Nhiệt miệng ăn gì cho mát

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nhiệt miệng ăn gì cho mát

19/05/2015 12:00 AM
268

Trẻ em do sức đề kháng cơ thể còn yếu nên rất dễ mắc bệnh nhiệt miệng lưỡi. Hầu hết trẻ em đều bị mắc bệnh nhiệt miệng một lần trong đời. Vậy cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng đúng cách là như thế nào, mời các mẹ tham khảo nhé.

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng lại rất dễ tái phát. Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do chức năng miễn dịch bị suy giảm, do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm, do nhiễm khuẩn hay virus gây nên.

trẻ bị nhiệt miệng 1

Bé nhà mình bị nóng trong + uống sữa đêm nên đã bị viêm loét miệng, nhiệt miệng 2 lần rồi, cho dù mẹ rất giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống bổ sung các chất mát. Nên mình muốn chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm 8 cách chữa nhiệt miệng cho bé đơn giản hiệu quả nhanh nhất từ dân gian sẽ giúp các bé thoát khỏi chứng nhiệt miệng.

1. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.

2. Cho bé ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, bé sẽ đỡ nhiều.

3. Uống nước khế chua

Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này: Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, có thể cho chút ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

4. Chữa nhiệu miệng bằng cách bôi lá bồ ngót

Lá bồ ngót (có nơi gọi là bù ngót) không chỉ dùng nấu canh ăn rất mát mà còn có tác dụng chữa nhiệt miệng vô cùng hữu hiệu. Bạn tước lá bồ ngót tươi, rửa sạch, sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này bôi vào chỗ sưng đau, lở trong miệng bé. Ngày bôi 2 – 3 lần sẽ giảm ngay các nốt lở do nhiệt miệng.

5. Cà chua ép

Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

6. Cho trẻ bị nhiệt miệng uống nhiều nước cam, chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.

7. Lá rau ngót:

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

8. Cùi dừa:

Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Để ngừa nhiệt miệng cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo một vài lời khuyên sau:

– Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….

– Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc, mẹ có thể tập cho con thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày bởi nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt, làm sạch khoang miệng, amidan, họng. Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bé đã 2 tuổi mà chưa biết súc miệng, mẹ có thể chải răng, lưỡi của bé với nước muối sinh lý ấm (nồng độ 0,9%). Mẹ nhớ chọn loại bàn chải long mềm để tránh tổn thương miệng con. Biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện lại rất hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng cho trẻ.

– Cho bé ăn uống thực phẩm mát, đặc biệt vào mùa hè.

– Luôn bao quát khi bé chơi, không để bé ngậm các vật sắc hay cho tay vào miệng. Khi cho ăn mẹ không nên ép trẻ ăn quá vì dễ khiến bé quấy, hoảng loạn và cắn vào lưỡi.

Chăm sóc trẻ khi bị nhiệt miệng cần hết sức kiên trì vì trẻ đau rát, quấy khóc, không chịu ăn, uống thuốc, không cho kiểm tra miệng, dễ nôn trớ khiến sút cân rất nhanh và lâu khỏi bệnh. Vì vậy cha mẹ cần nắm bắt được những kiến thức khoa học bổ sung dinh dưỡng giải nhiệt kịp thời giúp lành nhanh ổ loét, nhằm rút ngắn tối đa số ngày bệnh để trẻ nhanh chóng phục hồi và bắt kịp nhịp tăng trưởng.

trẻ bị nhiệt miệng 2

Trị nhiệt miệng cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian

Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng.

Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.

Còn theo đông y, bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

– Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị: Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.

– Thấp nhiệt ở tỳ, vị: Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).

Bài thuốc dân gian điều trị nhiệt miệng

1. Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

2. Uống nước khế chua: Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

3. Cỏ mực: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.

4. Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

5. Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.

6. Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.

Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.

7. Cùi dừa: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

8. Cà chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

9. Vỏ dưa hấu: Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.

Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

10. Củ cải trắng: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Chú ý:

-Để ngăn ngừa chứng lở miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.

– Để phòng ngừa bệnh, cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. Muốn có một mùa hè vui vẻ, dễ chịu, phải biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý