Thời điểm này là dịp kiến ba khoang hoành hành. Chúng chứa độc tố gây nên những vết ngứa, bỏng rát và rất dễ nhiễm trùng. Để tránh bị tổn thương và lãnh sẹo, bạn có thể tham khảo những cách ứng biến sau đây.
Đặc điểm của kiến ba khoang: Kiến ba khoang có thân mình thon, dài như hạt thóc, có hai màu đỏ và đen. Chúng không đốt hay cắn nhưng trong dịch cơ thể lại chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da và bệnh Paederus dermatitis (một loại viêm da). Loài này chuyên ăn thịt côn trùng khác và săn rầy trên đồng ruộng.
Cách phòng kiến ba khoang đốt: Theo Trí thức trẻ, kiến ba khoang không phải loài côn trùng chủ động đốt người và cũng không phải loài côn trùng truyền bệnh, vì thế thực chất nó không đáng ghét như người ta vẫn thành kiến về nó. Hơn nữa, kiến ba khoang thuộc loại côn trùng có lợi, vẫn được coi là bạn của nhà nông. Vì thế không nên tìm cách tiêu diệt kiến ba khoang mà hãy tìm cách xua đuổi chúng ra khỏi môi trường sống của mình.
Một số cách để xua đuổi kiến ba khoang khỏi nhà: Đóng kín cửa để kiến không chui vào nhà được. Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang. Làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ, lỗ thông khí. Buổi tối không nên bật đèn neon, không nên ngồi gần các nguồn sáng như bóng đèn. Nếu có thể thì bật đèn ban công để thu hút kiến ba khoang ở ngoài, không chui vào nhà nữa. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót, không nên tiếp xúc trực tiếp.
Xử lý tại nhà khi bị kiến ba khoang đốt Báo Khám Phá cho hay, kiến ba khoang chứa độc tố có khả năng gây nên những vết ngứa, bỏng rát và rất dễ nhiễm trùng. Tổn thương do kiến ba khoang tạo ra thường có dạng ban đỏ, mụn nước, mụn mủ, lở loét - dấu hiệu đặc thù chỉ có trong viêm da tiếp xúc do côn trùng. Vì vậy, khi bị kiến ba khoang đốt cần xử lý theo các bước dưới đây.
Nếu tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang, vùng da tiếp xúc có thể xuất hiện ban đỏ, ngứa. Ngay lập tức hãy dùng nước muối sinh lý rửa nhẹ nhàng để làm sạch chất độc bám trên da. Sau đó dùng hồ nước bôi lên vùng da tổn thương nhằm mục đích làm mát da, tránh phồng rộp.
Khi da đã nổi mụn, phòng rộp như vết bỏng, tiếp tục dùng hồ nước bôi để làm sạch, dịu da. Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, dùng dung dịch xanh methylen bôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng. Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch, hãy sử dụng các loại thuốc dạng mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa (ví dụ fucidin-H, fucicort) để bôi, giúp vết thương mau lành. Nếu bị tổn thương nặng, cần phải có bác sĩ kê đơn thuốc uống kèm với bôi bên ngoài để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng toàn thân hoặc bội nhiễm nặng.
Những sai lầm nghiêm trọng khi xử trí vết đốt do kiến ba khoang đốt: Theo Trí thức trẻ, khi thấy kiến ba khoang bám trên da, tuyệt đối không dùng tay trần để giết chúng, hãy thổi nhẹ hoặc dùng vật dụng hất nhẹ chúng ra để tránh lây lan diện rộng. Trong trường hợp đã bị đốt, bạn cần tránh những sai lầm trong cách xử lý vết thương sau: Rửa vết thương bằng nước thông thường: Sau khi bị kiến ba khoang đốt, rửa bằng nước sạch thôi không đủ để tránh lây lan cũng như khử trùng tạm thời cho vết thương.
Không nắm rõ tiến triển bệnh và tự ý bôi thuốc không đúng cách: Nhiều người thường nhầm lẫn vết đốt do kiến ba khoang với bệnh zona. Khi trên da xuất hiện những vết phồng rộng, lan tỏa, có mủ thì tự mua thuốc để bôi. Do không nắm rõ tình hình tiến triển của vết thương và cứ nghĩ bôi càng nhiều thuốc càng tốt. Có những người bôi quá nhiều Acyclovir đến mức bị loét da, tổn thương sâu hơn, lúc này việc điều trị sẽ càng lâu hơn.
Gãi làm vết thương thêm trầm trọng, nhiễm trùng: Khi bị kiến ba khoang đốt, hiện tượng đầu tiên sẽ gặp phải là ngứa rát râm ran rất khó chịu và kéo dài. Khi đó nhiều người có thói quen gãi vết thương, việc này có thể gây bợt da, trầy loét vết đốt, tổn thương sâu.
Theo Trí thức trẻ
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12