Cần cho trẻ ăn bao nhiêu sữa bột mới đủ dinh dưỡng? Vấn đề thường gặp ở các bà mẹ là chỉ sợ con ăn không đủ. Vì sao như vậy?... Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bà mẹ chủ động hơn khi nuôi con bằng sữa bột.
Cho trẻ ăn bao nhiêu sữa bột mới đủ dinh dưỡng?
Nếu nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bột, thì cách tính thông thường là dựa vào thể trọng.
Nói chung, mỗi ngày cứ 1kg trọng lượng thì dùng 100 - 200mg nước sữa (pha theo tỉ lệ một sữa với 4 nước), sau khi tính ra tổng trọng lượng và lượng sữa cho trẻ ăn trong một ngày thì chia đều làm 5 - 6 lần.
Song nhu cầu của từng trẻ khác nhau, chênh lệch cũng khá lớn. Song tổng lượng ăn mỗi ngày cũng không được vượt quá 1.000ml. Nếu 1.000ml mà vẫn không no, chứng tỏ cần phải cho ăn thức ăn bổ sung, hoặc đã cho ăn bổ sung các thức ăn khác nhưng vẫn chưa đủ.
Trẻ không chịu ăn sữa bột:
Nếu trẻ đã quen với sữa mẹ, có thể chúng sẽ không chịu ăn sữa bột, vì vị sữa bột mới mẻ với chúng. Điều đó liên quan tới khi chất bẩm sinh ở trẻ. Có những trẻ thích tiếp thu những cái mới, có trẻ thì lại hơi khó. Điều đó đòi hỏi các bậc cha mẹ phải kiên trì rèn luyện cho trẻ làm quen.
Điều cần chú ý là, nhiều bà mẹ khi thấy trẻ không chịu ăn sữa bột đã vội "qui tội" cho sữa bột là "rởm", là kém phẩm chất, liền thay loại sữa khác...
Ăn sữa bột nhiều hơn các thứ ăn thêm khác:
Trẻ thích ăn sữa bột là do hợp khẩu vị, mà lại tiện. Nếu vì lý do như thế, coi nhẹ các thực phẩm bổ trợ khác, thì không nên.
Nói chung, sau khi trẻ được 4 tháng nên bắt đầu cho ăn thêm. Nếu sau 1 tuổi vẫn cho trẻ ăn sữa bột như thức ăn chính, thì sau này khó mà hình thành thói quen ăn uống tốt. Và thường dễ làm cho trẻ ăn thiên lệch.
Hơn nữa, những đứa trẻ quá dựa dẫm vào sữa bột, sữa bò thường là phát triển chậm hơn trẻ có ăn thêm bổ trợ.
Ăn sữa bột gây bế tắc đại tiện:
Protein trong sữa bò có nhiều casein, do tác dụng của dịch toan (acid) trong dạ dày dễ bị kết thành cục cứng, khó tiêu hóa, và dễ gây táo bón, thậm chí gây bế tắc đại tiện, trẻ rất khó chịu và cha mẹ còn khó chịu hơn.
Những đứa trẻ ăn sữa bò là chính cần phải ăn thêm nước hoa quả, nước rau, cùng các loại rau quả xay. Ngoài điều chỉnh về ăn uống, còn phải luyện cho trẻ đại tiện đúng giờ.
Nếu luyện cho trẻ đại tiện đúng giờ thành thói quen, lâu dần sẽ hình thành phản xạ có điều kiện. Tới một lúc nhất định trẻ sẽ có yêu cầu về đại tiện, sẽ không bế tắc nữa.
Về các thành phần phụ gia trong sữa bột
DHA và AA:
"DHA" là loại acid fatty đa nguyên không bão hóa, được gọi là Vua trong hàng acid fatty rất ích não. "AA" cũng là một loại acid fatty đa nguyên không bão hóa. Chúng đều là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất cho trẻ.
DHA có thể thúc đẩy sự phát triển võng mạc thị giác và hệ thống thần kinh trung khu ở não trẻ. Đối với những trẻ đủ tháng, sữa mẹ và sữa bột dùng cho trẻ em đều có chứa acid fatty.
Những acid fatty này sẽ sinh ra DHA, cho nên không cần phải bổ sung thêm DHA bổ trợ nữa. Các bác sĩ dinh dưỡng kiến nghị, các bà mẹ khi mang thai hoặc cho con bú cần ăn nhiều loại cá biển nước sâu (như cá hồi, cá tuyết). Như vậy hàm lượng DHA trong sữa mẹ sẽ rất dồi dào.
Đối với trẻ sinh thiếu tháng, các khí quan của chúng vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên trong cơ thể khó mà có đủ DHA. Hơn nữa nồng độ sữa pha cho trẻ thiếu tháng lại khá cao, lượng khoáng chất và vitamin bổ trợ lại khác với sữa bột theo công thức pha chế chung.
Nhưng các bậc cha mẹ cần chú ý, lượng sữa cho trẻ thiếu tháng ăn nếu không đủ thì có thể cho ăn loại sữa dùng riêng cho trẻ có cân nặng thấp. Khi pha có thể tăng nồng độ lên.
Khuẩn latic cũng giống như khuẩn hữu ích:
Đó đều là loại khuẩn tự nhiên có ích trong ruột, đều có tác dụng điều chỉnh trị số axit - kiềm trong ruột và dạ dày, giúp cho nhóm khuẩn hữu ích sinh trưởng.
Thế nhưng, trong cơ thể của trẻ 1 tuổi vẫn chưa có môi trường cho những khuẩn hữu ích này sinh trưởng, như vậy khuẩn hữu ích sẽ bị giảm dần. Bà mẹ có thể ăn cứ vào tình hình ăn uống và sinh trưởng của trẻ mà quyết định.
Nếu trẻ đại tiện bình thường, có nghĩa là nhóm khuẩn hữu ích bình thường. Ngược lại, bà mẹ có thể cân nhắc và thay thế loại sữa bột để tăng loại khuẩn có ích này.
Đường loãng Oligo:
Đó là loại môi chất giúp cho khuẩn hữu ích trong đường ruột phát triển. Chúng có tác dụng hỗ trợ qua lại thúc đẩy lẫn nhau. Đường Oligo giúp cho khuẩn hữu ích sinh sôi phát triển để phát huy tác dụng của khuẩn lactic và khuẩn bifids lớn hơn.
(Theo Tiền Phong)