Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ. Chúng ta cùng tham khảo những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhé!
Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ (Ảnh minh họa)
Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)
Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi (Ảnh minh họa)
Mách mẹ cách giữ thân nhiệt ổn định cho trẻ sơ sinh
Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh được duy trì từ 36 - 37 độ. Đây là nhiệt độ để duy trì sự trao đổi chất bình thường. Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non, chức năng điều hòa thân nhiệt rất kém nên khi sự thay đổi nhiệt độ môi trường vượt quá khả năng cơ thể tự điều chỉnh có thể gây sốt hoặc hạ thân nhiệt đột ngột.
Khả năng tự làm mát bằng mồ hôi ở trẻ sơ sinh rất kém và không ổn định. Trong trường hợp thời tiết quá nóng, nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng lên đến 40 độ C hoặc gây co giật. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp khiến da trẻ có thể bị sưng, mẩn đỏ. Tất cả những điều trên đều không tốt cho sức khỏe của con. Bởi vậy, việc duy trì một nhiệt độ phù hợp cho cơ thể trẻ là vô cùng quan trọng.
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng, vào mùa đông, nhiệt độ ở trong nhà nên được duy trì ở 25 - 28 độ C. Để duy trì nhiệt độ này, người lớn có thể bật điều hòa hoặc hệ thống thông gió. Tuyệt đối không nên quấn tã hoặc cho trẻ mặc quần áp quá chật.
Ngoài ra, người lớn nên bật hệ thống sưởi ấm trong nhà để giúp bàn tay và bàn chân trẻ không bị lạnh. Ở trẻ sơ sinh, nhiệt độ cơ thể dễ bị thay đổi bởi nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nếu người lớn không chú ý, con có thể bị cảm lạnh.
Ảnh minh họa.
Nếu nhiệt độ bên ngoài là dưới 10 độ thì hãy cho trẻ sơ sinh mặc áo bông độn. Từ 10 đến 15 độ thì hãy cho trẻ mặc áo khoác và phủ một chiếc chăn. Từ 16 đến 21 độ, mẹ hãy cho bé mặc bodysuit. Từ 29 đến 30 độ, hãy cho con mặc áo thun thấm mồ hôi, áo cần phải đủ dài để che bụng của trẻ.
Độ ẩm trong nhà nên duy trì từ 60 đến 65%. Khi con quấy khóc, hãy để ý xem quần áo hay nhiệt độ có phải là nguyên nhân khiến con khó chịu hay không.
Còn vào mùa hè, các mẹ cần chú ý để thân nhiệt con không bị tăng quá cao. Khi thân nhiệt trẻ trên 38 độ C, da sẽ nóng và rất đỏ gây vã mồ hôi, tăng nhịp tim, nhịp thở, gây suy hô hấp và mất nước.
Khi đó, cần khẩn trương tìm nguyên nhân gây sốt ở trẻ như nhiễm khuẩn, mất nước; hoặc do ủ ấm và nhiệt độ trong phòng của trẻ quá cao. Trẻ sơ sinh có thể bị tăng thân nhiệt trong những ngày sút cân sinh lý. Việc đầu tiên cần làm để giúp trẻ hạ thân nhiệt chính là điều chỉnh nhiệt độ phòng, cởi bớt quần áo cho trẻ, tránh gió lùa và hãy cho con bú.
Ngoài ra, thân nhiệt trẻ dễ bị thay đổi có thể do những nguyên nhân sau:
- Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non thiếu tháng, lớp mỡ dưới da rất mỏng nên khả năng giữ nhiệt rất kém. Bởi vậy, vào mùa đông trẻ rất dễ bị cảm lạnh.
- Khi mới sinh, khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ với hiện tượng bị nhiễm lạnh rất hạn chế. Bởi vậy mà trẻ rất dễ bị hạ thân nhiệt và có biểu hiện sút cân.
