Chín mé là do nhiễm khuẩn tạo nên. Chín mé có nhiều dạng, nhưng hay gặp là chín mé nông, tức là phát sinh ở lớp da của ngón tay, ngón chân.
Là loại mụn mọc ở đầu gốc móng tay, móng chân.
Xuất xứ: Được mô tả đầu tiên trong sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ (thế kỷ thứ 6) dưới tên gọi là Đại Chỉ.
Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng – Dương Khoa’ viết: “Chứng Đại chỉ, lúc đầu sưng, sốt, đau, mầu không đen, viền móng chân, tay có mủ, có thể làm cho móng bị rụng”.
Còn được gọi là Đại Giáp, Tao Chỉ, Thổ Đậu, Luân Chỉ, Tao Chỉ.
Nguyên Nhân
Do tạng phủ có nhiệt nung nấu, kết hợp với hỏa độc tụ lại, nhiệt độc thịnh quá gây nên. Móng chân tay là phần dư ra của gân, do nhiệt độc theo đường kinh xâm nhập vào khiến cho khí cơ ở đó không lưu thông được. Kết mủ gây nên.
Bên ngoài có thể do tổn thương (gai, kim đâm, xương cá đâm…) hoặc do cắn móng tay, làm móng… gây xước thịt, nhiễm độc gây nên. Đông y cho là do hoả nhiệt gây nên.
Triệu Chứng
Thường bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn:
+ Thời kỳ chớm viêm: 1-3 ngày, ở đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng bằng hạt đậu hoặc nhỏ hơn, tấy đỏ, ngứa, sau đó trở thành sẫm đỏ, nhức, khó chịu, có khi làm cứng ngón tay, khó cử động nhưng chưa có dấu hiệu toàn thân.
+ Nếu không điều trị hoặc điều trị không tốt sẽ tiến triển sang thời kỳ viêm lan toả, từ ngày thứ 4-7, lan rộng ra chung quanh cả ngón tay, lan lên mu và gan bàn tay (trường hợp viêm ở đốt thứ I). Đặc biệt có những trường hợp nặng, sưng cả lên cẳng tay hoặc viêm theo đường bạch huyết thành vệt tấy đỏ lên phái trong cánh tay, nhức nhối, căng tức, đau giật giật theo theo nhịp mạch đập, sốt nhẹ.
+ Cuối cùng là thời kỳ làm mủ ở điểm sưng đỏ lúc đầu. Nếu không điều trị kịp thời và đúng có thể gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn lan toả, có thể gây ra tử vong.
Triệu Chứng Lâm Sàng
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
+ Nhiệt Độc Uẩn Kết: Lúc đầu khóe móng sưng, đỏ, đau, kèm đau đầu, sốt, táo bón, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, chỉ thống. Dùng bài Thanh Nhiệt Giải Độc Ẩm gia giảm: Ngân hoa, Bồ công anh, Đơn bì, Xích thược, Cam thảo (sống), Đại hoàng (sống), Chi tử đều 10g, Liên kiều, Bối mẫu, Xích tiểu đậu đều 12g, Chỉ xác (sao) 6g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
Châm Cứu
+ Châm đối xứng: Châm ở điểm đau nhất bên lành, đối xứng với điểm đau bên bệnh qua cơ thể.
Thí dụ: Chín mé ở gốc ngoài móng tay cái bên trái, tìm điểm đau nhất ở gốc móng tay cái bên phải. Châm tả, kích thích mạnh, lưu kim 10-20 phút, cứ 5 phút vê kim một lần. Thường chỉ châm như vậy 1-2 lần là khỏi.
+ Ở móng tay: châm Linh đài, Hợp cốc.
Ở móng chân: Hành gian, Thái xung, Tam âm giao
Thuốc Đắp
- Lá Cúc hoa trắng, giã nát với ít muối, đắp. Đồng thời có thể dùng 20g Cúc hoa trắng, giã nát, hoà với ít nước đun sôi để nguội, uống.
- Cà (loại cà ghém, cà pháo) 1 quả, ướp muối, xẻ đôi, úp vào chỗ sưng đỏ, ngày thay 2-3 lần (293 Bài Thuốc Gia Truyền Đông Y).
- Chanh 1 quả, khoét một lỗ to bằng đầu ngón tay, cho vào đó ít muối ăn, nướng cho nóng lên, để cho vừa ấm chịu được, đút ngón tay bị chín mé vào, để khoảng 30phuts đến 1 giờ. Có thể làm 2~3 lần/ngày (293 Bài Thuốc Gia Truyền Đông Y)
Vệ sinh
Dùng cồn 70 rửa sạch chỗ mé chân bị, đợi cồn ráo thì dùng gạc lau khô. Sau đó bôi cao Sao Vàng vào chỗ bị, ngày bôi 2-3 lần
Chữa kiến mé bằng lá táo
Trong dân gian có nhiều cách để tị chín mé, nhưng nhanh và hiệu quả nhất mà mình hay áp dụng đó là dùng lá táo non. Mách cho bạn nào hay bị chín mé áp dụng.
Cách làm:
Lấy một ít lá táo non, rửa sạch 2 – 3 lần. Sau đó cho lá táo vào ngâm nước muối nhạt khoảng 15 phút .
Sau đó vẩy khô. Tiết tục cho thêm 1 ít muối trắng cùng lá táo non vào cối giã nát.
Lấy bã vừa giã được đắp lên chỗ mé, rồi buộc lại bằng băng vải xô nhé! Ngày thay băng 2 lần, lá táo sẽ hút sạch mủ và giúp nhanh lành, vết chín mé sẽ hết đau nhức.
Để phòng ngừa chín mé, các bạn cần tránh các tác nhân gây ra như gai đâm, mảnh thủy tinh, dằm hoặc các nhiễm khuẩn xung quanh ngón tay, cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn.
Chữa chín mé bằng thuốc Nam
Để điều trị bệnh chín mé (một loại mụn nhọt đầu ngón tay, ngón chân), có thể lấy 1 nhánh tỏi bóc vỏ, giã nát, đắp vào chỗ tổn thương. Không dùng bài thuốc này khi nhọt đã có mủ.
Biểu hiện ban đầu của bệnh chín mé là ngứa. Sau đó, tổn thương sưng lên, nóng, đỏ và đau (cảm giác đau giật lên theo nhịp mạch); toàn thân có thể sốt hoặc ớn lạnh. Nhọt chín mé thường sưng chín, vỡ mủ rồi khỏi; móng ngón nơi đau được thay mới.
Nếu không được chữa trị, bệnh nhân có thể bị viêm xương dai dẳng, thậm chí phải tháo đốt ngón tay. Cá biệt có trường hợp nhiễm trùng huyết (sốt cao liên tục, đau đầu, nôn mửa, hôn mê, cấy máu có vi khuẩn), đe dọa tính mạng.
Dưới đây là một số bài thuốc nam điều trị bệnh này:
- Lá phù dung tươi 20 g, rau sam tươi 20 g, củ chuối tiêu tươi 20 g, giã nát, cho thêm tí muối, đắp lên nơi chín mé.
- Kim ngân hoa 40 g; hà thủ ô 16 g; cây cải trời 16 g; kinh giới 10 g; gai bồ kết 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Kim ngân, bồ công anh, thạch cao mỗi thứ 40 g; huyền sâm 20 g, gai bồ kết 16 g, đan sâm 12 g, sinh địa 12 g. Sắc uống.
Chữa kiến mé bằng khoai lang
Trị mụn nhọt, chín mé: lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối. Đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.
(ST)