Khi nào thì em bé cuả bạn sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên? Dấu hiệu nào là phổ biến nhất và mẹ nên làm gì khi bé bắt đầu mọc răng? Chúng ta cùng tham khảo những điều cần biết khi bé mọc răng nhé!
Những điều cần biết khi bị mọc răng
Sau đây là những lời khuyên cho các mẹ để chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ từ những chiếc răng đầu tiên
- Thời gian: hầu hết trẻ em bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên từ lúc được 4 - 7 tháng tuổi.
- Theo dõi các dấu hiệu: chảy nước dãi, nhai hay nghiến lợi, sưng nướu, ngủ mất giấc, sốt nhẹ là tất cả những dấu hiệu phổ biến nhất khi bé bắt đầu mọc răng.
Các mẹ có thể xem thêm video dưới đây để biết cách vệ sinh nướu cho bé:
- Hỗ trợ bé: đồ chơi cho bé mọc răng, khăn mặt lạnh, và thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh (với s��� đồng ý của bác sĩ nha khoa) đều có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bé trong giai đoạn này.
- Chuẩn bị tinh thần cho mẹ: nếu mẹ đang cho con bú, đầu vú của người mẹ có thể bị thương do bé cắn hay nghiến bởi những chiếc răng đầu tiên của bé mới nhú ra. Việc này thường xảy ra ở cuối mỗi lần mẹ cho bé bú, vì vậy người mẹ nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc bôi làm lành vết thương mà không ảnh hưởng đến việc cho bé bú.
- Vệ sinh cho bé: khi bắt đầu mọc răng em bé có thể bị chảy nhiều nước dãi, bạn có thể bôi một chút thuốc mỡ lên cằm bé để tránh kích ứng và dùng yếm để giữ cho quần áo bé sạch sẽ và khố ráo.
Với nhiều em bé, mọc răng có thể là một giai đoạn rất khó khăn kèm theo cơn sốt nhẹ và quấy khóc. Nhưng những ngày khó ngủ, mệt mỏi cho cả mẹ và bé này sẽ không kéo dài mãi, do đó các mẹ nên kiên nhẫn khi con mình bước vào giai đoạn mọc răng.
Ảnh minh họa.
Một số lưu ý khi làm sạch răng cho bé:
Bạn nên bắt đầu làm sạch răng của bé ngay sau khi thấy xuất hiện mầm trắng màu ngọc trai đầu tiên nhô lên trên lợi của bé (đối với hầu hết trẻ sơ sinh thời điểm đó là khi bé được khoảng 4 tháng tuổi).
Howard Reinstein, một bác sĩ nhi khoa ở Encino, California, đồng thời là phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết: "Lúc đầu, chỉ cần sử dụng một miếng gạc làm ẩm với nước để lau các mảng bám trên răng và nướu răng của bé". Bạn không cần phải sử dụng kem đánh răng khi này, nhưng bạn nên làm sạch răng của bé hai lần một ngày”.
Khi em bé của bạn có nhiều răng hơn, bạn có thể thử sử dụng một bàn chải đánh răng nhỏ với chỉ hai hoặc ba hàng lông thật mềm để làm sạch răng cho bé. Lúc này, để chắc chắn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa xem có nên sử dụng kem đánh răng cho bé hay không, nếu có thì nên dùng loại kem đánh răng nào.
Nếu bạn sống trong một khu vực mà nguồn nước có chất florua, bác sĩ có thể khuyên không nên sử dụng kem đánh răng có chứa florua. Ngược lại, nếu nước không có florua, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ florua hay thuốc viên và giới thiệu kem đánh răng có chất florua. Dù bằng cách nào, bạn cũng nên biết florua có thể gây độc hại cho trẻ em nếu nuốt vào với số lượng lớn.
Để tránh những rủi ro không đáng có, hãy giữ kem đánh răng ngoài tầm với của con bạn, và chỉ sử dụng một lượng kem nhỏ bằng nửa hạt đậu khi dùng đánh răng cho bé. Bạn nên khuyến khích con nhổ kem đánh răng ra chứ không phải nuốt vào - một khái niệm không dễ hiểu đối với trẻ nhỏ.
Giúp bé giảm đau nhanh khi mọc răng
Đối với một số trẻ sơ sinh, mọc răng là một thử thách không đơn giản bởi nó gây ra đau nhức, khó chịu (Ảnh minh họa)
Không nên cho bú đêm khi trẻ mọc răng sữa
Các nha sỹ khuyến cáo không nên cho bú đêm khi trẻ đã mọc răng bởi thói quen này rất dễ gây ra các vấn đề răng miệng về sau, đặc biệt là sâu răng.
Các bà mẹ không nên vội lo lắng con mình sẽ bị đói nếu không cho bú đêm vì trên thực tế, thời điểm các bé bắt đầu mọc răng sữa thường từ 6 – 8 tháng tuổi thì chỉ cần ăn no vào bữa tối, bé có thể ngủ yên cả đêm.Nếu nửa đêm cho bé bú hoặc uống sữa hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe răng miệng và cũng không tốt cho giấc ngủ của bé. Vì những lý do này mà các nha sỹ khuyên bạn cả trước khi đi ngủ cũng không nên cho con uống sữa là tốt nhất.
Vậy phải làm cách nào để biết được bé đã bú no hay chưa? Bạn có thể dựa vào 5 dấu hiệu đơn giản dưới đây để phán đoán và đưa ra kết luận:
- Tinh thần bé luôn tỉnh táo, tâm trạng vui vẻ, cân nặng tăng lên theo thời gian chứng tỏ bé luôn được bú no hàng ngày.
- Trong lúc bú, bé luôn ngậm bầu vú mẹ trong khoảng thời gian tương đối dài nhưng sau khi bú xong, rời bầu vú mẹ là bé khóc. Đó là dấu hiệu khi bé đã được “thỏa mãn” yêu cầu.
- Sau khi được bú no, bé thường đi ngủ rất ngoan, có khi ngủ một mạch đến tận lần bú tiếp theo là dấu hiệu bé được ăn no.
- Nếu bé bú trong thời gian ngắn rồi ngủ luôn, sau đó khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ lại tỉnh dậy và khóc hoặc bé bú mẹ một cách vồ vập thì điều đó cho thấy bé chưa được cho bú đủ cữ.
- Bé đại tiện không đều, có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Phân có màu xanh lá, mỏng hoặc đại tiện nhiều lần nhưng mỗi lần không đáng kể. Đó là những biểu hiện bé đã bị đói và có thể bị đói nhiều ngày.
Để bé có hàm răng khỏe mạnh sau này, ngoài việc không nên cho bú đêm thì ngay từ khi bé mọc chiếc răng sữa đầu tiên, bạn đã phải vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách quấn khăn mềm quanh ngón tay hoặc dùng gạc chuyên dụng rồi thấm nước ấm và nhẹ nhàng lau răng cho bé mỗi ngày một lần.
Khi bé được 1 tuổi, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng dành cho trẻ em, chú ý lượng kem đánh răng chỉ cần nhỏ như kích cỡ một hạt đậu là đủ cho bé. Từ 1 – 3 tuổi nên đánh răng cho bé 1 lần/ngày, sau 3 tuổi tăng lên 2 lần/ngày.
Hội Nha khoa Nhi đồng Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên đưa trẻ đến gặp nha sỹ trong khoảng thời gian 7 ngày khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Không hoàn toàn vì lý do chữa trị bệnh về răng mà quan trọng hơn, bạn sẽ được nghe những lời khuyên cần thiết từ các bác sỹ chuyên khoa cho việc chăm sóc răng sữa của bé.
(ST)