Không ít ông bố bà mẹ phải đau đầu khi những đứa trẻ yêu quý của mình quậy phá, khóc lóc, lì lợm, không chịu nghe lời. Bạn đã từng đọc những cách dạy con của nước ngoài, học những kinh nghiệm từ các nguồn khác nhau nhưng đến khi áp dụng với con mình cũng vẫn chỉ là công cốc. Đừng mệt mỏi hay nản chí bởi dạy được một đứa trẻ ngoan là cả một hành trình cần nhiều sự kiên nhẫn.
Nếu con không chịu hợp tác, hãy lắng nghe ý kiến của trẻ
Các chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên: khi trẻ thích nghịch ngợm, quậy phá, thích phiêu mưu, mạo hiểm với thế giới xung quanh, thay vì ngăn cấm, cha mẹ nên ủng hộ và khéo léo quan sát, hướng dẫn để bảo vệ cho trẻ tránh khỏi nguy hiểm. Khi trẻ cứng đầu, thường phản pháo người lớn bằng các câu nói: "Con không muốn như vậy!", "Con không thích làm điều đó!"…, nên để trẻ được nói ra suy nghĩ của mình và thấu hiểu con.
Lắng nghe giúp bố mẹ hiểu được các hành động, mong muốn, đòi hỏi của con
(Ảnh minh họa).
Bé My 5 tuổi luôn để ngoài tai những lời mẹ nói thậm chí nghe với thái độ gượng ép và bất cần. Chị Hà (mẹ bé My) lúc đầu rất tức giận trước sự ngoan cố của con nhưng càng dọa dẫm, đánh mắng bé càng lì hơn. Điều làm chị ngạc nhiên là con mình rất nghe lời cô giúp việc.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân chị Hà nhận ra mình đã quá khô khan và độc đoán với con trong khi người giúp việc luôn nói chuyện nhẹ nhàng, trò chuyện, hỏi han mỗi khi con làm sai điều gì.
Nhà tâm lý học Luis Parra (Thụy Sĩ) đã tìm hiểu, phân tích những thông số về 5000 trẻ châu Âu và Mỹ. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ trong những năm đầu tiên của cuộc đời được tạo cơ hội để nói ra với mọi người những gì nó nghĩ, nó cần, những thứ nó luôn phản kháng thường có chỉ số IQ cao hơn 20% so với những trẻ em biết nghe lời và có nhiều dấu hiệu cho thấy, sau này trẻ sẽ dễ thành đạt trong cuộc sống hơn.
Nếu bé quá ương bướng, hãy "bướng" hơn con
Khi bé đòi hỏi vô lý, các chuyên gia tâm lý cho biết việc bạn cần làm ngay là giải thích cho con chứ đừng quát mắng vội. Nói rõ lý do "không" với chúng một cách nghiêm túc và thật chậm để trẻ hiểu. Nếu bé vẫn tiếp tục không nghe, khóc lóc hay ăn vạ bạn cần chuyển sang "chế độ tảng băng", tức là làm việc bình thường và phớt lờ sự ỉ ôi của trẻ.
Màn "thi gan" này đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, đôi khi bé sẽ thay đổi âm sắc như gào to hơn hay thảm thiết hơn mục đích là để thăm dò thái độ của bố mẹ nên các bạn đừng vội "thua" nhé.
Nghĩ ra trò chơi hay câu truyện dẫn dắt trẻ
Khi bé đòi hỏi vô lý, các chuyên gia tâm lý cho biết việc bạn cần làm ngay là
giải thích cho con chứ đừng quát mắng vội (Ảnh minh họa).
