Nuôi con bằng sữa ngoài như thế nào - những điều cần biết

seminoon seminoon @seminoon

Nuôi con bằng sữa ngoài như thế nào - những điều cần biết

19/04/2015 02:07 PM
299

Cần cho trẻ ăn bao nhiêu sữa bột mới đủ dinh dưỡng? Vấn đề thường gặp ở các bà mẹ là chỉ sợ con ăn không đủ. Vì sao như vậy?... Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bà mẹ chủ động hơn khi nuôi con bằng sữa bột hoàn toàn.


Trong trường hợp người mẹ không có sữa, người mẹ bị bệnh hoặc vì điều kiện không thể cho con bú thì phải cho con bú sữa bột. Tuy sữa bột không được như sữa mẹ nhưng hiện trên thị trường có nhiều chế phẩm sữa bột dành cho trẻ sơ sinh đã có nhiều cải tiến nên có thể yên tâm nuôi con bằng sữa bột chuyên dùng cho trẻ sơ sinh (khi điều kiện không cho phép bú sữa mẹ). Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách chuẩn bị và pha sữa bột sao cho tốt với bé.

Chuẩn bị

Dụng cụ cần thiết để pha sữa bột

Chuẩn bị 4 – 6 chiếc bình bú sữa, gồm đầy đủ núm vú cao su và nắp đậy. Núm có thể làm bằng cao su hoặc silicon, cả hai loại này đều an toàn. Bạn có thể thay đổi các núm vú có kích cỡ lỗ to nhỏ khác nhau để chọn được loại mà bé thấy thích nhất.

Khử trùng mọi công cụ, vật dụng trên vì hệ miễn dịch của bé vẫn chưa đủ mạnh để chống lại một vài tác động lây nhiễm. Do đó, khử hẳn các vi khuẩn gây hại sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh của trẻ. Nếu bạn không sử dụng tủ lạnh hoặc nguồn nước nhà bạn không thật sự an toàn thì tốt nhất nên duy trì việc khử trùng dụng cụ này ngay cả khi bé lớn trên 6 tháng tuổi.

Cách pha chế sữa:

Đầu tiên hãy đun một ít nước sôi, dùng nước máy chảy từ vòi chứ không sử dụng các loại nước dự trữ trong thùng hay chậu để tránh mọi vi khuẩn hay các loại côn trùng xâm nhập. Bạn có thể đun bằng ấm điện hoặc đun sôi trực tiếp trên bếp. Không cần để sôi quá 30 giây. Để nước nguội tới nhiệt độ phòng, sau đó bắt đầu pha thêm sữa bột hay sữa tươi khác.

Chuẩn bị bình sữa cho bé:

Rót lượng nước đun sôi để nguội vào bình vừa đủ cần thiết.

Sử dụng đúng loại thìa múc sữa bột đã cho trong hộp sữa, cho số lượng thìa sữa bột đúng theo công thức vào bình.

Đóng chặt nắp bình, xoay bình sao cho lượng bột không bám núm vú cao su, sao đó lắc nhẹ để hòa tan hỗn hợp.

Nếu bạn chưa sử dụng ngay, cất bình sữa vào trong cùng của tủ lạnh nơi mát nhất, không để ở ngăn cánh của tủ. Tuy nhiên theo lời của các bác sỹ và các tư vấn về dinh dưỡng thì bạn chỉ nên pha sữa khi có nhu cầu sử dụng luôn chứ không nên pha sẵn từ trước rồi cất đi.

Hãy vứt bỏ mọi hỗn hợp pha chế đã trữ trong tủ lạnh quá 24h.

Một số lưu ý an toàn:

