Thời tiết mưa ẩm, ngập lụt là cơ hội để nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, len lỏi khắp chốn khắp nơi. Cùng với đó, chúng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh da liễu, viêm da vô cùng khó chịu.
Bệnh nổi mề đay - Urticaria: Năm 1769, bác sĩ người Scotland - William Cullen đã sử dụng thuật ngữ “urticaria” và đặt tên gọi chính thức cho căn bệnh mề đay này. Phần da của những bệnh nhân mắc mề đay sẽ nổi các vết đỏ lớn và sưng phồng. Những vết này có thể nổi ở bất kỳ đâu trên cơ thể, từ tay, chân, đùi, ngực, đầu... với kích thước từ nhỏ (đường kính khoảng vài mm) đến lớn (lan thành mảng) trên da.
Người mắc bệnh này sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy hay đau rát như đang bị bỏng. Đôi khi, phần da bị nổi mề đay còn bị ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, thậm chí còn dẫn tới chảy máu. Do đó, khi bị ngứa, bạn tuyệt đối không nên gãi để tránh bị sây sát, chảy máu, dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
Mề đay có thể xuất phát từ một số nguyên nhân, chủ yếu là dị ứng với thuốc, vết côn trùng cắn hay tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu đạm và canxi (tôm, cua...). Có những người quá mẫn cảm cũng bị nổi phát ban khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ước tính khoảng 20% dân số thế giới mắc mề đay trong suốt cuộc đời của mình.
Rôm sảy - Miliaria: Rôm sảy là bệnh xuất hiện khi thời tiết nóng. Nguyên nhân do mồ hôi bị kẹt trong lỗ chân lông, tạo thành chứng viêm nang lông. Rôm sảy thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên trên thực tế, mọi lứa tuổi đều có thể mắc căn bệnh này.
Rôm sảy biểu hiện ra bên ngoài thông qua các nốt đỏ nhỏ, còn gọi là vết sần trên bề mặt da. Vùng da hay bị nổi rôm sảy nhất thường là những vùng có nếp gấp như cổ, ngực, nách... hay các vùng tiếp xúc nhiều với quần áo như lưng. Khi bị rôm sảy, người bệnh luôn có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa.
Ở trẻ nhỏ, do da còn non nên cảm giác ngứa càng mãnh liệt hơn. Tuy vậy, càng gãi ngứa sẽ khiến cho vết mẩn đỏ sưng tấy nhiều hơn, việc gãi mạnh có thể gây xước da, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Chàm - Eczema: Chàm - hay tổ đỉa là một căn bệnh khá phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Đây là một chứng viêm da, tuy nhiên không có khả năng lây nhiễm.
Nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta bị chàm là do tiếp xúc nhiều với hóa chất công nghiệp như chất tẩy rửa, xà phòng, hoặc các hóa chất có trong quần áo làm bằng sợi vải tổng hợp. Bên cạnh đó, việc mắc các bệnh ngoài da khác như nấm, ghẻ, cũng có thể khiến da bị kích ứng và gây viêm. Hay như việc rối loạn nội tiết trong cơ thể cũng là một nguyên nhân gây ra chàm.
Một số triệu chứng thường thấy của bệnh là gây ngứa và nổi mụn nước. Người mắc chàm sẽ cảm thấy rất khó chịu, đồng thời làn da của họ bị khô, dễ tróc thành từng mảng. Đặc biệt, nếu bệnh nhân càng gãi, da sẽ càng đỏ và sưng tấy.
Chốc lở - Impetigo: Một trong những bệnh da liễu gây nhiều phiền toái nhất chính là chốc lở. Chốc lở - Impetigo là một bệnh phát ban do nhiễm trùng da, do hai loại vi khuẩn thuộc nhóm A Streptococcus hay Staphylococcus aureus gây nên khi chúng xâm nhập vào da.
Ở nước ta, dân gian thường gọi bệnh này là tổ đỉa. Nguyên do là bởi bệnh có mức độ gây tổn thương tương đối nặng, lại kéo dài khiến làn da sần sùi, đi kèm theo các lỗ sâu rỉ nước vàng như miệng của con đỉa.
Chốc lở - Impetigo: Một trong những bệnh da liễu gây nhiều phiền toái nhất chính là chốc lở. Chốc lở - Impetigo là một bệnh phát ban do nhiễm trùng da, do hai loại vi khuẩn thuộc nhóm A Streptococcus hay Staphylococcus aureus gây nên khi chúng xâm nhập vào da.
Ước tính vào năm 2010, gần 2% dân số toàn cầu (khoảng 140 triệu người) vào thời điểm đó bị chốc lở. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc chốc lở nhất. Điểm đặc biệt của căn bệnh này là khả năng lây lan rất dễ dàng. Những người chơi thể thao, đặc biệt là các môn đòi hỏi sự tương tác như bóng bầu dụng, đấu vật, đấm bốc... có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Triệu chứng ban đầu của bệnh là việc xuất hiện các vùng phát ban dưới dạng mụn nước hay vết loét màu nâu gần mũi và miệng, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu người bệnh dùng tay gãi, sau đó tiếp xúc với người khác hay phần khác của cơ thể thì bệnh sẽ lan truyền nhanh chóng. Do đó, khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh cần nhanh chóng điều trị dứt điểm.
Ghẻ - Scabies: Có lẽ chúng ta ai cũng từng nghe đến bệnh ghẻ, nhưng có lẽ không nhiều người có thể hiểu rõ về căn bệnh này. Ghẻ là một dạng bệnh ngoài da, và nguyên nhân gây ra ghẻ chính là do ký sinh trùng mang tên "cái ghẻ" - itchy mite (tên khoa học là Sarcoptes scabie).
Cái ghẻ có kích thuớc siêu nhỏ từ 0,2 - 0,4mm, gây bệnh cho con người bằng cách đào hang trong da để hút máu và đẻ trứng. Những chất thải của cái ghẻ kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể, khiến da mẩn đỏ, lâu dần bị nhiễm trùng, nổi nốt, tạo nên "bệnh ghẻ" mà chúng ta vẫn hay nói. Theo các chuyên gia, chỉ cần trên da một người tồn tại từ 10 - 15 cái ghẻ cũng đủ gây nhiễm trùng da nghiêm trọng.
Bệnh ghẻ thường xuất hiện tại vùng có mật độ dân cư đông đúc và điều kiện vệ sinh kém như các nước đang phát triển. Ghẻ cũng có thể lây lan nhanh trong môi trường nóng ẩm như tại các nước có khí hậu nhiệt đới. Đây là một trong ba bệnh da phổ biến nhất ở trẻ em cùng với nấm da và nhiễm trùng da do vi khuẩn.
Vào năm 2010, trên thế giới có khoảng 100 triệu người mắc bệnh ghẻ - chiếm 1,5% dân số thế giới. Đây là căn bệnh đặc biệt dễ lây lan, do đó nếu trong gia đình có một người bị ghẻ thì các thành viên khác cũng sẽ có nguy cơ mắc rất cao. Cái ghẻ thường làm tổ tại các vùng da mỏng và có nếp gấp trên cơ thể như kẽ ngón tay, cạnh bàn chân, bàn tay, nếp gấp đầu gối, bả vai... Trẻ em có thể xuất hiện những vết ghẻ ở các vùng khác trên cơ thể như mặt, lưng...
Cảm giác khi bị ghẻ tất nhiên là vô cùng khó chịu. Khi mới mắc ghẻ, triệu chứng ban đầu là xuất hiện một vết đỏ, hơi nhô lên tại nơi cái ghẻ đào hang cùng cảm giác ngứa dữ dội. Tiếp đến là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ tại vùng da xung quanh. Cuối cùng là các nốt và bọng nước sẽ bị vỡ ra trên bề mặt da. Không chỉ vậy, chính từ các nốt này, người bệnh có thể mắc thêm các bệnh da liễu khác như chàm, chốc lở...
Nếu bạn bị mắc 1 trong 5 bệnh sau thì đừng dại dột mà gãi, nếu không nó sẽ lây lan khắp người bạn đấy!