Cách xử lý khi bị trúng gió khoa học và hiệu nghiệm nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách xử lý khi bị trúng gió khoa học và hiệu nghiệm nhất

20/05/2015 12:00 AM
1,356

Trúng gió là điều không ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi bị trúng gió nếu biết cách xử lý thì sau vài ngày cơ thể sẽ trở lại khỏe mạnh. Ngược lại, nếu để bệnh diễn biến âm thầm sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Những người dễ bị trúng gió hơn người khác

+ Người già.

+ Trẻ em.

+ Những người đang điều trị bệnh…

http://afamily1.vcmedia.vn/OW1Sm9t0ccccccccccccpPWM7cRCUp/Image/2012/04/120405afamilyskdanhgio_efcbd.jpg

Trúng gió xảy ra khi nào?

+ Khi thời tiết nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa…( cơ thể không thích ứng kịp nên mắc bệnh)

+ Khi thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng…

+ Khi giao mùa (xuân sang hè, thu sang đông…)

Triệu chứng khi bị trúng gió

+ Cảm thấy ớn lạnh gáy, sống lưng, tay, chân.

+ Nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, nôn mửa.

+ Đau bụng, tiêu chảy.

+ Tình trạng nặng có thể hôn mê, chân tay co cứng…

Trúng gió không xử lý kịp thời sẽ để lại di chứng phong thấp, tê thấp, mất khả năng đề kháng…

Cách xử trí khi bị trúng gió

Trong tây y:

+ Khi bệnh nhân bị trúng gió, các bác sỹ thường chỉ định uống thuốc cảm (paracetamol, paradol..)

+ Ngoài ra bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

cach-xu-tri-khi-bi-trung-gio

Uống nước trà gừng, cạo gió, hút giác…là phương pháp xử lý khi bị trúng gió.

Trong đông y:

+ Sử dụng phương pháp cạo gió (vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác). Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai…

+ Uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát (để làm ấm cơ thể).

+ Làm nóng gan bàn chân.

+ Đối với người bị bất tỉnh cần tác động vào huyệt nhân trung (nằm nằm ngay dưới gốc mũi) ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại.

+ Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên (tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa.

+ Cho ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung…

+ Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.

Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh lại cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị.

Lời kết

Trúng gió thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, giao mùa…Đối với những người đang điều trị bệnh, người già, trẻ em do sức đề kháng yếu nên thường bị trúng gió hơn so với những người bình thường khác.

Vì vậy, để hạn chế bị trúng gió, chúng ta cần bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ, giữ ấm đôi bàn chân.

Khi ngồi trong phòng điều hòa, cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau. Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông. Khi ngủ dậy nên nằm trên giường 5 phút cho tỉnh hẳn trước khi xuống giường…Ngoài ra cần tăng cường thể dục thể thao để tăng sức để kháng cho cơ thể.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cach tri met
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý