dung tích chừng vài chục cm, chiều cao khoảng năm sáu mươi cm hoặc "sang" hơn thì xây hẳn hồ xi măng để nuôi và nên để nơi mát mẻ. Đổ vào trong nơi chứa trùn một hỗn hợp gồm nhiều phân chuồng đã hoai mục, phân rác, một ít đất mùn trộn lẫn với nhau, đây là thức ăn của trùn. Hỗn hợp đất này được đổ khoảng 60% nơi chứa, sau cùng là thả vào khoảng 8-10 con trùn giống. Trùn giống sẽ đào hang và lẩn vào đất tránh ánh sáng. Mỗi ngày bạn chỉ cần rưới sơ một ít nước để duy trì độ ẩm cho môi trường sống nhân tạo của trùn là được. Trùn nuôi có thể xuất khẩu, dùng làm thực phẩm nuôi gia súc, gia cầm và cá.
+ Cá con: dùng làm mồi cho cá lớn hơn như Cá Rồng, cá Tai Tượng,...
+ Tôm đồng, ốc sên, tim gan bò, ... băm nhuyễn: Cũng là thức ăn bổ cho cá cảnh

2. Thức ăn hỗn hợp

Cá cảnh có thể ăn được những thứ thức ăn do chúng ta tự chế nếu việc tìm kiếm thức ăn tươi cho cá quá khó và để cá đừng quen ăn mãi một loại thức ăn để rồi khi khan hiếm cá đâm ra biếng ăn. Mặt khác, do thói quen ăn tạp có sẵn khi cá sinh sống trong môi trường thiên nhiên nên cá cũng dễ thích nghi với thức ăn hỗn hợp.
Thức ăn hỗn hợp là gì? Đó là những thức ăn do người nuôi chế biến ra với mục đích thay thế thức ăn động vật, thức ăn thiên nhiên một khi nó bị khan hiếm hoặc người nuôi không có đủ điều kiện thời gian để vớt (bọ gậy, trứng nước, rong bèo) hoặc đào (trùn chỉ) về làm thức ăn cho cá, trong những ngày đầu có thể cá sẽ chê mồi và không ăn hoặc ăn rất ít, tuy nhiên sau cũng quen dần. Thức ăn hỗn hợp gồm có:
+ Cơm nguội, ruột hoặc vụn bánh mì: Những thứ này hầu như loài cá nào cũng ăn được một khi chúng đã đói, chú ý là cho ăn với số lượng vừa phải để không làm bẩn nước.
+ Cám hỗn hợp: lọai cám hỗn hợp hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc gia cầm cũng có thể là món khoái khẩu với các lọai cá chép, tai tượng và ngay cả cá vàng (nếu bạn tập cho chúng quen ăn). Trong thức ăn này có sẵn những thứ như cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, vỏ sò, bột xương,.v.v... rất bổ cho cá.
+ Thức ăn dành cho cá cảnh: Về khoản này thì các bạn khỏi lo vì chúng có sẵn ngoài thị trường cá cảnh với nhiều loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều và rẻ như thức ăn dạng viên cho cá vàng, cá lia thia, thức ăn cho chép gấm Cửu long văn hay Cẩm lý và cả cá Rồng. Ngoài ra còn có thức ăn đông lạnh như trùn, tim gan bò băm nhuyễn và những thứ này trước khi cho cá ăn cần phải rã đông bằng cách ngâm trong nước ấm, cho ăn với số lượng vừa phải để khỏi làm dơ nước.

3. Cách cho cá ăn

Cá cảnh được cho ăn uống đầy đủ ngoài việc cơ thể mạnh khỏe, chóng lớn, còn có màu sắc tươi tắn, bơi lội nhẹ nhàng. Cá thiếu ăn sẽ dễ nhiễm bệnh, bơi lội chậm chạm lờ đờ hoặc một phần cơ thể biến dạng hẳn thì không còn giá trị gì nữa. Phần lớn cá ốm đói do tâm lý chủ quan của người nuôi, khi mua cá thì đắt giá bao nhiêu cũng dám bỏ tiền ra để sở hữu con cá cảnh ấy, đến khi mang về lại lơ là bê trễ trong việc cho ăn. Một con cá nhịn đói hàng tháng vẫn không chết, nhưng chỉ cần vài ba ngày liên tiếp không có đồ ăn trong bụng có thể ốm lại và biếng nhác bơi lội hẳn.
Khi đói, cá cảnh sẽ cắm cúi ăn cho đến lúc no nê thì thôi, nếu thức ăn còn dư thì chúng sẽ nhấm nháp thêm tí nữa giống như xong bữa cơm còn sót lại một miếng thịt bạn vẫn có thể dùng tay bóc ăn không. Cần chú ý cho ăn đúng khẩu phần, không quá dư thừa để nước khỏi dơ bẩn. Nên tập cá quen ăn vào một giờ nào đó, thường là buổi sáng.

Cá cảnh được cho ăn uống đầy đủ ngoài việc cơ thể mạnh khỏe, chóng lớn, còn có màu sắc tươi tắn, bơi lội nhẹ nhàng. Cá thiếu ăn sẽ dễ nhiễm bệnh, bơi lội chậm chạm lờ đờ hoặc một phần cơ thể biến dạng hẳn thì không còn giá trị gì nữa. Phần lớn cá ốm đói do tâm lý chủ quan của người nuôi, khi mua cá thì đắt giá bao nhiêu cũng dám bỏ tiền ra để sở hữu con cá cảnh ấy, đến khi mang về lại lơ là bê trễ trong việc cho ăn. Một con cá nhịn đói hàng tháng vẫn không chết, nhưng chỉ cần vài ba ngày liên tiếp không có đồ ăn trong bụng có thể ốm lại và biếng nhác bơi lội hẳn.
Khi đói, cá cảnh sẽ cắm cúi ăn cho đến lúc no nê thì thôi, nếu thức ăn còn dư thì chúng sẽ nhấm nháp thêm tí nữa giống như xong bữa cơm còn sót lại một miếng thịt bạn vẫn có thể dùng tay bóc ăn không. Cần chú ý cho ăn đúng khẩu phần, không quá dư thừa để nước khỏi dơ bẩn. Nên tập cá quen ăn vào một giờ nào đó, thường là buổi sáng.
Sưu tầm


Chế Biến Thức Ăn Dinh Dưỡng Dành Cho Cá Dĩa

Chúng ta sẽ cùng tiến hành những bước sau, đây là những một trong những cách để làm thức ăn cho cá dĩa. Nếu kinh tế không cho phép, chúng ta có thể hỏi những nơi bán cá này thức ăn hợp với cá dĩa hơn.

Thức ăn dinh dưỡng bổ sung nhiều chất đạm và chất bổ như vitamin, khoáng chất, chất xơ… giúp cá dĩa chóng lớn, dày bản và lên màu nhanh.

Anh Tô Minh đã áp dụng thành công công thức chế biến này vào việc nuôi cá dĩa từ nhiều năm nay. Nay anh đã tiết lộ bí quyết này cho chúng ta và hướng dẫn cách chế biến.


Nguyên vật liệu




 

1./ 500 gram tim bò, loại bỏ gân mỡ

2./ 1 muỗng canh nước ép cà rốt

3./ 1 muỗng canh nước ép bông cải

4./ 1 đến 2 muỗng cà phê VitaminO (dùng cho gia súc): mua ở tiệm bán thức ăn gia súc - góc ngã ba Mạc Đĩnh Chi/Võ Văn Tần.

5./ 2 muỗng chất kết dính thực phẩm CMC

6./ 1 gói men tiên hóa biolactyl (dùng cho người)

7./ ½ viên Calcium D (dùng cho người)

8./ 1 gói màu: mua ở tiệm Cao Quý 808 Trần Hưng Đạo (có loại màu đỏ - carophyll dùng cho cá đĩa đỏ và loại màu xanh dùng cho cá đĩa xanh)


Cách chế biến

Chúng ta sẽ cùng tiến hành những bước sau, đây là những một trong những cách để làm thức ăn cho cá dĩa. Nếu kinh tế không cho phép, chúng ta có thể hỏi những nơi bán cá này thức ăn hợp với cá dĩa hơn.


Chúc các bạn thành công nhé.

Theo Diễn Đàn Cá Cảnh.

(St)

Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
Nuôi cá cảnh theo phong thủy
Xu hướng chơi cá cảnh
Cách trang trí bể cá cảnh phong cách, tuyệt đẹp
Các loại cá cảnh dễ nuôi



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý