Tại sao bị đau lưng khi mang thai?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tại sao bị đau lưng khi mang thai?

19/04/2015 02:12 PM
299

Đau lưng là một trong những rắc rối sức khỏe phổ biến khi mang thai. Khoảng 50-70% thai phụ phàn nàn rằng, họ bị đau lưng trong cả 3 quý. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía dưới ở một hoặc cả hai bên lưng.

5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng

Nguyên nhân gây đau lưng có thể là:

1. Thay đổi hormone thai nghén

Progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.

Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Như thế, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công.

2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi

Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.

Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.

5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 1

3. Vị trí của thai

Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

4. Ngồi sai tư thế

Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.

Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.

5. Do bệnh

Thỉnh thoảng, chứng đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.

6 cách đơn giản giúp bà bầu "đánh bay" chứng đau lưng



Đau lưng khi mang thai là một hiện tượng khá phổ biến, không có gì lạ. Giai đoạn này, bạn đang tăng cân, cơ thể bạn đang thay đổi rất nhiều từ hình dáng bên ngoài tới nội tiết tố bên trong, những dây chằng nằm ở khung xương chậu của bạn đang dần được giãn ra qua thời gian em bé lớn lên trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, bên cạnh việc kêu la, cắn răng chịu đựng, bạn hoàn toàn có thể giảm bớt thậm chí “đánh bay” được hiện tượng này nếu thực hiện đúng theo các lời khuyên dưới đây.
Giữ đúng tư thế chuẩn
Khi em bé của bạn phát triển, trọng lực của cơ thể bạn di chuyển về phía trước, mọi cơ, dây chằng trong cơ thể bạn bị kéo giãn ra và gây áp lực khiến lưng bạn bị đau. Để tránh tình trạng này, bạn cần phải giữ đúng tư thế cho mình trong mọi hoạt động.
Có những thói quen xấu như đi thõng vai xuống, ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay máy tính... đều có thể là nguyên nhân khiến bạn càng dễ bị đau lưng hơn.
Đứng thẳng, ngồi ở tư thế đúng có thể giúp những cơn đau lưng được giảm đáng kể, bạn cần để vai thoải mái, thư giãn. 
Mặc áo nịt ngực đúng kích cỡ, không chật quá, không rộng quá.
Khi đứng, bạn cần đứng trên một vị trí chắc chắn, với một tư thế thoải mái nhất có thể. Nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, bạn hãy cố gắng thay đổi tư thế liên tục để chân và lưng không bị mỏi. 
6 cách đơn giản giúp bà bầu "đánh bay" chứng đau lưng 1
Đau lưng trong thai kỳ là môt hiện tượng mà nhiều chị em gặp phải (Ảnh minh họa)
Khi ngồi làm việc trước máy tính trong một khoảng thời gian dài, bạn cũng cần chú ý đến tư thế ngồi của mình. Bởi nếu không cẩn thận, lưng bạn sẽ nhanh mỏi nhừ, dễ đau hơn. Cách tốt nhất, bạn nên chọn một cái ghế tựa thấp phù hợp êm ái cho mình, đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng mình là một lời khuyên hữu ích cho bạn vào lúc này. 
Sau mỗi 15 phút bạn nên vận động và thay đổi tư thế một lần, như thế các khớp xương sẽ được thoải mái.
Không nên đi giày cao gót

Giày cao gót là một sản phẩm thời trang tuyệt vời của nhân loại, chúng khiến vóc dáng chị em trở nên thanh mảnh hơn. Tuy nhiên, chúng cũng là tác nhân khiến lưng của bạn trở nên đau đớn hơn nhất là khi bạn đang mang bầu. 
Giày cao gót ảnh hưởng tới tư thế đi đứng của bàn chân. Toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào các đầu ngón chân, điều này ảnh hưởng đến các dây thần kinh bên hông. 
Thai nhi càng phát triển lớn, các dây thần kinh sẽ càng chịu áp lực mạnh hơn, dẫn đến những cơn đau lưng khủng khiếp ở lưng. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai, bạn hãy hạn chế đi giày cao gót, những chiếc dép quai hậu hoặc giày đế thấp là một sự lựa chọn tốt hơn cả cho bạn vào lúc này.

Tránh cầm, vác vật nặng trong thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu phải gánh chịu rất nhiều áp lực vì em bé trong bụng đang phát triển dẫn đến sự thay đổi về trọng lượng cơ thể. Điều này khiến mẹ bầu rất dễ bị đau lưng. Do đó, trong suốt thai kì, mẹ bầu nên tránh những việc nặng, mang vác những vật cồng kềnh, nặng… vì chúng có thể dồn áp lực lên lưng.
Một lưu ý nữa cho mẹ bầu là khi nâng một vật dù nhỏ, bạn cũng cần chú ý tới tư thế của mình, bạn nên ngồi thấp xuống (ngồi xổm) rồi nâng vật lên từ từ. Bạn không nên uốn cong người cúi xuống thấp, việc này sẽ khiến các dây thần kinh ở lưng bạn bị giãn ra khiến lưng bạn bị đau. 
Bởi thế khi muốn nhấc vật gì, bạn luôn luôn gập gối xuống, thay vì khom lưng. Hãy cố gắng giữ cho lưng thẳng khi cúi xuống và đứng lên.
Mát - xa thường xuyên

Mát- xa có rất nhiều công dụng, giảm các triệu chứng đau lưng là một trong những công dụng mà mát-xa đem lại cho bà bầu.
Đau lưng là một lý do để bạn lưu ý chăm sóc cơ thể mình hơn, ghé qua một trung tâm chuyên mát-xa cho bà bầu hoặc nhờ ông xã mát-xa cho là một việc nên làm. 
Khi được nhẹ nhàng xoa bóp và cọ xát, kích thích sự lưu thông máu, lưng bạn sẽ được thoải mái hơn rất nhiều, cơn đau sẽ hoàn toàn biến mất. 
Bên cạnh đó, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh cho lưng mình. Ví dụ, bạn lấy đá lạnh chườm lạnh sẽ giúp lưng bạn giảm nhức mỏi, hoặc lấy một bịch nước nóng chườm lưng để giúp các khớp ở lưng mềm hơn, đỡ đau hơn. 
Tập thể dục đúng cách

Tập thể dục khi mang bầu là một hoạt động được khích lệ. Việc ngồi lì một chỗ, ngại vận động chỉ khiến tình trạng đau lưng của bạn trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp cơ thể bạn mạnh mẽ, khỏe khoắn trở lại, giảm nhanh những cơn đau lưng trong quá trình mang thai. 
Bạn có thể thử các hoạt động nhẹ nhàng - chẳng hạn như đi bộ, tập yoga hoặc bơi lội.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ

Nếu bạn bị đau lưng nghiêm trọng trong khi mang thai hoặc đau lưng kéo dài hơn hai tuần, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình. Họ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên nên dùng thuốc gì hoặc đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Bạn cần lưu ý rằng, đau lưng khi mang thai có thể là một dấu hiệu của sinh non. Ngoài ra, đau lưng khi mang thai mà kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn có vấn đề. Nếu bạn dang lo ngại về bệnh đau lưng, bạn cần liên hệ ngay lập tức với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình.

Bài tập giúp mẹ bầu nói không với đau lưng


Đau lưng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của thời kỳ thai nghén. Có hơn một nửa số phụ nữ mang thai bị đau lưng trong suốt thai kỳ.

Bắt đầu xuất hiện ngay từ những tháng đầu thai kỳ, triệu chứng này càng ngày càng tăng lên cho đến tận lúc kết thúc thai kỳ. Có những phụ nữ phải chịu đựng đau lưng cả sau khi đã sinh và hết thời kỳ cho con bú.

1. Nguyên nhân gây đau lưng ở thai phụ

Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra các hormone làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu. Các hormone này cũng có tác dụng làm da căng ra để giúp cho quá trình trao đổi chất giữa bạn và bé yêu được thuận lợi hơn. Đến cuối thai kỳ, một loại hormone nữa sẽ được tiết ra để giảm dần sự căng của dây chằng đồng thời làm vỡ bọc ối để giúp bé yêu chào đời được dễ dàng.

Ngoài ra, khi mang bé yêu trong bụng, chính lưng bạn là đối tượng phải gánh tất cả trọng lượng của bé. Để chịu được toàn bộ trọng lượng này, lưng của bạn bắt buộc phải cong về phía trước. Bé yêu càng phát triển, bụng bạn càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng mỏi hơn.

Bài tập giúp mẹ bầu nói không với đau lưng 1

2. Vài gợi ý giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng đau lưng

- Cố gắng làm nhiều việc nhà đòi hỏi bạn phải đứng và vận động các khớp xương linh hoạt như là quần áo, rửa rau…

- Bạn nên ngả lưng trên những tấm đệm vững chắc và thoải mái, tránh đệm quá mềm hoặc quá cứng.

- Nâng phần hông của bạn bằng một chiếc gối khi ngủ - điều này tránh được trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn phía dưới của lưng.

- Tránh những bài tập hoặc động tác phải gập lưng của bạn.

3. Bài tập giúp giảm đau lưng thai kì

Bài tập này rất đơn giản, nhẹ nhàng, phù hợp với bà bầu mà hiệu quả lại khá cao.

Bài tập giúp mẹ bầu nói không với đau lưng 2

Quỳ gối, chống tay trên sàn nhà, đầu hơi ngẩng. Từ từ hạ đầu xuống, nâng lưng lên. Giữ nguyên trong vài giây; sau đó, hạ lưng, về tư thế ban đầu. Có thể tập đều đặn 10 lần mỗi ngày.



Tại sao đàn ông ngoại tình
Tại sao trẻ hay nói dối
Tại sao trẻ ngủ hay giật mình
Tại sao phụ nữ mang thai lại bị ốm nghén?
Tại sao không nên soi gương nhiều 1 ngày?



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý