Có mùi hương dễ chịu và có nhiều tác dụng với sức khỏe nên đinh hương không những được dùng làm gia vị mà còn được chế biến làm thuốc chữa bệnh.
Khái quát chung về cây đinh hương
Tên khoa học Syzygium aromaticum (L.) Merr.et Perry, Eugenia caryophyllata Thunb., Eygenia caryophillus (Sprengel) Bullock et. Hariss.
Thuộc họ sim Myrtaceae.
Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. Tên caryophyllata do chữ caryo có nghĩa là quả dẻ, phyllus là lá, sau khi lá đài rụng hết, vị đinh hương giống như một quả hạt dẻ nhỏ được bao bọc bởi một vòng lá.
a. Mô tả cây
Đinh hương cao 12-15m. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, phiến lá dài. Hoa mọc thành xim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu cành. Hoa gồm 4 lá đài dày, khi chín có màu đỏ tươi, 4 cánh tràng màu trắng hồng, khi nở thì rụng sớm, rất nhiều nhị. Quả mọng dài, quanh có các lá đài, thường chỉ chứa một hạt.
b. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây đinh hương vốn có nguồn gốc ở đảo Mô-lúc (Indonesia). Được đưa đi trồng tại nhiều nước nhiệt đới châu Phi và châu Á vào thế kỷ 18. Nhiều nhất ở các đảo Zanziba và Penba (Ấn Độ Dương), bờ biển phía đông châu Phi, Mangat, Braxin, Malaysia, Sumatra.
Cây ưa khí hậu nóng và ẩm, độ cao dưới 200-300m. Năm thứ 5 và 6 ra hoa, nhưng thu hoạch cao nhất vào năm thứ 20. Tùy theo vùng, mỗi năm thu hoạch 1-2 lần, khi nụ bắt đầu đỏ. Hái hoa bằng tay khi còn ở giai đoạn nụ, ngắt bỏ cuống (griffe), nhưng cuống cũng được sử dụng. Phơi sấy cho đến khi ngả màu nâu. Mỗi cây cho khoảng 2-3kg nụ đinh hương. Đừng để đến khi thành quả (anthofles) mới hái vì khi ấy chất lượng kém. 1kg đinh hương gồm khoảng 10.000 nụ.
Nước ta trước đây hoàn toàn nhập đinh hương. Sau đó có thử di thực nhưng không phát triển. Hiện đã mất giống.
Loại thảo mộc này là một vị thuốc có hình dáng giống như chiếc đinh và có mùi thơm, vì thế nên nó được dân gian đặt tên là đinh hương. Trong y học Trung Quốc, đinh hương được sử dụng để chữa lành chứng khó tiêu, nôn mửa, sát khuẩn, chống nấm và một số các bệnh khác. Ngoài ra, đinh hương còn được sử dụng để chế biến mỹ phẩm, làm gia vị…
Dưới đây là các tác dụng của loại thảo mộc quý này.
Xóa tan căng thẳng
Tinh dầu đinh hương có tác dụng kì diệu trong việc phá tan sự căng thẳng, mệt mỏi. Mùi thơm từ loại thảo dược này kích thích cơ thể thư thái, hưng phấn, giúp lấy lại sự cân bằng của cuộc sống.
Đinh hương thúc đẩy các enzyme trong cơ thể giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Chúng được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
Uống hỗn hợp bột đinh hương trộn mật ong có hiệu quả trong việc giảm ói mửa đồng thời xoa dịu cơn đau dạ dày.
Đinh hương được sử dụng để chữa lành chứng khó tiêu, nôn mửa, sát khuẩn, chống nấm.
Khí hậu thay đổi khiến cơ quan hô hấp của bạn chưa thích nghi kịp thời, điều đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài.
Giảm đau xương khớp
Ngâm đinh hương, quế, gừng vào rượu trắng khoảng 7 ngày là bạn đã có một chai dầu xoa bóp chữa trị bệnh đau khớp hữu hiệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhỏ hỗn hợp này rồi sao nóng và chườm lên chỗ đau mỏi, hiệu quả sẽ rõ rệt.
Cách sử dụng hoa đinh hương
Đinh hương còn gọi là cống đinh hương, đinh tử hay đinh tử hương, có tên khoa học là Syzygium aromaticum (L.) Merr. Et Perry. Nụ hoa có vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng, kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng. Nước sắc nụ có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Tinh dầu hoa có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.
Hoa đinh hương được làm gia vị cho món ăn.
Nụ đinh hương khô còn dùng làm gia vị (chủ yếu là eugenol) có thể gây phấn khích, kiện vị, sát trùng, sát vi khuẩn, chống nấm, trị mửa. Trong nụ có chứa eugenin chống nhiều siêu khuẩn như: trái rạ, R.D.
Hoa đinh hương chống thụ tinh ở phụ nữ, kích thích và làm co rút tử cung, làm tiết mật, làm lành lở bao tử, chống ung thư. Ngoài ra còn chống sự ngưng đập của phiến bào vì eugenol ngăn sự tạo lập tromboxan A.
Từ lâu, người ta đã biết dùng đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm.Công dụng phổ biến của đinh hương là dùng chế bột cary, một loại gia vị rất quý giúp kích thích tiêu hóa. Ngoài ra đinh hương được dùng làm thuốc chữa đau bụng, nấc cục, kích thích tiêu hóa, xoa bóp và gắn bó gãy xương, chữa phong thấp, đau xương nhức mỏi, lạnh tay chân.
Ở Ấn Độ, đinh hương dùng chữa đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Nụ hoa dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng, làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Người ta còn dùng đinh hương trong chế biến nước hoa, vanilin tổng hợp.
Theo - VnExpress.Net
Một số bài thuốc: Xuất tinh sớm: Đinh hương 20 g, tế tân 20 g đem ngâm với 100 ml rượu 75%, sau nửa tháng thì dùng được. Khi dùng, lấy dịch thuốc xoa lên đầu dương vật, sau chừng vài phút có thể hành sự. Nứt đầu vú: Đinh hương 5 g tán bột, đường đỏ 5 g, hai thứ trộn đều, chế thêm 1 chén rượu trắng; đem đun cho thật khô rồi lại tán mịn, hòa với dầu vừng, bôi lên tổn thương. Nấc và nôn do hư hàn: Đinh hương, thị đế, nhân sâm, sinh khương mỗi vị 9 g, sắc uống. Hoặc: Đường trắng 250 g gia một chút nước rồi đun nhỏ lửa cho chảy hết, cho gừng tươi giã nát 30 g, đinh hương 5 g vào đun cho đến khi tạo thành dạng keo, sờ tay không dính là được. Đổ ra khay có thoa dầu lạc, đợi nguội rồi cắt thành 50 miếng nhỏ, mỗi ngày ăn một vài miếng sau bữa cơm. Đi lỏng: Đinh hương 30 g, xa tiền tử sao 20 g, tất bạt 10 g, hồ tiêu 5 g, nhục quế 5 g. Tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín, mỗi lần lấy 100 mg bột thuốc hòa nước đắp vào rốn, dùng băng cố định lại, 1-2 ngày thay thuốc một lần. Hoặc: Đinh hương 5-10 g, nhục quế 4-6 g, mộc hương 5-10 g, tất cả tán thành bột mịn, đắp vào rốn. Hoặc: Đinh hương 3 g, sa nhân 6 g, bạch truật 12 g, tán bột, uống mỗi lần 2-4 g, ngày 2-3 lần. |
(Theo SK&ĐS) |
(St)
Ý nghĩa của hoa tử đinh hương
Công dụng của cây oải hương
Công dụng của cây hương nhu
Tác dụng chữa bệnh của cây hương nhu