Bé Bi 3 tuổi làm rơi ô tô đồ chơi xuống gầm bàn, thay vì cúi xuống nhặt lên thì bé khóc to và bắt mẹ phải nhặt nếu không bé đòi mua ô tô mới. Chị Lan - mẹ bé bình tĩnh đề xuất con chơi một trò chơi sau đó sẽ nhặt ô tô lên cho con, bé Bi đồng ý với điều kiện của mẹ. Chị muốn chơi trò "siêu nhân cứu thế giới", bé Bi rất hào hứng vì bé vốn thích siêu nhân. Chị Lan đóng vai bạn mèo con làm thất lạc những mảnh ghép hình, nhiệm vụ của siêu nhân Bi là tìm hết các mảnh ghép đó và phần thưởng sẽ là 1 thanh socola. Bi thích thú tìm kiếm, chị Lan để 1 mảnh ghép cạnh chiếc ô tô Bi làm rơi. Sau khi được cổ vũ nhiệt tình bé Bi đã hoàn thành nhiệm vụ và nhặt cả ô tô lên. Bằng những lợi khen ngợi và cái ôm trìu mến bé Bi đã tự giác hơn ở những lần khác.
Tương tự, nếu là bé gái các mẹ có thể kể một câu chuyện dẫn dắt khéo léo để con ngừng khóc lóc và tập trung vào câu chuyện. Sau khi kết thúc trò chơi hay câu chuyện, hãy phân tích một cách dễ hiểu để bé ý thức được việc mình làm.
Để trẻ biết trẻ sẽ được gì và mất gì nếu tự hành động theo ý mình
Đừng nghĩ để trẻ lớn đến một giai đoạn nào đấy rồi mới dạy dỗ. Chúng ta cần rèn luyện cho trẻ ngay từ lúc bé để tạo được thói quen tốt cho trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, dạy dỗ đứa trẻ có thể tiến hành ngay khi trẻ sinh với phương pháp phù hợp với tâm lý của trẻ bởi trẻ sẽ say sưa khi thích thú một vấn đề gì đó.
Sự quan tâm của cha mẹ luôn là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề ở trẻ (Ảnh minh họa).
Cha mẹ nên đưa ra một số điều kiện như: "Nếu con không chịu ăn thì con sẽ phải đợi đến bữa sau", "Khi con khóc quá lâu, bố mẹ sẽ không còn quan tâm đến con nữa", "Bố mẹ sẽ cố gắng dành nhiều thời gian chơi với con nhưng khi bố mẹ bận con phải tự chơi một mình dù muốn hay không", "Trong nhà con được phép chơi những đồ con muốn nhưng cái gì mẹ đã nói không được động vào thì tuyệt đối không là không", "Con được yêu cầu nhưng không được ra lệnh hay đòi hỏi", "Bố mẹ sẽ cho con những thứ con cần nhưng không phải tất cả những gì con muốn"…..
Quan tâm bất ngờ ngay khi trẻ phạm lỗi
Chị Mai kể một lần bé Min cố lấy quả bóng mắc kẹt trên giá sách, do không với tới nên bé đã làm đổ lọ hoa bên dưới. Thay vì hối hận hay sợ hãi do gây ra lỗi lầm thì bé tỏ ra tức giận vì không thể lấy được quả bóng. Chị không quát mắng hay khiển trách mà ôm con vào lòng dịu dàng xoa đầu, giúp con lấy quả bóng và giải thích cho con hiểu về hành động của con.
Đứa trẻ cũng như người lớn vậy. Sự tức giận của bạn khi con nghịch ngợm chẳng khác gì sự tức giận của bọn trẻ khi chúng không có được cái chúng cần. Trong trường hợp này, chắc hẳn ít ai cũng đủ bình tĩnh để làm thế nhưng đòn roi không thể làm một đứa trẻ ngoan hơn.
6 cách “thuần phục” một đứa trẻ bướng bỉnh
Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn vài cách để đứa trẻ bướng bỉnh của bạn trở nên dễ dạy bảo hơn.
Khi trẻ lớn lên, bạn có thể nhận thấy con đã hình thành một số thói quen, hành vi xấu mà bạn gọi là “cứng đầu”. Con thường hành động trái ý và từ chối lắng nghe những lời dạy bảo của bạn.
Là cha mẹ, để đối phó với những đứa con cứng đầu quả thực là vấn đề khó khăn. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn vài cách để đứa trẻ bướng bỉnh của bạn trở nên dễ dạy bảo hơn.
1. Động viên và khen ngợi con
Trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an, không muốn thoát khỏi “lớp vỏ bọc bướng bỉnh” khi xung quanh mọi người luôn thể hiện thái độ coi thường, quát mắng… với mình. Những cảm xúc cũng như phản kháng của trẻ lúc đó sẽ là giận dữ, quyết liệt chống lại người lớn.
Chính bởi vậy, nếu bạn muốn thay đổi một đứa con “cứng đầu” bạn cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt – cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.
Hãy kiên nhẫn với con và đừng bao giờ áp đặt trẻ. (Ảnh minh họa)
2. Có sự kiên nhẫn
Nếu bạn muốn con làm điều gì đó, hãy đưa ra yêu cầu khi con đang rảnh rang, sẵn sàng giúp bạn. Bố mẹ cũng nên tránh “chen ngang” việc mình muốn con làm khi chúng đang mải miết với những vấn đề riêng mình.
Bất cứ việc gì bạn muốn con làm mà khiến trẻ bị gián đoạn chắc chắn chúng sẽ khiến bạn nổi điên vì không thèm để tâm đến việc bạn yêu cầu. Trong trường hợp bạn có việc gấp, hãy nói cho con biết để trẻ hiểu rằng giúp mẹ lúc này là quan trọng hơn. Còn ngược lại, nếu bạn dứt khoát ép trẻ bằng lời ra lệnh thì sẽ đẩy hành vi bướng bỉnh của mình trở nên trầm trọng hơn.
3. Đừng áp đặt
Bạn là cha mẹ và bạn biết điều gì là tốt nhất cho con của mình. Tuy nhiên bạn thường không để ý đến cảm xúc cũng như suy nghĩ của con, bắt con làm những việc mà chúng không muốn. Bạn thường không cần hỏi hoặc luôn ra lệnh mỗi khi bạn muốn con làm điều gì đó.
Sự cứng nhắc khi đưa ra yêu cầu cho con, thậm chí là cho con lãnh luôn hậu quả khi chúng không thực hiện những việc bạn nói sẽ khiến trẻ không phục. Nếu bạn lúc nào cũng ra lệnh cho con làm theo ý của mình thì chắc chắn sẽ chỉ khiến trẻ bướng bỉnh hơn.
Vì thế bạn nên kiểm soát chừng mực thái độ cũng như hành vi của mình đối với con. Đừng để con thấy rằng bạn là cỗ máy cứng nhắc chứ không phải là bố mẹ mình.
4. Giữ bình tĩnh
Bạn không nên hà khắc và lập tức nổi nóng trẻ vì con không lắng nghe hay làm theo những điều bạn muốn. Bởi vì có thể việc bạn muốn lại là việc bất khả thi hoặc gây phiền hà cho con.
Ở những tình huống như vậy, bạn cần phải kiên nhẫn và hiểu con của mình. Hãy khiến con hiểu rằng việc bạn làm là muốn tốt cho con và con cần phải tôn trọng ý kiến của mình. Tuyệt đối không nên nổi nóng, đánh mắng con. Bởi như vậy sẽ chỉ khiến trẻ có ác cảm với cha mẹ và trở nên bướng bỉnh hơn.
Đừng đáp ứng quá nhanh những yêu cầu của con. (Ảnh minh họa)
5. Phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con
Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Trẻ sẽ hình thành thói quen “yêu cầu gì là được ngay” và phản ứng tức giận, la hét… một khi chúng không được đáp ứng. Chính vì vậy, bỏ qua những nhu cầu bất hợp lý của con có thể là một chiến lược hữu ích.
Ngoài ra, có những trẻ thường hành động bướng bỉnh bởi vì chúng thèm được sự chú ý, quan tâm của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ nên làm thế nào để trẻ nhận thấy được cha mẹ yêu thương và quan tâm.
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Là cha mẹ, bạn cần phải chú ý đến những thay đổi tâm sinh lý của trẻ. Bạn cần phải nhìn nhận ra vấn đề, đừng cho rằng đó là hành vi bình thường mà đứa trẻ nào cũng có. Bởi vì như thế sẽ rất dễ hình thành thói quen xấu, sai lầm trong lối sống…, ảnh hưởng đến bạn và con mai này.
Nếu bạn nhận thấy con bướng bỉnh ngoài vòng kiểm soát của mình, hãy đưa con tới gặp một nhà tâm lý học hoặc nhờ đến một chuyên gia tư vấn - họ sẽ có cách giúp bạn.
Cách dạy con bướng bỉnh "một phát nghe ngay" không cần quát mắng
Bố mẹ nên nhớ kiên nhẫn và bình tĩnh là chìa khóa tốt nhất để đối phó với các bé bướng bỉnh, cứng đầu.
Sẽ có lúc nhiều bậc phụ huynh sẽ phải đối mặt với trường hợp bé có thể nói "Không!" với hầu như tất cả mọi thứ bố mẹ yêu cầu. Các con thường hành động trái ý và từ chối lắng nghe những lời dạy bảo của người lớn.
Những lúc trẻ bướng bỉnh, khó bảo, nếu bố mẹ phản ứng mà không suy nghĩ thì chỉ khiến thái độ của con càng thêm tiêu cực. Vậy phải làm gì trong hoàn cảnh này? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bố mẹ khi đối phó với những đứa trẻ bướng bỉnh, hay cáu gắt.
Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận
Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi như vậy chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi. Tốt nhất, khi ấy, mẹ nên chịu khó lắng nghe và có cuộc nói chuyện nhẹ nhàng với con. Bố mẹ nên thận trọng trong việc giao tiếp, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể.
Bố mẹ hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con bằng cách hỏi một số câu hỏi như "Điều gì đang làm phiền con vậy?", "Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?”, hoặc "Giờ con muốn làm gì?"...Những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp trẻ bình ổn lại tâm trạng và biết được mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ.
Trong quá trình nói chuyện, bố mẹ hãy cố gắng quan sát và tìm ra nguyên nhân nào khiến trẻ khó chịu, sau đó mẹ hãy từ từ làm dịu sự bướng bỉnh của con. Nên nhớ, kiên nhẫn là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát tình hình.
|
Những lúc trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe lời thì bố mẹ không nên vội vàng cáu giận hoặc ngay lập tức tranh luận, đánh mắng con bởi nó chỉ khiến tình hình tệ thêm mà thôi (Ảnh minh họa)
|
Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Khi ấy, trẻ nhận thức được rằng bố mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của chúng, nên một khi không đòi hỏi được, chúng sẽ tức giận và la hét. Bởi thế, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách hay để trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu của con.
Động viên và khen ngợi con khi cần thiết
Thái độ, cách đối xử của người lớn với con cũng là nguyên nhân hình thành nên sự bướng bỉnh, khó bảo ở trẻ. Chính bởi vậy, muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.
Khuyến khích các hành vi tích cực sẽ làm cho các bé hiểu rằng đó là cách tốt để có được sự chú ý hoặc lời khen ngợi từ người khác. Bố mẹ cũng có thể tặng cho các con phần thưởng nhỏ để bé thêm hào hứng hơn.
|
Muốn thay đổi một đứa trẻ cứng đầu, bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, cho dù đó là việc nhỏ nhặt (Ảnh minh họa)
|
Đừng cố bắt ép trẻ làm điều gì đó
Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, nhu cầu và sở thích riêng vì thế bố mẹ đừng cố bắt ép các bé làm những điều mà bé không muốn bởi khi ấy các bé sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời.
Ví dụ, bé đang ngồi xem tivi rất vui vẻ nhưng đã quá giờ đi ngủ. Khi ấy, nếu mẹ quát mắng, bắt bé đi ngủ ngay lập tức thì chắc chắn mẹ sẽ nhận được một tiếng “không” cùng với thái độ vùng vằng, khó chịu. Thay vào đó, mẹ nên ngồi lại và cùng thưởng thức chương trình đó với con một lúc, sau đó nhẹ nhàng khuyên bảo bé đi ngủ.
Hãy cố gắng tạo cho trẻ một gia đình yên ấm, hạnh phúc
Trẻ em học hỏi rất nhiều thông qua hành vi ứng xử hàng ngày của bố mẹ. Bởi vậy nếu các con nhìn thấy cha mẹ hay cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự thì chúng rất dễ học theo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bố mẹ bất hòa có thể dẫn đến một môi trường căng thẳng trong gia đình và điều đó ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ em.
St.