  • Rửa tay sạch và vệ sinh bề mặt làm trước khi pha chế sữa cho bé.
  • Cất hỗn hợp sữa trong vào tủ lạnh ngay khi bạn pha xong nếu như chưa có nhu cầu sử dụng.
  • Tích trữ lượng sữa thừa lại trong bình để dùng sau có thể gây nguy hiểm do lượng sữa này có thể bị nhiễm khuẩn khi đã được sử dụng. Nên bỏ lượng sữa này đi nếu không được sử dụng tiếp trong vòng một giờ.
  • Luôn kiểm tra hạn sử dụng trên vỏ sữa bột và vứt ngay nếu quá hạn. Một hộp sữa đã mở ra không nên sử dụng quá một tháng.
  • Khi có nhu cầu mang sữa đi theo, cách an toàn nhất là bạn nên trữ nước sôi để nguội và lượng sữa bột cần thiết trong hai bình riêng rẽ, khi cần mới pha vào nhau.
  • Nếu bạn muốn mang sữa đã pha chế đi thì phải giữ ở nhiệt độ đóng băng. Có thể thì sử dụng loại túi giữ ấm bình cho trẻ.
  • Bạn tuyệt đối không để bé bú bình một mình và bỏ đi để chúng tự xoay sở. Sữa chảy quá nhanh sẽ khiến trẻ sặc sữa và hít dung dịch này vào phổi và có thể gây ngạt. Những trẻ bú bình kiểu này còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tai và gây các khuyết tật cho bé. Tốt nhất, nên ẵm và vỗ về khi bé ăn, đồng thời trò chuyện với trẻ để chúng có thể hấp thụ và phát triển nhanh nhất.

Cho trẻ bú bình đúng cách

Hầu hết trẻ đều thích bú sữa ấm hơn là sữa lạnh nhưng nếu trẻ thích, bạn có thể cho trẻ bú sữa lạnh khi bạn không có điều kiện hâm nóng sữa.

Ngâm bình sữa trong nước ấm tới nóng là cách an toàn nhất để hâm sữa nóng. Các máy hâm nóng bình cũng khá tiện lợi và an toàn vì có bộ phận điều nhiệt, tuy nhiên không hâm nóng bình quá 10 phút để tránh vi khuẩn sinh sôi.

Lò vi sóng không phải là một phương pháp tốt nhất để hâm nóng sữa, do lò vi sóng tác động nhiệt không đều. Những vung sữa quá nóng có thể làm bỏng nhiệt miệng của trẻ. Ngoài ra, đôi khi bình được đậy chặt cũng có thể bị nổ trong lò.

Hãy kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ một ít ra mặt trong cổ tay bạn.

Hãy giữ tâm trạng thật thoải mái, ẵm bé vào lòng, bế bé nhẹ nhàng nhưng phải thật chắc chắn. Nên bế bé nằm nghiêng bú để bọt sữa nổi trên bình, giúp bé bú sữa dễ dàng hơn.

Để núm vú trước môi bé, bé sẽ ngậm lấy núm vú và bắt đầu mút sữa. Hãy giữ chiếc bình ở một góc mà lượng sữa luôn đầy trong cổ bình. Khi trẻ đã bú được nửa bình hoặc ngừng bú hẳn, bạn có thể bỏ bình ra và xem bé còn muốn bú nữa hay không.

Nếu bé ngủ quên đi lúc đang bú, bạn hãy bế bé lên vai, xoa nhẹ lưng và đầu bé, vỗ nhẹ vào chân hay mông của bé để gọi bé dậy. Nếu cách này không hiệu quả, thay tã cho bé cũng là một cách khá hay khác. Đợi tới khi bé tỉnh ngủ hẳn trước khi cho bé bú nốt.

Đảm bảo sữa luôn chảy đều

Bạn có thể kiểm tra dòng chảy của sữa qua lỗ bằng cách dốc ngước bình sữa ở nhiệt độ phòng, sữa nhỏ giọt liên tục sẽ là tốt nhất.

Nếu bạn phải lắc mạnh sữa mới chảy rat thì dòng chảy như vậy quá chậm và bé có thể ngủ quên mất trước khi được bú.

Một ít sữa có thể trào ra ở mép miệng bé, nhưng bạn không nên quá lo lắng về điều này vì nó sẽ hết khi bé lớn hơn.

Nếu không thể có một núm vú thật hoàn hảo thì bạn nên chọn núm vú cao su có lỗ to hơn sẽ tốt hơn là quá nhỏ.

Mỗi bé lại hấp thu một lượng sữa khác nhau. Không có một con số cụ thể cho lượng thức ăn hay số bữa trong ngày mà bé nên có. Con số sau đâu cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn cũng có thể tham khảo trong hướng dẫn sử dụng ở hộp sữa bột.

Trẻ cần có 150 – 200 ml sữa cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày cho tới khi được 3 tháng tuổi. Thông thường bé nên được cho bú từ 6 đến 7 lần trong một ngày, song các nhà chuyên gia cho rằng bạn nên cho bé ăn bất cứ khi nào mà bé đói, không quy định số bữa cụ thể trong ngày.

