Mẹ Bee - mẹ Việt đang sinh sống tại Nhật sẽ hướng dẫn các mẹ từng bước cho con ăn dặm kiểu Nhật chuẩn nhất. Chúng ta cùng tham khảo cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật nhé!
Khi Bee được 5 tháng tuổi, hai mẹ con được tham gia một lớp học nấu ăn dặm do khu dân cư tổ chức. Trở về nhà sau lớp học ăn dặm hai mẹ con chính thức bắt đầu khởi hành cho hành trình ăn dặm.Đây là cuộc hành trình mà mẹ học chế biến đồ ăn dặm còn con thì học ăn đồ ăn dặm. Tuy là mẹ khá hồi hộp nhưng cũng rất háo hức để thực hiện cuộc hành trình này.
Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, món đầu tiên bé được làm quen sẽ là cháo nhuyễn 1:10 (Nghĩa là món cháo với tỉ lệ 1 gạo : 10 nước).
Nếu các mẹ nghĩ rằng ăn dặm kiểu Nhật cầu kỳ và vất vả thì không hẳn vậy nhé! Cách làm như sau:
1. Nấu cháo
- Chuẩn bị: 15g gạo + 150ml nước
- Rửa qua gạo rồi đổ nước vào ngâm 20 phút.
- Bắt đầu nấu, đun sôi rồi nhỏ lửa khoảng 20 phút là cháo chín.
- Múc phần cháo chín (không lấy nước) lên rây rồi dùng phiến miết cháo.
- Sau khi miết cháo xong đổ nước cháo vào, trộn đều laf hoàn thành món cháo nhuyễn.
3. Cách chế biến bí đỏ
- Bí đỏ để cả vỏ (khoảng 2 miếng nhỏ) luộc chín. Chất lượng thực phẩm ở Nhật rất an toàn nên các mẹ thường để cả vỏ để luộc. Còn nếu các mẹ không yên tâm về chất lượng thực phẩm thì có thể bỏ vỏ trước khi luộc nhé!
- Bỏ vỏ, miết qua rây.
Tháng đầu tiên khi cho con tập ăn dặm, các mẹ có thể cho con ăn 1 bữa/ ngày vào lúc 10h sáng. Thời gian còn lại con vẫn ăn những bữa sữa như bình thường.
Trong tuần đầu tiên, mỗi bữa bé Bee chỉ ăn khoảng 1/2 phần mẹ nấu. Các mẹ nên nhớ một điều là không nên ép con ăn, khi bé chán và tỏ thái độ không hợp tác, mẹ nên dừng ngay nhé!
4. Mỳ (ở Nhật các mẹ thường bắt đầu với mỳ Udon)
Nguyên liệu:
- Mỳ Udon: 10g
- Nước dùng: 100ml (nước cá bào đun sôi)
Mỳ Udon thái nhỏ rồi cho vào nước dùng đun sôi trong vòng 5 phút.
Sau đó vớt ra nghiền nhuyễn.
Sau khi dùng cối chế biến ăn dặm để nghiền thì được thành phẩm như này.
Cuối cùng đổ nước dùng vào, trộn đều lên là các mẹ đã có món mỳ tuyệt ngon để đổi vị cho bé rồi.
Ở Việt Nam, các mẹ có thể thay thế mỳ Udon bằng bánh phở hoặc mỳ gạo, nước dùng có thể là nước rau củ luộc hoặc nước gà.
5. Cháo bánh mỳ
Nguyên liệu:
Bánh mỳ gối cắt viền: 10g
Sữa công thức: 100ml
Cách chế biến:
Đổ sữa vào nồi, sau đó xé nhỏ bánh mỳ cho vào nồi sữa.
Bắc lên bếp đun nhỏ lửa đến khi sôi lăn tăn thì tắt bếp để 5 phút.
Tiếp theo là nghiền cháo.
Vậy là hoàn thành món bành mỳ sữa.
Trước khi làm thử 2 món này mẹ Bee lo con không thích nhưng không ngờ là mỳ hay bánh mỳ thì con đều rất thích, mẹ làm món nào là Bee đều ăn hết món đó. Thế mới biết là con cũng rất thích được thay đổi món ăn. Mẹ Bee nghĩ cho dù là ăn dặm kiểu Nhật hay bất cứ kiểu nào thì các mẹ cũng nên thường xuyên đổi món để kích thích vị giác cho bé.
Các mẹ đang cho con ăn dặm kiểu Nhật hãy cũng làm thử để đổi món cho con nhé!
Tham khảo thêm cách chế biến đồ ăn dặm đông lạnh cho bé
Ở Nhật, những năm đầu đời của con thì người mẹ sẽ chỉ ở nhà để chăm con, mặc dù vậy họ không nhàn rỗi chút nào, vì ngoài việc chăm con ra thì tất cả mọi việc nhà đều đến tay họ. Do đó, khi đến giai đoạn cho con ăn dặm, người mẹ rất bận rộn, chưa kể đến việc khi họ có 2, hay 3 đứa con. Vì ngoài việc nấu ăn dặm cho đứa bé thì lại phải chuẩn bị cơm cho đứa lớn, và còn việc nhà nữa…
Đó là lý do vì sao các bà mẹ Nhật thường chế biến ăn dặm cho con 1 lần/ tuần và để vào ngăn đá tủ lạnh, đến bữa chỉ việc lấy ra làm nóng là con có thể ăn được luôn. Đây là một trong những cách tiết kiệm thời gian để làm những việc khác của mẹ Nhật.
Bản thân mẹ Bee thì mới chỉ có một con, ban đầu cũng nghĩ rằng sẽ không chế đồ đông lạnh cho con, để cho con được ăn tươi. Nhưng đến khi Bee ăn dặm được 3 tuần, số bữa ăn của con phải tăng lên thành 2 bữa/ 1 ngày thì mẹ Bee thấy nếu cứ duy trì kiểu ăn bữa nào nấu bữa đấy thì thời gian dành cho nấu ăn dặm là rất nhiều. Như vậy sẽ chẳng còn thời gian để làm việc nhà hay chăm sóc bản thân nữa. Vậy nên mẹ Bee quyết định sẽ học theo các mẹ Nhật ở bên này, là sẽ chế đồ ăn dặm đông lạnh cho con.
Như ở Việt Nam mình các mẹ chỉ được nghỉ 4 - 6 tháng là phải đi làm lại, nên mẹ Bee nghĩ rằng với cách chế biến này thì các mẹ sẽ yên tâm là con mình được ăn dặm đầy đủ, lại có thể đổi món cho con theo từng bữa, từng ngày.
Ngoài ra, cuối tuần (khi có cả chồng ở nhà) thì vợ sẽ có đủ thời gian đế chế biến đồ ăn cho con. Chồng cũng có thể tham gia, hoặc biết công việc chế ăn dặm cho con là như thế nào.
Tại lớp học nấu ăn dặm kiểu Nhật ở Tokyo, mình đã được các giáo viên hướng dẫn cách chế biến đồ ăn dặm để đông lạnh cho con như sau, các mẹ tham khảo nhé!
1. Việc chế đồ ăn dặm đông lạnh cũng có vài điều cần chú ý
- Mua đồ tươi mới về, trong ngày là chế biến luôn, rồi để đông lạnh luôn.
- Đồ ăn dặm đông lạnh chỉ ăn trong 1 tuần.
2. Các dụng cụ, đồ dùng cần thiết khi chế biến đồ ăn dặm đông lạnh
- Khay chứa thức ăn (giống như khay làm đá) và túi bảo quản thực phẩm.
- Ngoài ra, vì đồ đông lạnh sẽ nấu số lượng nhiều để dự trữ nên ngoài bộ dụng cụ chế ăn dặm thì các mẹ có thể sự dụng máy xay để tiện lợi và đỡ tốn sức lực mài, nghiền.
3. Và dưới đây là cách chế đồ ăn dặm đông lạnh cho bé
Cháo nhuyễn
Các mẹ nấu cháo nhuyễn như bình thường, có thể dùng tay hoặc máy để nghiền cháo. Nấu số lượng nhiều một chút rồi cho vào khay để đá, để đông lạnh. Mẹ Bee nấu 45g gạo, 450ml nước thì được như dưới đây, các mẹ dựa theo nhu cầu của con mình để ước lượng số cháo cần nấu cho con ăn trong vòng 1 tuần.
