Bé bị ho gà

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bé bị ho gà

18/04/2015 10:41 AM
311

Ho gà là gì? - Nguyên nhân:

Ho gà là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em, đặc biệt là ở những trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bệnh này do khuẩn bordatella pertussis gây nên khiến các khí quản trở nên tắc nghẹt vì chất nhớt.

Ho gà bắt đầu bằng chứng ho như chứng cảm thường. Chửng ho trớ nên trầm trọng hơn bằng những cơn co giật từng hồi làm trẻ khó thở. Khi trẻ thật sự gắng sức hít hơi vào giữa những cơn ho (mỗi cơn có thể kéo dài tới cả phút) thì có một tiếng "ót” đặc biệt phát ra khi một làn không khí được hít luồn qua khe thanh quản phù nề. Các khó khăn về hô hấp còn lớn hơn nữa, đối với trẻ, có khi không bao giờ phát sinh ra được kỹ năng "gáy ót" để đưa không khí vào tới phổi, điều này có thể gây nguy hại tính mạng. Đôi khi chứng nôn mửa xảy ra sau một cơn ho. Giai đoạn ho của bệnh ho gà có thể kéo dài tới mười tuần lễ.

Ho gà là một trong những bệnh nghiêm trọng đặc biệt đối với trẻ vì nó có thể gây nên tình trạng thiếu ôxy trong cơ thể, nếu chứng nôn mửa trầm trọng có nguy cơ làm mất nước trong cơ thể bé. Một đợt ho gà trầm trọng có thể sinh ra những bệnh nhiễm trùng phế quản lặp đi lặp lại.

Bệnh trải qua các thời kỳ như sau:

- Thời kỳ nung bệnh: 7 - 10 ngày.

- Thời kỳ viêm họng: 2 tuần đầu: Bệnh bắt đầu từ từ bằng triệu chứng ho khan, mới đầu về ban đêm, sau cả ngày và đêm, và cơn ho tăng dần. Có thể sốt nhẹ, sổ mũi.

- Thời kỳ ho cơn: Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 5. Ho cơn dài, mạnh rồi thở vào co rít như tiếng gà gáy. Mặt đỏ tĩnh mạch cổ nổi, chảy dãi rớt hay nôn ra thức ăn. Sau cơn ho, bệnh nhi mệt lả. Ở trẻ đã được tiêm vắc xin chống ho gà, nếu mắc ho gà, cơn ho nhẹ và không có ho rít.

- Thời kỳ lui bệnh: Từ tuần lễ thứ 5 trở đi. Ho cơn bớt dần, nhưng trong nhiều tuần lễ trẻ vẫn còn những cơn ho nhưng không có ho rít.

Triệu chứng:

- Cảm, sốt, sổ mũi, đau nhức

- Ho nhiều, với tiếng "ót" đặc biệt sau khi đứa trẻ gắng sức hít hơi vào.

- Nôn mửa sau một cơn ho.

- Không ngủ được vì ho.

Tuần thứ nhất:

Triệu chứng ho và cảm thông thường.

Tuần thứ hai:

- Ho nặng hơn với những cơn ho kéo dài tới 1 phút, lặp lại nhiều lần, sau cơn ho trẻ phải gắng sức mới thở được.

Nếu trẻ khoảng 18 tháng tuổi, trẻ có thể học cách cố gắng hít vào với tiếng "ót" cuối cơn.

- Ói mửa sau cơn ho.

Tuần thứ 3 đến tuần thứ 10:

- Bớt ho nhưng có thể ho tệ hơn nếu trẻ bị cảm.

- Trẻ ít có nguy cơ lây nhiễm bệnh sau tuần thứ ba.

Bạn có thể làm gì?

- Nếu trẻ đang trong cơn ho, hãy nâng trẻ ngồi dậy, giữ cho trẻ hơi nghiêng về phía trước và cho trẻ khạc nhổ đờm nhớt vào một cái chậu hay bô nhỏ. Sau đó bạn hãy rửa sạch chậu hay bô này bằng nước sôi để tránh cho bệnh nhiễm trùng lây lan.

- Nếu trẻ nôn mửa sau một cơn ho, hãy cho trẻ ăn những bữa ăn nhỏ, uống những lượng nước nhỏ. Làm như vậy, trẻ có thể giữ được một chút thức ăn trong cơ thể và không bị mất sức. Đừng để cho trẻ chơi quá sức trong thời gian hồi phục. Gắng sức sớm sẽ dẫn tới một cơn ho và làm cho trẻ mệt.

- Giữ cho trẻ tránh xa khói thuốc lá và hãy ngủ cùng phòng với trẻ để trẻ không ở một mình trong cơn ho.

Trong trường hợp trẻ đã khỏi ho gà mà lại có vẻ khó ở và thở một cách khó khăn, bạn hãy liên lạc với bác sĩ, phòng khi có nhiễm trùng thứ phát như viêm phổi hay viêm phế quản.

Hãy cho trẻ đi tiêm phòng bệnh ho gà.

Bạn không nên làm gì?

Không nên cho trẻ uống bất kỳ thứ thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý