Khi mang thai có nên cho con bú không? Những điều cần biết khi cho con bú trong thời kỳ mang thai để cả hai bé đủ dưỡng chất và an toàn cho mẹ.
Có bầu cho con bú: Vẫn ổn!
Theo PGS - TS Vương Tiến Hòa, khi đang cho con bú mà có bầu thì mẹ cần ăn nhiều hơn, đủ chất để đủ cung cấp cho 3 người.
Một độc giả bày tỏ: "5 tháng đầu em nuôi con bằng sữa mẹ, đến tháng thứ 6 thì "đèn đỏ" quay lại. Vừa mới có kinh nguyệt được 1 tháng thì tháng này em đã "dính" bầu. Có thai mà em chẳng vui tí nào vì bé đầu còn nhỏ quá, bé lại rất lười ăn các chị ạ, chỉ thích bú mẹ thôi. Em bàn với chồng định bỏ thai nhưng chồng ngăn, bảo con cái là của trời cho. Vậy nên em đã quyết định sẽ giữ bé lại"
Tuy nhiên, độc giả này bày tỏ lo ngại: "Thế nhưng có vấn đề em trăn trở quá là em muốn vẫn cho bé lớn tiếp tục bú mẹ có được không các chị. Bé nhà em mới tập ăn dặm nhưng ăn ít lắm. Sữa ngoài thì phải đút thìa mà bé cũng chẳng chịu ăn, chỉ thích ti mẹ thôi. Hôm qua em vừa nói chuyện với mẹ chồng là muốn tiếp tục cho con bú thêm 2-3 tháng nữa thì mẹ chồng quắc mắt, mắng em là "ngu dốt". Mẹ bảo em được ăn học mà sao dốt thế, phải cai sữa ngay không thì ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tiếp tục cho bé bú sẽ lấy hết dinh dưỡng của em bé trong bụng. Cai sữa bây giờ thì thương bé lớn quá các chị ạ."
Trao đổi với chúng tôi, PGS – TS Vương Tiến Hòa (PGS.TS.BSCKII Chuyên gia Sản phụ khoa. Chuyên viên cao cấp bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, trước kia dinh dưỡng kém, người mẹ nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng mà vừa cho con bú, vừa nuôi dưỡng thai trong bụng thì đứa lớn cũng còi cọc mà thai nhi cũng phát triển không tốt. Còn hiện nay, nếu như ăn uống đẩy đủ chất dinh dưỡng thì vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Việc cho con bú có thể kéo dài đến sát ngày sinh hoặc khi thai nhi được 7,8 tháng.
“Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý ăn uống cần phải tăng lên, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ, đứa trẻ bú và cả thai nhi. Có nghĩa là ăn cho 3 người chứ không phải 2 người nên cần một lượng thức ăn nhiều hơn và cân đối các chất dinh dưỡng”, PGS - TS Vương Tiến Hòa nhấn mạnh.
Theo Tiến sĩ Vương Tiến Hòa, trong những tháng đầu, bà bầu cần ăn nhiều thịt, chất đạm nhưng cũng cần lượng mỡ, đường, chất khoáng, vitamin. Ngoài ra, bà bầu cần bổ sung axitfolic, canxi để cung cấp cho thai nhi đang phát triển.
“Bà bầu trong trường hợp đang nuôi con nhỏ mà có thai thì phải cần lượng thức ăn nhiều hơn, đầy đủ hơn, ngủ và thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn”, bác sĩ Hòa lưu ý.
Theo bác sĩ Hòa, trước đây, khoảng cách giữa hai lần sinh thường nói là 5 năm. Bây giờ có thể khoảng cách đó từ 2-3 năm. Theo một số nghiên cứu, nếu sinh bé thứ hai dưới 2 năm thì tỷ lệ nguy cơ ốm đau, bệnh tật và tử vong của bé sau sẽ cao hơn. Ngoài ra, sinh con sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, đặc biệt là phục hồi sức khỏe người mẹ. Vì vậy, người mẹ không nên sinh con sớm quá, nên để sau 2-3 năm.
Cũng liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ, hiện làm việc tại Phòng khám sản phụ khoa Song Hà) cho biết, mẹ mang bầu vẫn có thể tiếp tục cho con bú, tuy nhiên nếu người mẹ thể trạng quá gầy yếu hoặc có tiền sử sinh non, nhẹ cân hay hiện thai bị suy dinh dưỡng... thì không nên vừa mang thai vừa cho con bú. Còn lại, vừa mang thai vừa cho con bú không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ, thai nhi và em bé. Mẹ chỉ cần ghi nhớ phải tăng cường ăn uống bồi dưỡng là được.
Không lo cạn sữa non khi vừa mang thai vừa cho con bú
Một số bà mẹ đang băn khoăn với việc có nên tiếp tục cho con bú khi lại mang thai? Cho bé tiếp tục bú trong khi đang mang thai được cho là hoàn toàn tốt cho hầu hết các bà mẹ, với điều kiện là người mẹ phải ăn uống đầy đủ chất và uống nước đầy đủ.
Các bác sĩ cho biết, cơ thể người phụ nữ vẫn tiếp tục tiết sữa trong suốt thời gian có thai bé tiếp theo. Thậm chí, vẫn có thể cho bé lớn bú sau khi đã sinh bé tiếp theo. Vì thế người mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú trong khi đang mang thai.
Tuy nhiên, sự thay đổi của các hormone trong những ngày đầu mang thai có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ.. Vì vậy, người phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu, thì nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không. Còn lại với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì.
Khi mang thai đến tháng thứ 4 và 5, bầu vú người mẹ lúc này bắt đầu tiết ra sữa non (loại sữa này rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh). Các bà mẹ cũng không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể bạn sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa đặc biệt này cho đến khi em bé đang ở trong bụng mẹ chào đời.
Để giúp mẹ có nhiều sữa thực đơn của sản phụ thiếu sữa nên trọng dụng các thực phẩm như thịt dê, cá diếc, cá chép, vừng đen, hạt bí ngô, rau diếp, đậu phụ, sữa đậu nành… và đặc biệt là móng giò heo. Móng giò heo có công dụng thúc sữa, bổ huyết, thường dùng làm thức ăn cho sản phụ ít hoặc không có sữa.
Những thực phẩm cần kiêng kỵ là hạt tiêu, ớt, tỏi, rượu, trà đặc, cà phê, thuốc lá, ốc, cua..
Lời khuyên cho phụ nữ có bầu khi đang cho con bú
Bài viết này là lời khuyên cho phụ nữ có bầu khi đang cho con bú, theo PGS – TS Vương Tiến Hòa, khi đang cho con bú mà có bầu thì mẹ cần ăn nhiều hơn, đủ chất để đủ cung cấp cho 3 người.
Một độc giả bày tỏ: “5 tháng đầu em nuôi con bằng sữa mẹ, đến tháng thứ 6 thì “đèn đỏ” quay lại. Vừa mới có kinh nguyệt được 1 tháng thì tháng này em đã “dính” bầu. Có thai mà em chẳng vui tí nào vì bé đầu còn nhỏ quá, bé lại rất lười ăn các chị ạ, chỉ thích bú mẹ thôi. Em bàn với chồng định bỏ thai nhưng chồng ngăn, bảo con cái là của trời cho. Vậy nên em đã quyết định sẽ giữ bé lại”
Tuy nhiên, độc giả này bày tỏ lo ngại: “Thế nhưng có vấn đề em trăn trở quá là em muốn vẫn cho bé lớn tiếp tục bú mẹ có được không các chị. Bé nhà em mới tập ăn dặm nhưng ăn ít lắm. Sữa ngoài thì phải đút thìa mà bé cũng chẳng chịu ăn, chỉ thích ti mẹ thôi. Hôm qua em vừa nói chuyện với mẹ chồng là muốn tiếp tục cho con bú thêm 2-3 tháng nữa thì mẹ chồng quắc mắt, mắng em là “ngu dốt”. Mẹ bảo em được ăn học mà sao dốt thế, phải cai sữa ngay không thì ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tiếp tục cho bé bú sẽ lấy hết dinh dưỡng của em bé trong bụng. Cai sữa bây giờ thì thương bé lớn quá các chị ạ.”
Trao đổi với chúng tôi, PGS – TS Vương Tiến Hòa (PGS.TS.BSCKII Chuyên gia Sản phụ khoa. Chuyên viên cao cấp bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, trước kia dinh dưỡng kém, người mẹ nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng mà vừa cho con bú, vừa nuôi dưỡng thai trong bụng thì đứa lớn cũng còi cọc mà thai nhi cũng phát triển không tốt. Còn hiện nay, nếu như ăn uống đẩy đủ chất dinh dưỡng thì vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Việc cho con bú có thể kéo dài đến sát ngày sinh hoặc khi thai nhi được 7,8 tháng.
“Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý ăn uống cần phải tăng lên, đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ, đứa trẻ bú và cả thai nhi. Có nghĩa là ăn cho 3 người chứ không phải 2 người nên cần một lượng thức ăn nhiều hơn và cân đối các chất dinh dưỡng”, PGS – TS Vương Tiến Hòa nhấn mạnh.
