Người bị đau dạ dày cần đặc biệt cẩn trọng trong ăn uống và vận động. Vì vậy, nếu bạn không may bị đau dạ dày, hãy tuân thủ những điều dưới đây.
Những điều nên và không nên làm khi bị đau dạ dày
- Uống nước ấm
Người bị bệnh dạ dày nên uống nước ấm ở nhiệt độ 30-32 độ C. Nước ấm có tác dụng ổn định mạch máu, tăng khả năng phòng vệ cho dạ dày và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt. Ngoài ra, uống nước ấm còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.
- Massage bụng trước khi ngủ
Massage bụng có tác dụng duy trì trạng thái ổn định của dạ dày, đồng thời kích thích tiêu hóa, giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn. Nhờ đó, mức độ đau dạ dày cũng giảm đi đáng kể. Nếu bị đau dạ dày, buổi tối, trước khi ngủ, bạn nên xoa tay quanh rốn ngược chiều kim đồng hồ, sau đó xoa xuống bụng dưới. Làm liên tục như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
- Ăn thức ăn mềm và ăn với lượng nhỏ
Khi bị đau dạ dày, nếu ăn các thức ăn cứng sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh, nhiều để nghiền nát thức ăn, do đó, triệu chứng đau dạ dày càng tăng. Thức ăn mềm sẽ giúp giảm thiểu điều này vì dạ dày sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.
Ngoài ra, để tránh cho dạ dày phải căng mình lên làm việc một lúc, nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa một ngày, có thể từ 5-6 bữa trở lên. Không để đói nhưng cũng không ăn quá no. Mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.
Cấu tạo dạ dày. Ảnh minh họa
Điều cần tránh khi bị đau dạ dày
- Không ăn uống thực phẩm lạnh
Những người bị bệnh dạ dày thường có chức năng tiêu hóa kém, vì thế, việc ăn uống cần hết sức chú ý. Những thực phẩm lạnh dễ kích thích đường tiêu hóa làm cho người bị đau dạ dày càng cảm thấy khó chịu hơn. Ăn đồ ăn lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Không ăn thức ăn nhiều gia vị, thức ăn cay
Những thực phẩm nhiều gia vị thường rất khó tiêu và dễ gây đầy bụng. Nếu tiêu thụ chúng nhiều sẽ làm cho triệu chứng đau dạ dày tăng lên, thậm chí kèm theo nguy cơ tiêu chảy... Thức ăn cay có thể gây kích ứng dạ dày, làm rối loạn tiêu hóa trong khi dạ dày của bạn đang gặp trục trặc. Do đó, nó có thể làm cho bệnh đau dạ dày của bạn càng tăng.
- Tránh các thực phẩm chứa cồn, chất kích thích
Chất cồn, caffeine có thể làm cho lượng axit dạ dày tăng lên nhanh chóng, từ đó tăng kích thích lên dạ dày và làm cho cơn đau dạ dày nặng hơn. Đặc biệt, rượu còn có thế gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày gây loét hoặc chảy máu dạ dày. Vì vậy, nếu bạn đang bị đau hoặc loét dạ dày, hãy tránh xa các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà...
- Không ăn thức ăn có tính axit
Những thực phẩm có tính axit cao có thể gây kích thích dạ dày của bạn. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa mà còn khiến cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương.
Các thực phẩm như cam, chanh... hoặc thực phẩm có vị chua thường có hàm lượng axit khá cao nên nếu bạn đang bị đau dạ dày thì hãy tránh xa. Nếu tiêu thụ những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ chuyển sang loét dạ dày hoặc khiến cho bệnh dạ dày trầm trọng hơn.
Những đồ ăn cấm kị khi bị đau dạ dày
Nếu bạn thường xuyên bị chứng đau bụng sau khi ăn thì tốt hơn hết nên giảm thiểu ăn các thức ăn rắn và nên tránh thức ăn có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Những nguyên nhân gây khó chịu ở dạ dày
Có rất nhiều điểm giống nhau giữa các triệu chứng của bệnh loét dạ dày và trào ngược axit. Loét dạ dày là do chủ yếu là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori gây ra. Trào ngược axit xảy ra khi các axit dư thừa của dạ dày được đẩy lên đến các đường ống thực quản thông qua một số lỗ ở phần cơ trên của dạ dày. Thông thường, axít được đẩy vào dạ dày bởi một số trọng lượng thêm vào dạ dày, ví dụ như khi mang thai hoặc béo phì. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các loại bệnh như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn cũng có thể dẫn đến đau bụng sau khi ăn. Uống rượu, hút thuốc lá, cà phê và các loại thuốc như NSAID (Non-steroidal thuốc chống viêm) cũng gây ra tình trạng tương tự.
Các cơn đau dạ dày chỉ có thể được điều trị bằng cách loại bỏ các nguyên nhân cơ bản gây khó chịu cho dạ dày. Nhiều người mua các loại thuốc theo lời khuyên của dược sĩ và bắt đầu tự dùng thuốc. Tuy nhiên, một ghi nhớ dành cho tất cả chúng ta là, cần tham khảo kĩ lưỡng ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
Trong trường hợp, đó là do hội chứng ruột kích thích, thì thuốc kháng axit không có tác dụng nhiều. Người bệnh nên tăng lượng chất lỏng. Chất lỏng là rất cần thiết để chữa bệnh đau dạ dày, không nhất thiết chỉ là nước miễn là chất lỏng đó không gây khó chịu cho dạ dày.
Nếu bạn thường xuyên bị chứng đau bụng sau khi ăn thì tốt hơn hết nên giảm thiểu ăn các thức ăn rắn. Có một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và do đó, bạn nên tránh hoặc ăn với số lượng hạn chế. Bạn nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc.
- Trái cây như táo, dưa hấu cũng không tốt cho dạ dày.
- Cả hai loại hạt tiêu đỏ và hạt tiêu đen gây kích ứng trong ruột. Vì vậy, bạn nên tránh xa chúng.
- Gia vị thực phẩm và thực phẩm chiên thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa và nên được bỏ qua để làm cho dạ dày tốt hơn.
- Trái cây có múi, các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như hành, cà phê, sô cô la và rượu cần tuyệt đối không ăn tránh tình trạng đau bụng dưới. Điều này là bởi vì, tất cả các chất này có xu hướng làm thư giãn các cơ bắp phía trên của dạ dày, và có thể làm cho cơn đau trầm trọng thêm.
Những người có thói quen ăn rất nhanh dễ bị đau bụng sau khi ăn bất cứ thứ gì. Do đó, cần nhai kĩ trước thức ăn trước khi nuốt. Các vấn đề căng thẳng cũng góp phần làm xuất hiện cơn đau dạ dày, thậm chí làm cho nặng hơn. Tất cả những gì chúng ta phải làm là xác định những nguyên nhân cụ thể để điều trị phù hợp.
Những lưu ý khi bị đau dạ dày
Điều trị tận gốc bệnh dạ dày đòi hỏi thời gian dài và lòng quyết tâm cao. Trong đó, ăn uống có tác dụng rất quan trọng. Sau đây là một số lời khuyên cho người bị đau dạ dày:
- Kiêng uống các đồ uống có vị chua: Không nên uống nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành. Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm. Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.
(Ảnh minh họa)
- Hết sức chú ý việc ăn: Không nên ăn quá no, khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì khi nhai sẽ tăng sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axít trong dạ dày. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, mỳ, cơm nhão. Bổ sung chất protit với một lượng thích hợp có tác dụng làm giảm bớt và bão hòa axít như: Sữa bò, trứng gà, thịt nạc, tôm, cá, các loại thức ăn làm bằng đỗ.
Ăn các loại rau tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng Vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét. Không nên ăn các loại thức ăn cứng và nhiều xơ; như: Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng... Không nên ăn những thứ có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày như thức ăn cay, thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường, giấm, hành, gừng, hành tây...
- Nên ăn những thức ăn hấp, ninh: Không nên dùng những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất.
- Giữ tinh thần luôn vui vẻ: Không nên quá mệt mỏi và căng thẳng, không nên hút thuốc lá, hạn chế dùng thuốc giảm đau. Người bệnh trên 45 tuổi cần lưu ý kiểm soát ung thư dạ dày.
Theo afamily.vn
Những điều cần biết sau khi chuyển phôi
Những điều cần biết về thuốc tránh thai cấp tốc
Quan hệ lần đầu những điều cần biết
Những điều cần biết sau khi kết hôn
Những điều cần biết về vitamin A
(ST)