Lúc bé mới sinh, bộ xương của bé hầu hết được cấu tạo bằng xương, trừ một số bộ phận, chủ yếu là ở đầu các xương cánh tay, cẳng chân, bàn tay và bàn chân là sụn và chưa cốt hóa (trở thành xương) cho đến cuối tuổi thiếu niên. Sụn tiếp tục tăng trưởng trước khi hóa xương, nên trẻ em mau lớn; quá trình này xảy ra trong suốt thời niên thiếu cho đến khi đạt được kích thước của người trưởng thành. Số lượng các xương tính từng cái giảm dần khi trẻ trưởng thành: bé mới sinh có 300 xương riêng lẻ, khi trẻ lớn, nhiều xương kết lại với nhau và cuối cùng bộ xương người trưởng thành gồm 260 xương.
Sự tăng trưởng của hộp sọ
Lúc mới sinh, sọ của bé chưa hoàn toàn hóa xương - những xương riêng lẻ làm thành hộp sọ gắn với nhau bằng những dải mô sợi dẻo uốn được. Những vùng này cho phép xương sọ thay đổi hình dạng khi sinh nở và phù hợp với sự tăng trưởng của não trong một, hai năm đầu đời của bé. Thóp trước của bé ở phần xương trán của sọ là dải mô sợi lớn nhất nhìn rõ được dưới làn da đầu.
Những xương vùng mặt phát triển cùng tốc độ với phần còn lại của sọ, vì thế khi sự tăng trưởng đã hoàn thành khi đầu cân đối với phần còn lại của cơ thể.
Xương sọ của bé sơ sinh
Sự hóa xương của sọ bắt đầu từ trước khi sinh, nhưng những cái thóp cấu tạo bằng mô sợi vẫn tồn tại giữa những cái xương để sọ có thể thích ứng với sự phát triển của não. Các xương mặt của bé sơ sinh nhỏ và răng chưa nhú.
Sọ của trẻ 6 tuổi
Lúc trẻ 6 tuổi, các thóp đã hóa xương và không nhìn thấy nữa. Tất cả các răng sữa đã mọc và răng thứ cấp bắt đầu nhú ra. Xương hàm trên thấp xuống và đưa ra phía trước nhiều hơn so với sọ của trẻ sơ sinh, hốc mắt và vùng mũi cùng rộng ra. Xương hàm dưới phát triển xuống dưới và ra phía trước.
Sự phát triển của răng
Lúc sinh, răng sữa đã phát triển trong hàm. Lúc bé 6 tháng tuổi, răng sữa bắt đầu mọc, đến 3 tuổi thì toàn bộ răng sữa gồm 20 cái đã nhú ra đủ. Trong lúc đó, bộ răng vĩnh viễn 32 chiếc cũng đang phát triển trong hàm, và sẽ bắt đầu xuất hiện trong khoảng từ 6 đến 16 tuổi. Vì những răng này mọc ra, răng sữa bị đẩy khỏi chỗ và rụng. Răng hàm thứ ba (răng khôn) thường mọc lúc 16 tuổi hoặc sau đó. Đôi khi nó không bao giờ mọc.
Răng sâu
Răng sâu mọc trong khoảng từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi theo một trật tự đặc biệt (như trong ngoặc). Hàm trên cũng giống như hàm dưới.
Răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn, hay răng thứ cấp mọc khoảng giữa 6 tuổi và 16 tuổi (theo trật tự như ghi chú trong ngoặc). Răng tiền hàm, răng nanh và răng cửa thay thế trực tiếp các răng sữa.
Những vùng tăng trưởng chính của xương
Trong tuổi thơ ấu, hấu hết các xương dài đều chứa sụn, cho phép xương tăng trưởng. Sụn tại những vùng này tăng trưởng và hấp thụ calcium để phát triển thành xương. Xương chi, bàn tay và bàn chân là những vùng tăng trưởng xảy ra nhiều nhất, bao gồm phần thân xương là phần chính của xương và đầu xương (phần tăng trưởng). Trong những năm trẻ lớn lên, đầu xương hóa xương dần dần, để lại một dải sụn dẹp cho đến khi sự tăng trưởng đạt đến chiều cao và kích cỡ của người trưởng thành vào giai đoạn cuối của thời kỳ niên thiếu. Những vùng xương và những vùng hóa xương có thể nhìn thấy rõ trên hình X – quang, mặc dù sụn thì không thấy rõ lắm. Vì thế, bác sĩ có thể dùng X – quang để định tuổi của trẻ và cũng để xem trẻ có tăng trưởng bình thường không. Có thể đánh giá bằng cách đó được vì những vùng hóa xương xuất hiện trong một giai đoạn nhất định. Ví dụ, lúc 1 tuổi, bé phát triển vùng hóa xương ở vai, bàn tay, hông và bàn chân. Từ 2 tuổi trở đi, nhiều vùng hóa xương bổ sung được hình thành ở các xương vai, cùi chỏ, bàn tay, hông, đầu gối và bàn chân. Những trung tâm hóa xương hình thành thêm mỗi năm và sự tăng trưởng tiếp tục ở những vùng cũ cũng như những vùng mới.
Tăng trưởng xương ở trẻ 2 tuổi rưỡi
Những vùng hóa xương mới bao gồm các xương vai, cùi chỏ, cổ tay, bàn tay, bàn chân và cổ chân; những vùng hóa xương hình thành sớm tiếp tục tăng trưởng. Chụp X – quang bàn tay cho thấy các thân xương (những vùng mới) đã hóa xương nhưng các đầu xương (những vùng trong) còn đang tăng trưởng.
Tăng trưởng xương ở trẻ 6 tuổi
Khoảng 6 tuổi, các chỗ hóa xương ở những xương khác nhau ở cùi chỏ, bàn tay, và cổ tay đã hình thành; một vùng mới hình thành ở đầu gối. Chụp X – quang bàn tay thấy nhiều xương cổ tay hóa xương (những vùng mới) nhưng hãy còn những trung tâm tăng trưởng ở đầu các xương bàn tay (những vùng trong).
Phục hồi xương bị gãy
Bản chất trẻ con là tò mò và hay mạo hiểm nên thường bị té và bị trật hoặc gẫy xương. Khi gẫy xương, tiến trình làm lành xương tự nhiên được bắt đầu ngay lập tức và ở trẻ, toàn bộ giai đoạn này chỉ mất khoảng vài tuần lễ. Để ngăn việc xương bị gẫy được tạo hình lại không khớp với vị trí cũ – làm xương bị cong hoặc không ổn định, do đó dễ bị tổn thương thêm - cần nắn hai đầu xương cho thẳng và bó cố định ngay lập tức. Nếu xương bị gẫy ở chỗ đầu xương đang tăng trưởng có thể làm ngưng quá trình tăng trưởng và xương sẽ ngắn hơn bình thường.
Tái sinh xương sau khi gẫy là một quá trình hóa xương. Nó khác với sự hình thành xương hoàn toàn mới từ sụn: Khu vực bị gẫy cần phải được làm sạch mọi mảnh vụn thì xương mới có thể mọc lại được. Tiến trình này do các tế bào máu đặc biệt và các tế bào của mô liên kết thực hiện. Chúng tràn đến vùng gẫy và hấp thu các mảnh vụn. Xương mới mọc ra giữa hai đầu xương và sau vài tuần thì lành xương
(St)