Ngải cứu thường được sử dụng như một vị thuốc rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày nhưng với bà bầu, nó có thực sự tốt? Cùng tìm hiểu về lợi ích và tác hại khi bà bầu ăn ngải cứu nhé
Những tác dụng của ngải cứu đối với bà bầu
Ngải cứu: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 – 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông
Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
Công dụng:
Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 – 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.
Ngải cứu thuộc nhóm thảo mộc nên được sử dụng với tần suất hợp lý khi mang thai. Bất kỳ một loại thảo mộc nào đều gây ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe người mẹ và thai nhi. Một số thai phụ cho biết, nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, họ dễ tăng dấu hiệu ra máu. Bởi vì, những chất có trong ngải cứu có liên quan đến sự co bóp tử cung – yếu tỗ dễ dẫn tới sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải chống chỉ định với món ngải cứu trong suốt thời gian mang thai. Ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, làm dịu thần kinh, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Tuy nhiên, nhiều thai phụ hiểu nhầm và sử dụng ngải cứu như một vị thuốc an thai. Điều này là không hoàn toàn đúng. Nếu bạn muốn dùng ngải cứu trong những trường hợp bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ.
Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng ngải cứu với tần suất thế nào là an toàn và hợp lý cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe.
Người đang có thai nếu thấy đau bụng, ra máu thì có thể dùng lá ngải cứu 16 g, tía tô 16 g, cho 600 ml nước sắc còn 100 ml, thêm chút đường, chia 3-4 lần uống trong ngày. Ngải cứu có tác dụng an thai
Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Bà bầu ăn ngải cứu quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu thai kỳ lại tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thải hoặc sinh non.
Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nhiều sản phụ cho biết họ ăn nhiều ngải cứu nên có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì).
Một số chị em còn dùng ngải cứu như là một vị thuốc an thai. Theo bác sĩ thì điều này không hoàn toàn đúng. Ăn ngải cứu bao nhiêu và như thế nào để an toàn và hợp lý thì các sản phụ phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ và còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của bà bầu.
Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe.
Bà bầu ăn ngải cứu như thế nào mới đúng?
- Bà bầu chỉ nên ăn 3-5 ngọn ngải cứu mỗi lần và nên ăn 3 lần/tuần.
- Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non… không nên ăn ngải cứu thường xuyên.
- Nên ăn ngải cứu đánh với trứng gà và rán lên hoặc nấu canh trứng.
- Bà bầu ăn ngải cứu có tác dụng an thai. Trong trường hợp bạn bị đau bụng, ra máu thì nên sử dụng bài thuốc sau: Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g cho vài 600ml nước sắc lấy 100ml và uống thành 3-4 lần trong ngày (nếu khó uống bạn có thể pha thêm chút đường).
- Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng dùng để chữa đau lưng, đau khớp háng, đau hông cho mẹ bầu bằng cách chườm lá ngải cứu. Cách làm là: ”lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên, sau đó bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ”. Làm theo cách này 3-5 ngày liên tục, bệnh sẽ thuyên giảm.
Bà bầu ăn trứng gà ngải cứu
Ăn trứng gà giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não. Hơn nữa, trong trứng gà lại chứa nhiều dưỡng chất hơn rất nhiều các loại thực phẩm khác nên nó đương nhiên tốt cho các thai phụ và em bé trong bụng mẹ.
Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người).
Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, axit folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein.
Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư. Lượng canxi dồi dào trong trứng gà và các vitamin mỡ hòa tan giúp cho việc phát triển khung xương của thai nhi, đồng thời giúp tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này.
Tác dụng chữa bệnh của lá ngải cứu
Công dụng của cây ngải cứu
Bà bầu ăn ngải cứu
Canh ngải cứu nấu cá rô
Làm đẹp với cây ngải cứu
(St)