Trao đổi về vấn đề này, Trưởng phòng nhân sự công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm chuyên nghiệp Careerlink.vn cho biết những thói quen có thể khiến nhân viên bị mất việc đều có đặc điểm chung là thể hiện sự hời hợt, tắc trách trong công việc.
Tìm kiếm thông tin việc làm tại: Careerlink
1. Làm việc cẩu thả
Một trong những thói quen chủ yếu khiến các nhân viên bị sa thải đó là sự cẩu thả trong công việc. Biểu hiện của thói quen này là bạn thường xuyên làm việc qua loa, làm cho hết nhiệm vụ, không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả công việc. Sự tắc trách này không chỉ khiến sếp có những đánh giá không tốt về bạn, làm tăng nguy cơ bị mất việc mà nếu sự cẩu thả gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại tài sản của công ty bạn còn có thể phải bồi thường.
2. Thường xuyên nói “không” trong công việc
Ngoài sự cẩu thả việc nói không: “đây không phải là trách nhiệm của tôi, công việc này ngoài khả năng của tôi…” cũng sẽ khiến cấp trên và đồng nghiệp có ấn tượng không tốt về thái độ làm việc của bạn, thậm chí khiến bạn bị sa thải nếu điều này thường xuyên tiếp diễn. Vì thế, đừng nói “không” trong công việc, nếu gặp khó khăn hoặc chưa tự tin với nhiệm vụ bạn có thể trình bày rõ và xin cấp trên cử người hỗ trợ để có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
3. Làm việc riêng trong giờ làm
Thêm một thói quen có thể khiến bạn bị cấp trên sa thải đó là thường xuyên làm việc riêng trong giờ làm, điển hình như việc sử dụng điện thoại nhắn tin cho bạn bè, lướt mạng xã hội hoặc các trang mua sắm, giải trí... Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có những công cụ quản lý và giám sát dữ liệu truy cập thông tin của nhân viên, do đó nếu không muốn bị cho nghỉ một cách bất ngờ bạn đừng bao giờ chủ quan sử dụng thời gian trên công sở để làm những việc không thuộc phạm vi phục vụ cho công việc.
4.Hay phàn nàn về công việc
Bên cạnh thói quen làm việc riêng trong giờ làm nhiều bạn còn hay phàn nàn về công việc. Thói quen này sẽ khiến đồng nghiệp của bạn cảm thấy khó chịu, bởi chẳng ai trong chúng ta thích làm việc với một người thường xuyên “than trách”. Bên cạnh đó công sở lại là “chốn thị phi” nên những điều bạn phàn nàn hoàn toàn có thể tới tai cấp trên. Điều này sẽ khiến họ có những đánh giá không tốt về bạn, sau này khi mắc lỗi cũng dễ bị sa thải hơn. Chưa kể, xét trên khía cạnh về tâm lý việc hay phàn nàn về công việc còn làm bạn nảy sinh tâm lý chán nản, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
5.Đi trễ về sớm
Thêm một thói quen thuộc về ý thức trách nhiệm nữa mà khá nhiều nhân viên văn phòng hiện nay mắc phải đó là đi làm muộn. Cấp trên có thông cảm cho bạn một vài lần trong trường hợp gặp sự cố bất ngờ, tuy nhiên nếu điều này trở thành một thói quen thì khả năng bạn bị kỉ luật hoặc buộc thôi việc là khá cao. Vì thế, bạn nên tìm cách sắp xếp để đến công sở đúng giờ, nếu khoảng cách từ nhà đến chỗ làm quá xa hoặc ách tắc giao thông thì bạn nên chú ý đi sớm.
6.Làm việc máy móc và không chịu học hỏi
Môi trường làm việc hiện nay rất cạnh tranh, do đó ngoài sự tắc trách trong công việc và ý thức trách nhiệm không cao, thường xuyên đi trễ về sớm như trên nếu bạn chỉ biết làm việc một cách rập khuôn, máy móc và không chịu khó học hỏi thì khả năng vị trí của bạn bị “chuyển” cho người khác cũng là rất cao. Vì vậy, hãy không ngừng nỗ lực và học hỏi mỗi ngày để “giữ” vững vị trí của mình cũng như khẳng định bản thân và mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
Tìm được công việc phù hợp và môi trường làm việc tốt hiện nay là điều không hề đơn giản, do đó đừng chỉ vì một số thói quen mà khiến mình bị sa thải, làm ảnh hưởng đến sự nghiệp. Chúc bạn làm việc thật tốt !