Và đây là thành phẩm cháo đông lạnh.
Đối với rau củ quả, như cà rốt, khoai tây, khoai lang... các mẹ hãy luộc chín, sau đó:
... một là cho vào túi nylon đựng thực phẩm sạch rồi dùng thìa, hoặc chày nghiền nhuyễn.
Hai là dùng máy xay để xay nhuyễn. Rồi dàn đều ra, sau đó lấy một chiếc đũa chia thành từng phần nhỏ. Sau đó cho vào đông lạnh. Khi lấy ra chúng ta chỉ cần bẻ nhẹ một cái là sẽ thành từng viên nhỏ để tiện phục vụ từng bữa ăn của bé.
Cách làm tương tự như cà rốt, và đây là thành phẩm khoai tây và cà rốt đông lạnh:
Với bí đỏ các mẹ cũng làm tương tự.
Với khoai lang, các mẹ cũng chế biến như thế nhé!
Nước rau củ luộc
Nước rau củ luộc cũng làm tương tự vậy nhé các mẹ.
Thành phần để chế nước rau củ cho bé là một vài loại rau củ lấy nước (mùa nào thì rau củ đó là ngon nhất). Ở đây thì mẹ Bee dùng: củ cải, cà rốt, bắp cải, khoai lang, nấm + 600ml nước.
Sau khi luộc xong các mẹ để riêng nước và cái.
Cái thì đem xay, nước thì để nguyên rồi cho vào khuôn làm đông đá.
Và thành phẩm nước luộc đã được đông đá.
Thành phẩm hỗn hợp rau củ luộc đông đá.
Cá
Sau khi ăn dặm 3 tuần thì mẹ Bee quyết định cho con tập ăn đạm, và món cá là món đầu tiên Bee ăn. Trộm vía Bee ăn rất ngon lành, sau khi ăn không bị dị ứng. Thế là thành công tốt đẹp.
Tiếp theo cho vào túi bảo quản thực phẩm, cũng chia thành từng phần nhỏ.
Cuối cùng là cho vào ngăn đá.
Lưu ý: Tất cả những gì cho con ăn dặm các mẹ đều có thể chế biến thành đồ đông lạnh được, nên tùy theo khẩu vị của con, số lượng con ăn và tùy theo mùa để quyết định chế đồ ăn dặm đông lạnh cho con. Ngoài ra, sau khi chế biến các mẹ nhớ ghi ngày tháng chế biến vì đồ ăn dặm đông lạnh chỉ dùng được trong vòng 1 tuần.
4. Cách nấu ăn dặm cho con từ đồ ăn dặm đông lạnh
Đến bữa ăn của con thì tùy theo lượng con ăn để mẹ quyết định nấu bao nhiêu viên. Thông thường mẹ Bee sẽ kết hợp như sau: cháo nhuyễn + 1 trong những thức ăn đã đông lạnh. Cứ như vậy đổi món liên tục, ví dụ: sáng ăn cháo cá thì chiều sẽ ăn cháo khoai tây.
Có 2 cách để chế biến ăn dặm từ đồ đông lạnh như sau:
- Lò vi sóng: Rã đông, rồi quay nóng món mà định cho con ăn. Sau đó trộn đều lên là hoàn thành.
- Nấu trên bếp: Cho vào nồi món định cho con ăn, đun nhỏ lửa (có thể cho thêm 10 - 20ml nước, tùy theo lượng nấu).
Đến khi hỗn hợp tan chảy, nóng, các mẹ trộn đều với nhau là có cháo ngon cho con ăn.
Với đồ ăn dặm đông lạnh, bé Bee thì được đổi món liên tục, còn mẹ Bee đã không tốn nhiều thời gian hàng ngày cho việc nấu ăn dặm nữa, có thêm nhiều thơi gian rảnh rỗi để làm việc nhà, chăm sóc bản thân, và thêm thời gian để chơi với con.
Cho trẻ ăn dặm khi nào, và như thế nào
Cho bé ăn dặm đúng cách
Các món cho bé ăn dặm chế biến đơn giản, đảm bảo dinh dưỡng
Các món súp cho bé ăn dặm.
Khi nào nên cho trẻ ăn bột dặm?
(ST)