Công dụng của ba kích

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Công dụng của ba kích

19/04/2015 02:00 PM
339

Ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, trừ phong thấp... Chủ trị chữa đau mỏi xương khớp, thận dương suy, liệt dương...


Những tác dụng kỳ diệu của ba kích

(Kienthuc.net.vn)

Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp, vùng trung du và dọc các tỉnh biên giới phía Bắc. Đây là một loại cây rất quý, chủ trị nhiều bệnh. Dưới đây là cách dùng ba kích cho một số bệnh:


Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều: Ba kích 120g, lương khương 20g, tử kim đằng 640g, thanh diêm 80g, nhục quế bỏ vỏ 160g, ngô thù du 160g, tán bột dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20g hồ với rượu pha muối nhạt.
Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ngưu tất 120g, ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương mỗi vị 60g, đỗ trọng bỏ vỏ, sao hơi vàng 80g, tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm.
Trị liệt duơng, ngũ lao thất thương, thận khí hư: Ba kích thiên, ngưu tất sống 120g, ngâm với 1 lít rượu, uống.
Trị người lớn tuổi đêm tiểu tiện nhiều lần do thận khí hư: Ích trí nhân, ba kích thiên bỏ lõi, 2 vị chưng với rượu và muối, tang phiêu tiên, thỏ ty tử chưng với rượu, lượng bằng nhau tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc thành thang uống.

Tác dụng của Ba Kích theo y học hiện đại:


1. Tăng sức dẻo dai: Trên thực nghiệm Ba kích với liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm.


2. Tăng sức đề kháng: Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố độc hại.
Đối với người già hoặc những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và một số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba kích dài ngày cho thấy có hiệu quả.


3. Chống viêm: Các kết quả nghiên cứu ở chuột cống trắng đã cho thấy Ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt.


4. Đối với hệ thống nội tiết: Các thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen.
Đối với nam giới có hoạt động sinh lý yếu Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp (đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu, ít). Ba kích còn có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dù nó không làm tăng nhu cầu sinh lý, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh lý cũng như điều trị vô sinh cho nam giới có biểu hiện vô sinh tương đối và suy nhược cơ thể. Đối với các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng Ba kích chưa thấy có kết quả.
Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng hạ huyết áp, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng, tăng cường hoạt động của não, giúp ngủ ngon.
5. Nước sắc Ba kích có tác dụng tương tự như ACTH làm cho tuyến ức chuột con bị teo, ngoài ra còn có tác dụng làm hạ huyết áp.
7. Không có tính độc, LD50 của Ba kích được xác định trên chuột nhắt trắng bằng đường miệng là 193g/kg.
 

Tác dụng dược lý theo Y học cổ truyền:


Tính vị-Quy kinh:

Rễ Ba kích vị ngọt, cay, hơi ấm không độc Vào kinh Tỳ, Tâm, Can và Thận.
Tác dụng:
Bổ thận, tráng dương, ích tinh, cường cân cốt, khứ phong thấp.
Bổ thận âm, khứ phong thấp (Trung dược ®ại từ ®iển), an ngũ tạng, bổ trung, ích khí, tăng chí, (Bản kinh), bổ huyết hải (Bản thảo cương mục), an ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong (Nhật Hoa Tử bản thảo), hóa đờm (Bản thảo cầu nguyên), cường âm, hạ khí (Dược tính luận).
Chủ trị:
Trị thận hư, liệt dương, di tinh, mộng tinh, tảo tiết, lãnh cảm, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp, thần kinh suy nhược, mất ngủ, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, (Trung dược đại từ điển, Bản kinh), đầu mặt bị trúng phong, ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản thảo cầu nguyên)
Liều dùng: 6-12g dạng thuốc thang, có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán thành bột...

Tài liệu tham khảo:
Bộ y tế (2002), Dược điển Việt Nam, NXB Y học lần xuất bản thứ 3
Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học
Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học

Thành Phần của Ba Kích:

· Trong Ba Kích có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Chinese Hebral Medicine).
· Morindin, Vitamin C (Trung Dược Học).
· Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
· Trong Ba kích có Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether (Vương Yến Phương – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 566).
· Palmitic acid, Vitamin C, Nonadecane (Chu Pháp Dữ – Trung Dược Thông Báo q986, 11 (9): 554).
· 24-Ethylcholesterol (lý Quán – Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1991, 16 (11): 675).
 

Cách ngâm rượu

- Ba kích tươi rửa sạch và để khô ráo nước
 



- Bóc lấy thịt, bỏ lõi
 



- Chuẩn bị rượu ngon  và bình ngâm (nên dùng bình thủy tinh)
 



2Kg thì ngâm khoảng 10 lít rượu là vừa đủ

- Cho ba kích đã sơ chế vào bình và đổ đầy rượu vào, đậy kín và ngâm
 



(Có thể ngâm 1 mình hoặc kèm với 1 số vị thuốc khác)

Tổng thiệt hại:

- Ba kích tươi: 2kg = 400K

- Rượu: 10 lít = 500K

- Bình ngâm: 150K



(St)

Cách chế biến củ ba kích ngâm rượu tốt nhất
Tác dụng chữa bệnh của cây ba kích
Uống rượu ba kích: Lợi bất cập hại!
Những bài thuốc bổ thận tráng dương cho phái mạnh
Mất khả năng làm bố do uống rượu ba kích
 



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý