Chứng nôn nghén khi mang thai thực sự khó chịu và khiến mẹ bầu mệt mỏi, bất tiện vô cùng. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về 8 cách chữa buồn nôn đơn giản và an toàn. Có rất nhiều mẹo trị nôn nghén cho mẹ bầu hiệu quả mà lại an toàn, chẳng hạn như... uống nước(!), uống trà,... hoặc bổ sung thêm vitamin B6. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, mẹ cần chú ý thực hiện thật đúng cách nhé!
1. Uống nước: Nước là phương thức đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất cho nôn mửa, đặc biệt là đối với những bà bầu ốm nghén. Mẹ chỉ cần uống 1 cốc nước mỗi giờ để giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu trong người. Hơn nữa, cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều nước cho bào thai, nên việc uống nhiều nước rất có lợi cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, để chữa buồn nôn tốt nhất với nước, mẹ bầu cần phải uống nước đúng cách. Cụ thể, mỗi buổi sáng mẹ nên đặt một cốc nước ở gần giường để uống khi vừa ngủ dậy. Khi uống nên chú ý uống từng ngụm nhỏ. Chờ một lúc để nước đi xuống dạ dày và dậy luôn, không nằm thêm ở giường. Các mẹ cũng không nên uống nhiều nước vào một lúc mà nên uống nhiều nước đều đặn suốt cả ngày.
2. Nhai gừng tươi hoặc uống trà gừng: Gừng được coi là một trong những cách chữa trị ốm nghén hiệu quả nhất cho phụ nữ có thai. Gừng ngăn ngừa chứng nôn ói bằng cách củng cố hệ tiêu hóa, giảm tiết a-xít trong dạ dày gây ra nôn, mửa. Hơn nữa, mùi vị của gừng cũng kích thích để lấn án các mùi khó chịu khác.
3. Uống nước chanh, ngửi tinh dầu chanh hoặc vỏ chanh: Nước chanh có tác dụng chữa buồn nôn cho bà bầu bằng cách át đi mùi khó chịu gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, vitamin C cũng rất tốt cho bà bầu và thai nhi.
4. Uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà: Cũng giống như gừng và chanh, bạc hà có tác dụng chữa buồn nôn, nôn mửa và ốm nghén ở phụ nữ có thai rất hiệu quả bằng cách làm êm dịu dạ dày. Có nhiều cách để sử dụng bạc hà. Ví dụ, bạn có thể uống trà bạc bà hoặc dùng tinh dầu bạc hà để hít hà.
5. Uống vitamin B6: Tại sao vitamin B6 lại có tác dụng trong phòng tránh nôn mửa một cách tự nhiên? Theo các bác sĩ, vitamin B6 có nhiều trong gạo nâu, chuối, quả bơ, cá, ngô và các loại hạt. Loại vitamin này có tác dụng cân bằng hệ tiêu hóa của bạn, nên có tác dụng chữa nghén và nôn mửa ở bà bầu hiệu quả. Hơn nữa, loại vitamin này cũng không gây hại cho thai nhi và được cho là an toàn với các bà mẹ trong tương lai. Liều lượng thích hợp để bạn uống loại vitamin này là 25mg, uống 3 lần/ngày. Tuy nhiên, các bà bầu không nên uống bất cứ loại thuốc gì mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ trước khi uống thuốc, kể cả vitamin B6.
6. Ăn vặt: Bạn chỉ cần ăn vặt một chút gì đó như một quả chuối hay một chút bánh quy khi cảm thấy buồn nôn. Sau đó, bạn sẽ quên đi cảm giác buồn nôn ngay lập tức. Thêm vào đó, bánh quy hay bánh mì là những thứ giàu carbohydrate, có hương vị dễ ăn và thấm nước nên ăn chúng vào lúc đói có thể giúp hấp thụ acid thừa trong dạ dày. Kết quả là, bạn sẽ tránh được tình trạng dư axit, dẫn đến tình trạng ợ chua và buồn nôn.
7. Châm cứu: Châm cứu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh, bao gồm cả chữa chứng buồn nôn ở bà bầu. Châm cứu luôn an toàn và bạn không cần phải lo lắng khi áp dụng cách chữa trị này. Tuy nhiên, bạn không thể tự làm việc châm cứu ở nhà. Bạn cần gặp người có chuyên môn uy tín để châm cứu hiệu quả và an toàn.
8. Tập thể dục nhẹ nhàng kết hợp tập Yoga: Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho bà bầu. Nếu bạn bị ốm nghén và cảm thấy khó chịu trong người, bạn chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng một lúc. Điều này sẽ giúp tâm trạng của bạn tốt hơn do lượng hoóc-môn progesterone trong cơ thể bị giảm bớt đi.
Hơn nữa, đi bộ cũng có lợi cho hệ tiêu hóa, do đó bạn sẽ phòng tránh được các vấn đề về nôn mửa và khó chịu. Tốt nhất, bạn nên đi bộ ở những không gian thoáng, mở, nơi có không khí trong lành và nhiều cây xanh như công viên. Sau khi ăn bữa tối xong, bạn cũng nên đi lại khoảng 15 – 20 phút. Nếu bạn không thể ra ngoài vào buổi tối, hãy đi lại quanh nhà và thực hiện công việc này hàng ngày cho đến khi hết triệu chứng nôn mửa thì thôi.