Theo Tiến sĩ Vương Tiến Hòa, trong những tháng đầu, bà bầu cần ăn nhiều thịt, chất đạm nhưng cũng cần lượng mỡ, đường, chất khoáng, vitamin. Ngoài ra, bà bầu cần bổ sung axitfolic, canxi để cung cấp cho thai nhi đang phát triển.
“Bà bầu trong trường hợp đang nuôi con nhỏ mà có thai thì phải cần lượng thức ăn nhiều hơn, đầy đủ hơn, ngủ và thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn”, bác sĩ Hòa lưu ý.
Theo bác sĩ Hòa, trước đây, khoảng cách giữa hai lần sinh thường nói là 5 năm. Bây giờ có thể khoảng cách đó từ 2-3 năm. Theo một số nghiên cứu, nếu sinh bé thứ hai dưới 2 năm thì tỷ lệ nguy cơ ốm đau, bệnh tật và tử vong của bé sau sẽ cao hơn. Ngoài ra, sinh con sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc con cái, đặc biệt là phục hồi sức khỏe người mẹ. Vì vậy, người mẹ không nên sinh con sớm quá, nên để sau 2-3 năm.
5 dưỡng chất không thể thiếu khi mang thai và cho con bú
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, chuyện ăn gì, uống gì không chỉ theo sở thích của mẹ mà còn tùy thuộc vào nhu cầu của em bé. Chị em đã cung cấp đủ 5 loại chất dinh dưỡng cần thiết cho giai đoạn mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ dưới đây hay chưa?
Lợi khuẩn Probiotics
Lợi khuẩn Probiotics là những vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe đường ruột của người sử dụng. Tại sao probiotics lại là dưỡng chất quan trọng cho các chị em đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ? Trước hết, Probiotics sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong suốt hơn 9 tháng “đeo ba lô ngược”. Và khi mẹ sinh bé, Probiotics sẽ được truyền sang con thông qua đường sinh.
Đối với trẻ sơ sinh, có một đường ruột hoạt động tốt là hết sức quan trọng để bé được khỏe mạnh và việc bổ sung những vi sinh vật sống có lợi Probiotics sẽ giúp bé tránh được những rắc rối với hệ tiêu hóa còn non yếu mà trẻ sơ sinh dễ gặp phải như đầy hơi, táo bón, đau bụng, trào ngược dạ dày… trong những năm đầu đời. Dĩ nhiên, nguồn Probiotics của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể có ở đâu khác ngoài sữa mẹ.
Axit folic
Các loại rau lá xanh, ngũ cốc và ngũ cốc nguyên cám là nguồn axit folic quen thuộc với phụ nữ mang thai. Axit folic sẽ giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ và tránh được các khuyết tật ống thần kinh mà điển hình nhất là tật nứt đốt sống. Không chỉ cần bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai, mẹ cần tiếp tục tiêu thụ khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày trong thời gian cho con bú để giúp cơ thể thích nghi tốt với việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.
Canxi và vitamin D
Đừng nghĩ rằng chỉ có 9 tháng “mang nặng” mới cần một hệ xương khỏe mạnh và chắc chắn mẹ nhé. Bất cứ giai đoạn nào, bao gồm cả thời kỳ cho con bú, mẹ đều cần cung cấp đủ canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ bổ sung canxi là không đủ mà cơ thể còn cần vitamin D vì đây là loại vitamin cần thiết cho sự hấp thụ canxi của cơ thể. Phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 1000mg canxi mỗi ngày, có thể được bổ sung bằng viên canxi hoặc thông qua các loại thực phẩm giàu canxi như sữa và sữa chua.
DHA
Chắc hẳn hầu hết các mẹ đều đã biết đến loại axit béo omega-3 này với tác dụng giúp phát triển trí não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc bổ sung DHA là quan trọng trong giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ ba cho tới những năm đầu sau khi bé ra đời. Không chỉ tốt cho trí não của trẻ mà DHA với đặc tính kháng viêm còn thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh của mẹ nữa đấy.
Sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong máu. Trẻ sinh đủ tháng với cân nặng đạt chuẩn sẽ có hàm lượng sắt đủ dùng trong 6 tháng đầu đời. Việc bổ sung sắt là cần thiết với phụ nữ mang thai còn các chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ thì nên tránh uống thêm viên sắt cũng như tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu sắt trong 6 tháng đầu sau sinh vì sẽ cản trở khả năng hấp thu sắt của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ hay mệt mỏi, chóng mặt và khó tập trung lâu, rất có thể mẹ đang bị thiếu sắt đấy nhé.
BTV Tâm Vũ