Dấu hiệu của người bị huyết áp cao

seminoon seminoon @seminoon

Dấu hiệu của người bị huyết áp cao

19/04/2015 02:20 PM
592

Dấu hiệu của người bị huyết áp cao. Những dấu hiệu để bạn có thể tự nhận biết mình bị huyết áp cao. Lời khuyên cho người bị huyết áp cao.

Tự phát hiện sớm bệnh cao huyết áp




Nếu có các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, hay chảy máu cam…, có thể bạn đã mắc bệnh cao huyết áp. Còn nếu xuất hiện các cơn đau thắt ngực, bạn cần đi khám chuyên khoa tim mạch vì đó là một biểu hiện điển hình của chứng thiếu máu cục bộ cơ tim.
Theo một số nghiên cứu gần đây, chứng cao huyết áp xuất hiện với tỷ lệ khá cao từ tuổi 40; tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Các nhà y khoa gọi đây là sát thủ thầm lặng vì có đến 2/3 bệnh nhân không thấy bất kỳ dấu hiệu gì cho đến khi xảy ra các tai biến như đứt mạch máu não hay nhồi máu cơ tim .
Huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/80 mmHg (thường gọi tắt là 12/8), trong đó 12 là số huyết áp trên và 8 là số huyết áp dưới. Huyết áp được gọi là cao khi số trên là 14 trở lên hoặc số dưới là 9 trở lên. Người bị cao huyết áp có thể có các biểu hiện:

- Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả ngày.
- Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
- Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
- Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
Để điều trị đúng bệnh cao huyết áp, cần thực hiện 3 điểm:
- Đưa chỉ số huyết áp về dưới 140/90 mmHg dù không thấy bất kỳ triệu chứng nào.
- Áp dụng tốt chế độ điều trị không dùng thuốc: kiêng ăn mặn, không ăn nhiều chất béo, bỏ hút thuốc lá, không uống nhiều rượu, tập thể dục, chơi thể thao đều đặn.
- Không tự ý ngừng thuốc hay tự điều trị lâu dài với một đơn thuốc; phải tái khám đúng kỳ hạn.
Bên cạnh cao huyết áp, thiếu máu cục bộ cơ tim cũng là một chứng bệnh rất nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành (có nhiệm vụ chuyển máu đến nuôi tim) bị xơ vữa và tắc hẹp. Nếu nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ lâm vào tình trạng nặng hơn, đó là nhồi máu cơ tim.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng thiếu máu cục bộ cơ tim là cơn đau tức ngực với các số đặc điểm sau:
- Thường xảy ra sau khi gắng sức, làm việc nặng, xúc động mạnh, sau bữa tiệc thịnh soạn, sau khi giao hợp hoặc khi thời tiết quá lạnh. Cơn đau thắt ngực xuất hiện lúc nghỉ ngơi là dấu hiệu báo động tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân cần được theo dõi, điều trị tích cực để phòng nhồi máu cơ tim.
- Có cảm giác đau ở ngực trái, vùng trước tim, đôi khi chỉ thấy khó chịu; hoặc có cảm giác nặng như bị đè ép ở sau xương ức, cảm giác này lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái.
- Cơn đau chỉ diễn ra trong vài giây đến vài phút, thường không quá 5 phút. Khi nó kéo dài quá 15-20 phút, phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng đau ngực kéo dài cả ngày trong nhiều ngày, nhiều tuần nhưng điện tâm đồ vẫn bình thường thì phải nghĩ đến nguyên nhân khác.
- Tần suất cơn đau thường thay đổi: có thể vài tuần, vài tháng một lần, nếu nặng hơn thì vài lần trong một ngày.
- Đồng thời với đau ngực, người bệnh cảm thấy hồi hộp, lo âu, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, đánh trống ngực, choáng váng.
Có thể giảm nhẹ cơn đau bằng các cách sau:
- Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn: Trong những trường hợp nhẹ, có thể qua khỏi cơn đau.
- Ngậm nitroglycerin hoặc isodorbidinitrate: Sau vài phút, cơn đau ngực có thể giảm. Đây cũng là một cách kiểm tra xem cơn đau thắt ngực này có phải do thiếu máu cục bộ cơ tim hay không.

Cách phát hiện sớm dấu hiệu cơn tăng huyết áp

Tăng huyết áp có diễn biến thầm lặng, ít có những biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà nó đem lại thì lại rất nặng nề. Theo thống kê, tỷ lệ tăng huyết áp tăng cao ở người lớn tuổi và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới. Người ta còn mệnh danh tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng bởi diễn biến âm thầm của nó. Vậy có cách nào để phát hiện sớm các dấu hiệu của tăng huyết áp?

 Cách phát hiện sớm dấu hiệu cơn tăng huyết áp

Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không?

Đo huyết áp thường xuyên

Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa bằng hoặc trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hoặc trên 90 mmHg.

Một đặc điểm của huyết áp là có sự biến thiên khá lớn trong ngày và giữa các ngày. Do đó, chẩn đoán tăng huyết áp phải dựa vào nhiều lần đo tại các thời điểm khác nhau.

Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp rất nghèo nàn, không đặc hiệu. Chính vì vậy người bệnh rất chủ quan và chỉ chịu khám để điều trị khi đã xảy ra các biến chứng. Bệnh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đỏ bừng hay nóng bừng mặt, tức nặng ngực. Chính vì sự nghèo nàn của các triệu chứng nên cách phát hiện bệnh sớm duy nhất là kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là khi có các dấu hiệu nghi ngờ, hoặc khi con số huyết áp gần tới mức tối đa cho phép (gần đến giá trị 140/90 mmHg).

Ở người bình thường huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh… đều có thể làm huyết áp tăng lên. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm huyết áp hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ mũi) hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm HA tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy…hoặc dùng thuốc dãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Các biến chứng thường gặp của cao huyết áp

 Các biến chứng tim mạch:

Các biến chứng tim mạch: Cao huyết áp lâu ngày làm hư lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của mạch vành, làm các phân tử cholesterol tỉ trọng thấp (LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành, sau đó làm hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành.

Khi động mạch vành bị hẹp nhiều, bệnh nhân thấy đau ngực, nghẹn trước ngực khi gắng sức, khi vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi bệnh nhân ngừng gắng sức (triệu chứng bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ). Đau trước ngực có thể lan lên cổ, lan ra tay trái và ra sau lưng. Nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ thì trong động mạch vành hình thành huyết khối, làm tắc động mạch vành và làm bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

Cao huyết áp cũng làm cơ tim phì đại (cơ tim dày lên): Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim do cao huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim. Cao huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu không được điều trị cũng sẽ dẫn đến suy tim.

Các biến chứng về não

Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong Nhũn não: Cao huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não (tương tự mạch vành), nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, làm hình thành cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết một vùng não (còn gọi là nhũn não).

Thiếu máu não: Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến người bệnh thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.

Các biến chứng về thận

Cao huyết áp làm hỏng màng lọc của tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có), lâu ngày gây suy thận.

Cao huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất renin, khiến huyết áp tăng cao. Hẹp động mạch thận lâu ngày cũng gây ra suy thận.

Biến chứng về mắt

Cao huyết áp làm hư mạch máu võng mạc, thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Khi có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ đè bẹp tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm bệnh nhân hỏng mắt tiến triển theo các giai đoạn.

Cao huyết áp còn làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

Các biến chứng về mạch ngoại vi

Cao huyết áp làm động mạch chủ phình to, có thể bóc tách và vỡ thành động mạch chủ dẫn đến chết người.

Cao huyết áp làm hẹp động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân. Khi động mạch chi dưới bị hẹp nhiều, bệnh nhân đi một đoạn đường thì đau chân, phải đứng lại nghỉ (đau cách hồi).

Đại đa số các bệnh nhân cao huyết áp thường không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Nhiều bệnh nhân cao huyết áp hoàn toàn cảm thấy bình thường, do vô tình khám sức khỏe mới biết bị bệnh. Sự xuất hiện triệu chứng đau đầu đã có thể là biến chứng nặng nề của người bệnh cao huyết áp do bị tai biến mạch máu não. Do vậy việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao (như lớn tuổi, béo phì, ít vận động, trong gia đình có người thân bị cao huyết áp...) là hết sức cần thiết và quan trọng.

Để duy trì huyết áp bình thường, người bệnh nên tập thể dục, ít nhất 30 phút/ngày và  5 lần/tuần, giảm cân,  tránh ăn mặn, tránh rượu, bia, thuốc lá, mỡ động vật; ăn nhiều rau, trái cây và  bổ sung Kali, Magie, Canxi trong chế độ ăn, giảm căng thẳng trong cuộc sống.

Lời khuyên cho người bị tăng huyết áp

  • Bắt đầu và tiếp tục điều trị ngay cả khi bạn không có triệu chứng khó chịu do tăng huyết áp gây ra vì tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu như không kiểm soát tốt.

  • Việc kiểm soát huyết áp tốt mang lại nhiều lợi ích quan trọng hơn nhiều so với vài tác dụng phụ tạm thời do thuốc gây ra. Đừng nản chí vì có thể dùng thuốc suốt đời. Nên tái khám định kỳ Không tự mua thuốc hạ huyết áp uống

  • Không chỉ uống thuốc khi huyết áp tăng cao và ngưng thuốc khi huyết áp về bình thường.

  • Không dùng lại toa thuốc cũ trong 1 thời gian dài không tái khám.

    (St)

    Thực phẩm cho người huyết áp cao.
    Thực phẩm không tốt cho người cao huyết áp
    Bệnh cao huyết áp - nguyên nhân và cách điều trị
    Cách làm hạ huyết áp nhanh cho người bệnh huyết ap cao
    Lời khuyên cho người bệnh cao huyết áp

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý