Khi đi mua nữ trang, chúng ta hay nghe nói về hai loại chất liệu là vàng trắng và bạch kim, làm thế nào để phân biệt chúng? Chúng tôi xin mách bạn vài mẹo nhỏ.
Phân biệt bạch kim với vàng trắng
Vàng trắng là hợp kim của vàng và các kim loại quý khác, trong đó vàng là thành phần chính. Vàng trắng có màu trắng ngà nên khi thành đồ trang sức sẽ được phủ lên bề mặt một lớp kim loại Rhodium - quý hơn vàng - nên có màu trắng sáng rực rỡ. Do vậy, vàng trắng dùng một thời gian thường bị ngả vàng. Để nữ trang vàng trắng luôn đẹp, tốt nhất khoảng 2 tháng khách hàng mang tới cửa hàng xi lại lớp Rhodium và kiểm tra lại các ổ hột.Bạch kim còn gọi là Platinum là kim loại quý có giá trị cao gấp 1,7 - 2 lần so với vàng 99.99. Bạch kim có màu trắng, có độ bóng và sáng cao hơn vàng trắng. Bạch kim có tỷ trọng cao hơn vàng do đó nữ trang trang làm bằng bạch kim nặng hơn rất nhiều so với nữ trang vàng có cùng kiểu dáng và kích cở.
Hiện nay, người tiêu dùng thường gọi vàng trắng là bạch kim. Do giá cao, vẻ đẹp cũng giống như vàng trắng và khó sản xuất nên tại thị trường Việt Nam rất hiếm có nữ trang làm bằng bạch kim.
Để đồ trang sức luôn lộng lẫy
Cùng với thời trang, đồ trang sức trở thành thứ không thể thiếu trong bộ sưu tập thời trang của phái đẹp. Nét tinh tế, vẻ lộng lẫy và sự thanh lịch đã khiến đồ trang sức có sức quyến rũ đặc biệt, mang lại vẻ đẹp đầy tự tin cho người mang nó. Chọn được cho mình những món đồ trang sức đẹp đã khó, nhưng để giữ gìn được vẻ đẹp lâu bền của nó lại không dễ dàng gì!
Đá quý: là chất liệu phong phú về chủng loại, màu sắc, khả năng phản xạ ánh sáng, đá quý mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho thời trang đồ trang sức. Đá có độ cứng càng cao thì giá trị càng lớn. “Nữ hoàng” của tất cả các loại đá quý là kim cương với độ cứng chuẩn là 10. Tiếp đến là ruby và saphia có độ c���ng là 9, đá garnet, mã não cao cấp và thạch anh có độ cứng là 7. Còn tất cả các loại đá có độ cứng dưới 7 bao gồm đá opal (có màu trắng sữa hoặc xanh), ngọc bích, đá lapis lazuli (màu xanh da trời), đá san hô và ngọc trai… đều dễ bị xước.
Vàng: là kim loại hiếm, có giá trị cao và rất mềm, cần được giữ gìn cẩn thận trong khi đeo. Vàng thường được pha thêm với bạc, đồng và các kim loại khác để tăng độ cứng và tạo nên những màu sắc khác nhau. Thành phần của vàng nguyên chất trong hợp kim được tính bằng cara: vàng 24 cara là 100% vàng nguyên chất (tương tự co thể tính được chẳng hạn vàng 18 cara gồm 75 cara vàng nguyên chất…). Bạn chỉ nên mua đồ trang sức bằng vàng có ghi rõ chỉ số cara này.
Bạc: là kim loại có độ sáng cao, không bị han gỉ ở dạng nguyên chất. Nhưng để phù hợp cho việc làm đồ trang sức, bạc thường pha thêm những chất khác. Bạc trang sức thường bao gồm 92,5% bạc và 7,5% đồng. Đây là loại bạc có độ sáng cao nhất, có khả năng chống xước cao. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, bạc bị oxy hoá do có phản ứng với oxy hoá và sulfur và trở nên xỉn màu. Có thể dễ dàng lấy đi các lớp bám trên đồ trang sức bạc bằng các chất sẵn có trong các hiệu kim hoàn.
Bạch kim: thường bao gồm 90 đến 95% bạch kim nguyên chất. Ưu điểm của đồ trang sức này là có độ bền cao, khó bị oxy hoá và khả năng duy trì độ bóng trong thời gian dài sử dụng. Cách làm sạch và tăng độ bóng đối với bạch kim cũng như đối với vàng và bạc. Đồ trang sức cũng vô cùng phong phú về mẫu mã và chủng loại. Với các thiết kế càng tỉ mỉ và tinh vi, bạn càng phải cọ rửa và chăm sóc thường xuyên và công phu giữ gìn để đồ trang sức luôn trong trạng thái sáng đẹp nhất. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết cách sử dụng và bảo quản đúng cách.
Thử vàng và bạch kim phải đúng cách
Thử vàng và bạch kim phải được thực hiện đúng cách để đạt kết quả hợp lý. Thậm chí phương pháp hiện đại phân tích kim loại cũng cho kết quả không đúng nếu làm sai. Khi thử tuổi với axit như đề cập ở đây cho phép sai số cộng trừ đến 2K. Nếu xác định sai tên kim loại hoặc lệch từ 4K trở lên thì có thể do những nguyên nhân sau:
1. Không dũa để kim loại lộ ra nên không phát hiện được vì nó đã bị xi mạ hay bị phủ một lớp dày.
2. Axit quá cũ và mất tác dụng. Axit yếu có thể làm cho kết quả thử 10K giống như 14K. Kiểm tra axit với các mẫu đã biết trước khi thử.
3. Axit bị nhiễm bẩn. Không được để axit hay đầu bịt chai tiếp xúc với kim loại, đá thử hoặc axit khác.
4. Các que thử bị hơi axit ăn mòn do đó cho kết quả sai. Không nên cất giữ chúng gần axit.
5. Dùng cùng một mặt đá để thử vàng thấp và cao tuổi. Tàn dư của chất cường toan hay dung dịch thử 18K còn trên đá có thể làm cho kết quả thử vàng 14K giống 10K. Phải dùng một mặt đá khác hay miếng đá khác cho mỗi dung dịch thử.
6. Độ rộng và mật độ của các sọc so sánh khi cà trên đá khác biệt nhau. Sọc cà nhẹ có thể nhìn thấy thấp tuổi hơn là cà mạnh.
7. Không sử dụng lúp phóng đại để xem phản ứng thử. Đôi khi phản ứng axit không thể thấy được bằng mắt thường, đặc biệt trên bạc xi vàng trắng. (Nên nhớ phải đeo kính bảo vệ khi xem bằng lúp phóng đại vì hơi axit có thể phá hư mắt.)
8. Chỉ thử có một nơi. Với nhẫn nên thử cả ở phần mặt chính và đai. Với dây chuyền và lắc tay nên thử ở cả hai đầu và ít nhất một lần ở đoạn giữa. Cũng nên nhớ là thử trúng phần vảy hàn bao giờ cũng bị thấp tuổi hơn phần còn lại.
9. Người thử hay bị ảnh hưởng bởi tuổi đóng trên nữ trang hoặc tuổi mà người ấy mong đạt được. Những định kiến ấy làm mất tính khách quan và làm cho cách thử không đạt kết quả đúng.
10. Chỉ thử một lần. Các chuyên gia thường khuyên thử hai lần trên đá và axit. Cũng cần chú ý đến trọng lượng, màu sắc, các dấu đóng và từ tính
xác định tên kim loại. Các nhà đá quý phải dùng nhiều phương pháp để xác định đá quý thì thử tuổi vàng cũng nên làm như vậy.
(St)
So sánh nhẫn cưới bạch kim và vàng trắng
Mẹo làm mới trang sức bóng nhoáng đón Tết
Cách chọn nhẫn cưới hoàn hảo khiến bạn ưng ý nhất
Cách chọn dây chuyền phù hợp cho bạn xinh hẳn lên