Bạn này chỉ nên coi những thông tin về số lượng sữa cho từng độ tuổi in trên bao bì sữa như một cách tham khảo, nó có thể không phù hợp với con bạn. có nhiều trẻ không ăn đúng theo “lượng yêu cầu” cho độ tuổi và chiều cao, nhiều trẻ ăn nhiều hơn thế. Bạn hãy nhớ bé tăng cân đều đặn hay liên tục phải thay tã lót cho bé không phải điều gì quá lạ, trẻ tỏ ra hoạt bát năng động và phát triển khỏe mạnh mới làm tất cả.

Khử trùng dụng cụ sau khi cho trẻ bú.

Sau khi cho trẻ bú bình xong, tháo rời bình, nắp, núm vú cao su đồng thời ngâm ngay vào nước lạnh. Trước khi khử trùng chúng cho lần bú tiếp theo, rửa tất cả bằng nước nóng có xà phòng và tráng thật sạch. Xối nước vào núm vú cao su để rửa sạch vào lỗ thông.

Sau đây là một số cách tiệt trùng dụng cụ:

  • Bỏ các vật dụng vào trong một cái nồi.
  • Đổ nước ngập các dụng cụ này.
  • Đặt nồi lên bếp, đun sôi trong khoảng 5 phút.
  • Bỏ các dụng cụ bạn chưa dùng ngay vào một chiếc hộp rồi cất vào tủ lạnh.
  • Luộc sôi cả dụng cụ rửa bình cho bé sau mỗi ngày.

Các lưu ý an toàn: Nếu trong gia đình bạn có những bé khác lớn hơn, nên làm công việc này khi các bé đã ngủ hoặc khi chúng không ở nhà để tránh các bé nghịch ngợm gây bỏng. Để tránh cho bản thân, bạn nên để cho các vật dụng này trong nồi cho tới khi chúng nguội rồi mới lấy ra.

Những điều nên biết khi nuôi con bằng sữa bột

Cần cho trẻ ăn bao nhiêu sữa bột mới đủ dinh dưỡng? Vấn đề thường gặp ở các bà mẹ là chỉ sợ con ăn không đủ. Vì sao như vậy?...  Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bà mẹ chủ động hơn khi nuôi con bằng sữa bột.

Những điều nên biết khi nuôi con bằng sữa bột

Cho trẻ ăn bao nhiêu sữa bột mới đủ dinh dưỡng?

Nếu nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa bột, thì cách tính thông thường là dựa vào thể trọng.

Nói chung, mỗi ngày cứ 1kg trọng lượng thì dùng 100 - 200mg nước sữa (pha theo tỉ lệ một sữa với 4 nước), sau khi tính ra tổng trọng lượng và lượng sữa cho trẻ ăn trong một ngày thì chia đều làm 5 - 6 lần.

Song nhu cầu của từng trẻ khác nhau, chênh lệch cũng khá lớn. Song tổng lượng ăn mỗi ngày cũng không được vượt quá 1.000ml. Nếu 1.000ml mà vẫn không no, chứng tỏ cần phải cho ăn thức ăn bổ sung, hoặc đã cho ăn bổ sung các thức ăn khác nhưng vẫn chưa đủ.

Trẻ không chịu ăn sữa bột:

Nếu trẻ đã quen với sữa mẹ, có thể chúng sẽ không chịu ăn sữa bột, vì vị sữa bột mới mẻ với chúng. Điều đó liên quan tới khi chất bẩm sinh ở trẻ. Có những trẻ thích tiếp thu những cái mới, có trẻ thì lại hơi khó. Điều đó đòi hỏi các bậc cha mẹ phải kiên trì rèn luyện cho trẻ làm quen.

Điều cần chú ý là, nhiều bà mẹ khi thấy trẻ không chịu ăn sữa bột đã vội "qui tội" cho sữa bột là "rởm", là kém phẩm chất, liền thay loại sữa khác...

Ăn sữa bột nhiều hơn các thứ ăn thêm khác:

Trẻ thích ăn sữa bột là do hợp khẩu vị, mà lại tiện. Nếu vì lý do như thế, coi nhẹ các thực phẩm bổ trợ khác, thì không nên.

Nói chung, sau khi trẻ được 4 tháng nên bắt đầu cho ăn thêm. Nếu sau 1 tuổi vẫn cho trẻ ăn sữa bột như thức ăn chính, thì sau này khó mà hình thành thói quen ăn uống tốt. Và thường dễ làm cho trẻ ăn thiên lệch.

Hơn nữa, những đứa trẻ quá dựa dẫm vào sữa bột, sữa bò thường là phát triển chậm hơn trẻ có ăn thêm bổ trợ.

Ăn sữa bột gây bế tắc đại tiện:

Protein trong sữa bò có nhiều casein, do tác dụng của dịch toan (acid) trong dạ dày dễ bị kết thành cục cứng, khó tiêu hóa, và dễ gây táo bón, thậm chí gây bế tắc đại tiện, trẻ rất khó chịu và cha mẹ còn khó chịu hơn.

Những đứa trẻ ăn sữa bò là chính cần phải ăn thêm nước hoa quả, nước rau, cùng các loại rau quả xay. Ngoài điều chỉnh về ăn uống, còn phải luyện cho trẻ đại tiện đúng giờ.

Nếu luyện cho trẻ đại tiện đúng giờ thành thói quen, lâu dần sẽ hình thành phản xạ có điều kiện. Tới một lúc nhất định trẻ sẽ có yêu cầu về đại tiện, sẽ không bế tắc nữa.

Về các thành phần phụ gia trong sữa bột

DHA và AA:

"DHA" là loại acid fatty đa nguyên không bão hóa, được gọi là Vua trong hàng acid fatty rất ích não. "AA" cũng là một loại acid fatty đa nguyên không bão hóa. Chúng đều là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất cho trẻ.

DHA có thể thúc đẩy sự phát triển võng mạc thị giác và hệ thống thần kinh trung khu ở não trẻ. Đối với những trẻ đủ tháng, sữa mẹ và sữa bột dùng cho trẻ em đều có chứa acid fatty.

Những acid fatty này sẽ sinh ra DHA, cho nên không cần phải bổ sung thêm DHA bổ trợ nữa. Các bác sĩ dinh dưỡng kiến nghị, các bà mẹ khi mang thai hoặc cho con bú cần ăn nhiều loại cá biển nước sâu (như cá hồi, cá tuyết). Như vậy hàm lượng DHA trong sữa mẹ sẽ rất dồi dào.

Đối với trẻ sinh thiếu tháng, các khí quan của chúng vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên trong cơ thể khó mà có đủ DHA. Hơn nữa nồng độ sữa pha cho trẻ thiếu tháng lại khá cao, lượng khoáng chất và vitamin bổ trợ lại khác với sữa bột theo công thức pha chế chung.

Nhưng các bậc cha mẹ cần chú ý, lượng sữa cho trẻ thiếu tháng ăn nếu không đủ thì có thể cho ăn loại sữa dùng riêng cho trẻ có cân nặng thấp. Khi pha có thể tăng nồng độ lên.

Khuẩn latic cũng giống như khuẩn hữu ích:

Đó đều là loại khuẩn tự nhiên có ích trong ruột, đều có tác dụng điều chỉnh trị số axit - kiềm trong ruột và dạ dày, giúp cho nhóm khuẩn hữu ích sinh trưởng.

Thế nhưng, trong cơ thể của trẻ 1 tuổi vẫn chưa có môi trường cho những khuẩn hữu ích này sinh trưởng, như vậy khuẩn hữu ích sẽ bị giảm dần. Bà mẹ có thể ăn cứ vào tình hình ăn uống và sinh trưởng của trẻ mà quyết định.

Nếu trẻ đại tiện bình thường, có nghĩa là nhóm khuẩn hữu ích bình thường. Ngược lại, bà mẹ có thể cân nhắc và thay thế loại sữa bột để tăng loại khuẩn có ích này.

Đường loãng Oligo:

Đó là loại môi chất giúp cho khuẩn hữu ích trong đường ruột phát triển. Chúng có tác dụng hỗ trợ qua lại thúc đẩy lẫn nhau. Đường Oligo giúp cho khuẩn hữu ích sinh sôi phát triển để phát huy tác dụng của khuẩn lactic và khuẩn bifids lớn hơn.

Thùy Mai
Theo Mom Baby

Mua sữa gì cho con để con khỏe mạnh, phát triển tốt nhất
Nuôi con bằng sữa mẹ thời hiện đại
Muốn nuôi con bằng sữa mẹ cũng khó
5 cấm kỵ tuyệt đối khi nuôi con bằng sữa mẹ


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý