Phân biệt cá Tài Phát đực cái. Những hiểu biết cơ bản về đặc tính sinh sản và môi trường sống của cá Phát tài hay còn gọi là cá tai tượng.
Cá tai tượng hay cá phát tài hoặc cá hồng phát (danh pháp khoa học: Osphronemus goramy) là một loài cá xương nước ngọt thuộc họ Cá tai tượng (Osphronemidae), sống ở vùng nước lặng, nhiều cây thủy sinh, phân bố ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam. Đây là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở Borneo, đảo Sumatra(Indonesia), Thái Lan, Campuchia, Lào. Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Đây là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Kỹ thuật nhân giống cá tai tượng
Sản xuất giống bằng cách cho đẻ tự nhiên. Ở miền Nam, mùa vụ sinh sản từ tháng 3-10; 1 năm cá có thể đẻ 3-4 lần.
Nuôi cá thương phẩm:
1. Chuẩn bị ao:
- Nơi có nguồn nước tốt, dồi dào không bị ô nhiễm, có thể cung cấp suốt thời gian nuôi. Cải tạo ao; dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lấp các hang cua mọi, tu sửa bờ ruộng có lưới chắc chắn, bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5m, chặt bỏ cây để không che quá 25% diện tích mặt nước.
- Có thể sử dụng mương vườn, liếp rẫy có mặt nước từ 100 đến vài ngàn mét vuông để nuôi cá. Mức nước sâu hợp lư từ 1-2m. Sau khi đă vét bùn, bón vôi bột 10- 15kg/100m2 ao. Nếu c̣n cá tạp, dùng dây thuốc cá đập dập lấy nước, rải theo tỷ lệ 4kg/100m2 mặt nước, phơi khô 5-7 ngày, bón phân lợn, phân ḅ: 20-30 kg/100m2, phân gà: 10-15 kg/100 m2, rải đều ao. Cho nước vào ao khoảng 40cm, sau 1 tuần, khi nước có màu xanh đọt lá chuối non, cho thêm nước vào tới 0,8-1m.
2. Thả cá và cho cá ăn:
a) Giống cá: Chọn cá đều cỡ khoẻ mạnh, không bị xây xát, bị dị tật hoặc mang bệnh. Mật độ nuôi: 3-10 con/m2; nếu thả ghép tai tượng với cá mè trắng, cá hường th́ mật độ 1 con/1m2 (để tận dụng thức ăn rơi văi và làm sạch môi trường nước).
b) Thức ăn cho cá: sau 1 tháng ương cá tai tượng lớn thành cá giống và chuyển dần sang ăn thực vật là chính, giai đoạn đầu ta cho ăn thực vật nhỏ như; bèo cám, hoa đậu lá cải, lá rau muống, lá ḿ (sắn). Cá lớn hơn ăn hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp. Cá ăn rau sẽ lớn chậm (2-3 năm đạt trên 1 kg); nếu có thức ăn tinh kèm theo rau, cá sẽ lớn nhanh hơn (1 năm đạt trên 1 kg). Tỷ lệ cho ăn rau khoảng 2-5% trọng lượng cá. Ngoài ra ta c̣n thả rau xanh trên mặt nước cho cá ăn:
- Thức ăn tinh (bột cá, đầu tôm, cá biển tươi, ruột ốc, cá con 30% + cám, xác đậu nành 30% + tấm, bắp 7% + bột lá g̣n 3%) + rau xanh 30%.
- Thức ăn tinh (50% cám + 15% bột cá + 25% bánh dầu) và 10% rau muống.
- Chế biến thức ăn: Rau muống, lá ḿ, rau lang thái nhỏ. Ốc, cá, cua nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với cá, cua, ốc, sau đó cho rau muống vào kết hợp với bột lá g̣n, xác đậu nành nấu riêng rồi trộn chung, để nguội trộn cám vừa đặt dính cho vào máng ép viên.
- Cho cá ăn: Thời gian đầu cá c̣n nhỏ dùng sàn cho cá ăn, ngày 2 lần. Khi cá lớn dần ta phân đàn, rải đều thức ăn để cá lớn nhỏ đều ăn được.
3. Chăm sóc và quản lư cá nuôi:
Nếu trong thời gian nuôi mà cá lớn không đều ta kéo lưới, tuyển chọn cá lớn nuôi riêng để đạt cỡ thương phẩm, cá c̣n lại trong ao đều cỡ sẽ mạnh và lớn nhanh hơn. Cách 45 ngày ta tuyển chọn cá 1 lần.
- Cá có thể ăn phân gà, phân lợn. Cần thay nước thường xuyên. Vứt bỏ rau xanh mà cá ăn dư, cho rau mới vào. Nước được thay hàng tuần, tối thiểu nửa tháng/lần, nước phải sạch, tốt, có màu xanh lá chuối non. Giữ mức nước ổn định ở ao nuôi từ 1,2-1,5m.
- Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để xử lư kịp thời, kiểm tra bọng bờ, chống trộm cá.
4. Thu hoạch cá:
Chặn từng khúc mương hoặc từng phần ao, kéo lưới nhẹ nhàng, bắt cá bằng vợt, cho cá vào thùng chứa nước hay cho vào dèo (giai) chứa. Tuyệt đối không để cá bị khô.
(St)
Tự làm bể nuôi cá cảnh đẹp và hợp phong thủy
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
Nuôi cá cảnh theo phong thủy
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước mặn