- Nếu không được bú sữa mẹ, con sẽ bị thiếu dinh dưỡng và đây là một trong những nguyên nhân gây hạ thân nhiệt trầm trọng dẫn đến việc mắc bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng.
6 bí mật đáng ngạc nhiên về trẻ sơ sinh
1. Các ngón chân của trẻ sơ sinh thường cụp vào, nhưng mẹ hãy thử di chuyển hai ngón tay dọc theo bàn chân bé mà xem, các ngón chân sẽ duỗi thẳng ra ngay. Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh đấy.
Ngoài ra, nếu mẹ thường xuyên chơi đùa với bàn chân của trẻ sơ sinh bằng cách vuốt ve lòng bàn chân bé thì bạn sẽ thấy ngón chân cái của bé uốn cong lên và các ngón khác cũng sẽ như vậy.
2. Trẻ sơ sinh thường nằm ở tư thế như trong bụng mẹ, khi bé nằm ngửa thì chân tay phải ở tư thế cong gập như trong bào thai. Mẹ hãy để ý nhé vì nếu tay nào không cong gập thì là tay đó có vấn đề đấy, còn nếu hai chân không co lên mà cứ thẳng đơ thì có thể trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề ở não.
Đây là những phản xạ tự nhiên và rất nhỏ nhưng các mẹ nên chú ý để phát hiện sớm những bất thường ở trẻ sơ sinh.
3. Trẻ sơ sinh không thể tự duỗi được các ngón tay ra đâu các mẹ nhé! Đó là lý do vì sao các bé thường nắm tay. Nguyên nhân là do khả năng điều khiển của não bộ vẫn còn thô sơ nên trẻ sơ sinh không thẻ tự xòe bàn tay ra được.
Có một điều có thể các mẹ chưa biết là trẻ sơ sinh rất thích nắm bàn tay mẹ. Vì vậy mẹ hãy vuốt ve lòng bàn tay của bé để con có cơ hội được thực hiện điều mình thích nhé. Những em bé khỏe mạnh sẽ nắm tay rất chặt.
4. Trẻ sơ sinh không tạo ra nước mắt khi khóc đâu nhé! Nguyên nhân là vì ống dẫn tuyến nước mắt chưa hoạt động thông suốt, ít nhất là một tháng sau khi sinh. Một số bé mất 3 tháng mới bắt đầu có nước mắt.
Điều đáng ngạc nhiên đối với trẻ mới sinh là chúng vẫn có thể chảy nước mắt – nhưng không phải vì khóc mà do phản xạ với môi trường xung quanh – ví dụ như hành tây cũng sẽ làm trẻ chảy nước mắt y như với người lớn.
Trẻ sơ sinh không nhìn được xa và rõ các đồ vật xung quanh. Chúng chỉ thấy hình khối và ánh sáng. Đó là lý do vì sao các món đồ chơi của trẻ luôn mang những tông màu tương phản và trẻ hay nhìn về phía của sổ hoặc những nơi có nguồn sáng rực rỡ.
5. Đã bao giờ bạn thử vừa thở vừa nuốt cùng một lúc chưa? Hãy thử đi, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm được điều này. Nhưng một em bé 6 tháng tuổi có thể thở và nuốt cùng một lúc đấy.
Con người là loài động vật có vú duy nhất không thể nuốt và thở cùng lúc. Các loài thú có vú khác và kể cả các loài không phải là thú có vú, đều có thể thở trong khi đang ăn. Thực tế, trẻ sơ sinh có thể làm được như vậy để chúng có thể thở được trong khi bú nhưng khả năng này mất đi khi trẻ được 9 tháng tuổi, là lúc thanh quản bắt đầu phát triển.
6. Đầu gối của bé chưa được hình thành đầy đủ khi bé sinh ra. Nó chỉ là sụn. Sụn này sẽ chuyển sang xương trong độ tuổi 2-6.
Theo afamily.vn
(ST)