Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

seminoon seminoon @seminoon

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

16/06/2016 10:03 AM
505

Trong các món ăn của ẩm thực Việt Nam, ngoài những nguyên liệu chính ra thì các loại rau thơm không thể vắng mặt. Trong các loại rau thơm ấy có thể kể đến rau húng, mùi, mùi tàu, rau răm… với các mùi vị khác nhau tạo nên cho món ăn hương vị rất thơm ngon. Tuy nhiên, cách sử dụng rau thơm đúng cách không phải người nội trợ nào cũng nắm được, đặc biệt là cách sử dụng rau thơm nào cho món ăn nào, không nên cho loại rau nào vào món ăn kia… Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi tổng hợp cách sử dụng của những loại rau thơm quan trọng nhất để chị em tham khảo. Với cách sử dụng rau thơm chuẩn đét dưới đây, hi vọng sẽ giúp chị em nâng cao tài năng nấu nướng của mình hơn nữa. Cùng khám phá nhé!

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

1. Ngò /mùi ta: Ngò là tên gọi miền Nam, còn mùi ta là người miền Bắc hay gọi. Đây là một trong những loại rau thơm được sử dụng nhiều nhất trong các món ăn của người Việt. Cách sử dụng rau thơm này khá dễ, bạn có thể ăn sống cũng được hoặc thái nhỏ cho vào các món ăn để tăng thêm hương vị.

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

Đây là loại rau thơm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn truyền thống của người Việt từ Bắc tới Nam. Ngò – hay còn gọi là rau mùi – có thể ăn sống với đồ luộc hoặc nấu canh đều ngon. Nếu ăn sống, bạn có thể dùng để ăn kèm làm rau sống với xà lách trong các món cuốn gỏi như phở cuốn Hà Nội… Còn nếu ăn chín, làm rau gia vị cho món ăn thường ở các món phở, bò hầm… Bạn nên ăn nhiều rau mùi ta bởi rau mùi ta vô cùng có ích cho sức khỏe. Nó giúp ngăn ngừa bệnh tim, nhờ nó trung hòa muối natri và chất béo. Rau mùi ta có thể phối hợp với hầu hết các loại rau có trong các món nấu thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá,…

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

2.Húng quế: Rau húng quế là loại rau thơm có vị ngọt, ngái ngái và vị cay. Đây cũng là loại rau thơm được cả dân 3 miền đều ưa chuộng để tăng gia vị cho các món ăn. Húng quế hầu như sử dụng được cho các món thịt luộc, thịt chó, thịt heo, thịt bò, gỏi cuốn, ăn kèm với bún đều rất ngon, thơm. Húng quế còn được coi là một cây thuốc dân gian chữa nhiều bệnh nan y như ung thư, tốt cho gan, ổn định lượng đường trong máu, kháng khuẩn.

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

3.Rau răm: Rau răm là thứ rau gia vị quen thuộc được các bà nội trợ sử dụng hàng ngày trong các món ăn. Vì rau răm có tính ấm nóng nên được nhiều gia đình sử dụng ăn kèm với các món tính lạnh, vừa để tăng hương vị cho món ăn vừa để tránh đau bụng, kiết lị. Một số món ăn ăn kèm với rau răm như lòng lợn, trứng vịt lộn, trai hến, nấu miến gà miến ngan… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hạn chế ăn rau răm, đặc biệt là người ốm, yếu, máu nóng không nên ăn rau răm vì rất hại, làm tổn thương sinh khí, gây ra nóng rét thất thường cho cơ thể.

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

4. Kinh giới: Với các món ăn của miền Bắc không thể thiếu món rau kinh giới. Đặc biệt là các món gỏi, bún, cháo như cháo cá, lẩu cá, bún riêu, bún ốc… Với đặc tính nóng, the, ấm nên kinh giới nên dùng ăn kèm với các loại món ăn lạnh để trung hòa. Kinh giới không chỉ là một loại cây gia vị mà còn là một loại cây thuốc chữa những bệnh mề đay, dị ứng, cảm cúm vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tránh kết hợp rau kinh giới với thịt gà bởi rau kinh giới dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

5. Thì là: Các món cá mà thiếu thì là thì thật là một thiếu sót lớn của ẩm thực Việt. Thì là là một loại cây gia vị có mùi ấm nồng nên sẽ giúp loại bỏ hoàn hảo mùi tanh của cá. Chính vì vậy mà các món cá, dù nấu canh hay riêu, dù làm chả hay như món chả cá Lã Vọng nổi tiếng không thể thiếu thì là ăn kèm. Các món canh chua cá nhất định phải có thì là xắt nhỏ trước khi ăn.

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

6. Rau tía tô: Tía tô là một loại cây gia vị quá quen thuộc với người Việt Nam. Được nhắc đến nhiều nhờ hiệu quả chữa cảm cúm cực tốt, mỗi khi bị cảm bạn chỉ cần ăn bát cháo trứng nóng, ăn kèm với tía tô hành xắt nhỏ là mồ hôi sẽ túa ra, giải độc cho cơ thể rất hiệu quả. Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens hay còn gọi là é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Tía tô có tính ấm, vị cay nên sử dụng để nấu cháo rất tốt. Ngoài ra, người ta sử dụng tía tô để làm rau thơm cho các món cháo/bún ốc, chả tía tô hay ăn kèm với các món gỏi thịt bò cũng khá ngon. Tuy nhiên, bạn nên chú ý thịt cá chép rất kị với lá tía tô, ăn chung hai thứ này sẽ sinh độc, gây mụn nhọt cho cơ thể.

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau

7. Rau diếp cá: Cây diếp cá còn có tên là cây giấp cá, dấp cá. diếp cá có vị cay chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, sát trùng, chữa viêm phổi, thổ huyết, lở loét cổ tử cung, viêm khớp, táo bón do thói quen, kiết lỵ do vi khuẩn cấp tính… Diếp cá thường được sử dụng trong các món ăn hải sản, cá tươi, hay thịt luộc hoặc làm rau gia vị cho các món cuốn, gỏi… Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng không sử dụng rau diếp cá với mật ong. Mật ong thuộc tính mát, chứa nhiều chất sáp, có tác dụng nhuận trường thông tiện; rau diếp tính lạnh. Ăn chung hai thứ không tốt cho đường tiêu hóa, dễ gây tả cho cơ thể. Diếp cá thường được sử dụng trong các món ăn hải sản, cá tươi, hay thịt luộc hoặc làm rau gia vị cho các món cuốn, gỏi…

Mẹo sử dụng từng loại rau thơm hợp món ăn nhất và tránh kỵ nhau


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý