Thận được xem như anh hùng thầm lặng khi đảm nhiệm toàn bộ vai trò lọc chất độc ra khỏi cơ thể bạn. Vì thế hãy chú ý hơn đến vị anh hùng này nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây nhé!
Tăng cân và sưng phù da: Thận có vai trò lọc chất độc và thải chúng ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Tiến sĩ Mateo Ledezma, công tác tại Trung tâm Y khoa Kaiser Permanente (Los Angeles), cho hay, nếu thận làm việc không hiệu quả, những chất độc có thể lưu cữu trong cơ thể và gây ra hiện tượng sưng phù mô. Do vậy, nếu cân nặng của bạn nhích dần đều đi kèm với những khối sưng phù trên cơ thể, hãy coi chừng và theo dõi sát sao.
Tần suất tiểu tiện ít hơn bình thường: Thận hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến số lần bạn muốn ghé thăm nhà vệ sinh ít hơn hẳn mặc dù bản thân vẫn duy trì lượng nước tiêu thụ đủ. Điều này đồng nghĩa với việc càng lúc càng nhiều chất độc bị mắc lại trong cơ thể bạn, không được đào thải ra ngoài.
Mệt mỏi, buồn ngủ: Ledezma, chuyên gia Y khoa tại Học viện Nội tiết Bắc Ai-len cho hay, điều tiết mức độ hemoglobin trong cơ thể cũng là một trong những công việc của thận. Khi quá trình này bị gián đoạn bởi chức năng thận suy giảm, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu máu. Đây là nguyên nhân khiến cho những cơn buồn ngủ hay mệt mỏi “ghé thăm” bạn một cách thường xuyên.
Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và khó tập trung: Vấn đề này gặp phải khi lượng chất độc tích tụ trong cơ thể bạn tăng cao và ảnh hưởng tới những cơ quan khác. Một trong số những cơ quan dễ bị tổn thương nhất bởi những độc tố này là dạ dày và não bộ. Chúng thường dẫn tới những hiện tượng như chán ăn và dễ mất tập trung.
Rối loạn nhịp tim: Tiến sĩ Jeremy cho hay, suy giảm chức năng thận khiến nồng độ các chất trong cơ thể không được kiểm soát và điều tiết hợp lý. Kali là một trong những chất có khả năng gây ảnh hưởng lớn cho cơ thể bởi chúng có thể gây rối loạn nhịp tim, tạo ra những biến chứng nguy hiểm trong đó có đột quỵ.
Tăng huyết áp: Đây là một vòng tròn luẩn quẩn giữa huyết áp và thận. Một khi bị tổn thương, thận không thể kiểm soát và đảm bảo huyết áp ở mức ổn định. Khi huyết áp không ổn định, áp lực dòng chảy của máu trong thành mạch cũng bất ổn theo. Áp lực máu lớn sẽ hủy hoại các thành mạch trong cơ thể trong đó có cả thận. Chức năng của thận do đó càng ngày càng suy giảm.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12