Khi bà bầu bị tiêu chảy và cách điều trị hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Khi bà bầu bị tiêu chảy và cách điều trị hiệu quả

22/05/2015 12:00 AM
2,606

Trong quá trình mang thai chị em bầu bí thường gặp một số bệnh như cảm cúm, đau lưng, đau hông, bị phù nề… Đặc biệt có một bệnh rất dễ lây lan qua đường ăn uống hay do môi trường sống không được thoáng mát là nguyên nhân cho các loại vi khuẩn xâm nhập. Đó là bệnh tiêu chảy.

http://tuvansuckhoe.tv/wp-content/uploads/2014/11/ba-bau-bi-tieu-chay-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-nen-va-khong-nen-an-gi-uong-sua-duoc-khong-2.jpg

Nguyên nhân

Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn đường tiêu hóa có trong môi trường sống, thâm nhập vào cơ thể người thông qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.

Đây là tình trạng điển hình của việc “bệnh vào từ đường miệng”. Hãn hữu có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không “tiêu hóa” được mà phải “tống ra” qua tình trạng tiêu chảy.

1. Nhiễm khuẩn: Một số loại vi khuẩn trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

2. Virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.

Trong quá trình mang thai chị em bầu bí thường gặp một số bệnh như cảm cúm, đau lưng, đau hông, bị phù nề

3. Ký sinh trùng có thể nhập vào cơ thể thông qua các loại thực phẩm và nước uống. Một số ký sinh trùng gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai bao gồm Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.

4. Các loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

5. Hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn có thể gây tiêu chảy.

6. Tiêu chảy trong thời kỳ mang thai có thể được gây ra bởi sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.

7. Các nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.

http://www.bacsitructuyen.org/wp-content/uploads/2013-11-01/2484e_khamthai.jpg

Ảnh hưởng

Người bị tiêu chảy thường có triệu chứng lâm râm đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi cũng có thể bị đau dữ dội và trong mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng (đi tiêu hay đi cầu). Cùng với tình trạng đi tiêu nhiều lượt, người bệnh có thể bị nôn mửa.

Đặc biệt, khi tiêu chảy do vi khuẩn tả, số lần đi tiêu và nôn mửa rất nhiều khiến cơ thể kiệt nước, suy sụp rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời rất dễ tử vong.

Phụ nữ đang mang thai khi mắc tiêu chảy thường bị nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại đối với cơ thể mẹ, thai trong bụng cũng chịu ảnh hưởng xấu, có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Khắc phục

Bà Bầu không nên coi thường tiêu chảy, cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh. Không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.

Trong lúc chưa thể đến cơ sở y tế khám bệnh, người bị tiêu chảy có thể liên tục uống dung dịch Oresol. Đây không phải thuốc diệt vi khuẩn đường ruột mà là thuốc chống tình trạng kiệt nước cơ thể do tiêu chảy gây ra, có thể dùng cho mọi trường hợp mang thai bị tiêu chảy.

Khi dùng phải pha đúng liều lượng, không được pha đặc quá, sẽ nguy hiểm. Đây là loại thuốc được đánh giá rất cao trong việc cứu sống nhiều trường hợp tiêu chảy nặng trên thế giới.

– Nên uống nhiều nước: Tiêu chảy nhẹ sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước, khi ấy cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải. Bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.

– Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ.

http://phongkhamphukhoa.org/images/khi-hu-bat-thuong/khi-mang-thai-ra-nhie-khi-khu.jpg

Mẹo dân gian chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả

Bạn có biết bệnh tiêu chảy nguy hiểm tới mức nào không? Với người bình thường khi bị tiêu chảy đã thấy khốn khổ bởi cảm giác lâm râm đau bụng quanh rốn rồi lại dữ dội cuộn lên mỗi khi cơn đau đến và cả quá trình bị mất nước làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức.

Đấy là với người bình thường đã cảm thấy hãi hùng khi bị tiêu chảy vậy với chị em bầu bí thì sao đây? Sẽ nguy hiểm lắm bạn à vì mình được chứng kiến cô em họ ở quê khi bị mắc bệnh tiêu chảy rồi. Hôm đó vào ngày giỗ ông nội, cả nhà đang tấp nập chuẩn bị cỗ cúng thì giật mình khi nghe thấy em ôm bụng kêu đau.

Lúc đó em đang mang thai tháng thứ 5 với cái bụng lùm lùm, khuôn mặt nhăn nhó, nước mắt chảy dài.

Cả nhà hoảng quá chẳng biết nguyên nhân do đâu. Hỏi thì em bảo chỉ mới đau thôi vì có thể tại ăn mấy miếng lòng với rau thơm của bác H. Với lại vừa nãy em ngồi toilet thấy phân lỏng, có mùi chua và đã đi tới 4 lần liên tiếp…

Thế là rõ nguyên nhân rồi nhé chắc tại bụng yếu nên mới bị đây, chứ cả nhà ăn có ai bị đau đâu. Có thể với người mang thai, sức đề kháng yếu nên vi khuẩn dễ xâm nhập nên em mới bị tiêu chảy…

Cả nhà đang chuẩn bị xe đưa em ra bệnh viện thì bà nội từ trong bếp đi lên mang cho em một bát nước gì đó có vẫn còn hơi nóng, màu trắng đục, một bát bột màu vàng vàng. Mình nhanh nhảu hỏi thì bà bảo đó là gạo rang với nước cơm, chỉ cần uống vào sẽ ấm bụng và không còn cảm giác đau nữa.

Bà bảo đây là mẹo dân gian của các cụ ngày xưa vẫn thường làm nhưng bây giờ thời buổi hiện đại chẳng mấy ai còn nhớ mà vận dụng. Mẹo này rất dễ làm và hiệu nghiệm vì “chỉ cần một ít gạo tẻ đem sao vàng hạ thổ rồi tán nhỏ thành bột mịn khoảng 8- 10 gam với một ít nước cơm hòa lẫn vào uống ngày 2-3 lần đảm bảo bụng ổn luôn”.

Khi em uống được một lúc không thấy kêu đau bụng nữa. Cả nhà bảo phải theo dõi nếu không sẽ đưa đi khám ngay…

Nhìn khuôn mặt bầu bầu hiện rõ vẻ mệt mỏi, em nằm lim dim trên ghế bành để lộ cái bụng tròn xoe mà thấy tội cho em nhưng em cũng thật vô tâm khi không biết cách kiêng khem cẩn thận.

Đến chiều, tôi không thấy em kêu đau bụng nữa mà thấy em ngủ tít trên ghế. Chắc nước cơm với gạo rang của bà đã làm bụng em ổn định trở lại…

Thế mới biết mẹo dân gian thật kỳ diệu phải không bạn? Những lúc khẩn cấp như thế này mẹo dân gian đã phát huy được công dụng của nó. Biện pháp chữa mẹo của bà đã sơ cứu kịp thời cho em.

Em đã được đưa đi khám  và bác sĩ kết luận thai nhi vẫn bình thường, bác sĩ còn khuyên em cần uống nhiều nước như nước trái cây, nước Oresol, ăn thực phẩm dễ hấp thu, tránh thực phẩm có dầu, mỡ hoặc bơ. Cần thận trọng với sản phẩm sữa nhưng có thể sử dụng sữa chua vì nó giúp tiêu hóa tốt…

Bác sĩ còn nói nếu có dấu hiệu ói mửa, buồn nôn và các triệu chứng mất nước khô miệng, nước tiểu ít, vàng đậm, tinh thần mệt mỏi, đau đầu hoặc chóng mặt, giảm phản xạ…thì cần đến đến gặp bác sĩ để theo dõi, truyền dịch.

Có thể em mới có dấu hiệu của bệnh tiêu chảy nên không nguy hiểm lắm. Nhưng đây cũng là bài học để em biết phải cẩn thận hơn nữa trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề ăn uống khoa học, hợp vệ sinh rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ và bé.

http://choicungbe.com/sites/choicungbe.com/files/profiles/58/images/my-pham.jpg

Bạn nên đi khám ngay để được các bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị.

Tiêu chảy trong thời gian mang thai là một vấn đề cần được bạn quan tâm thích đáng. Tiêu chảy không phải là một bệnh nguy hiểm song cũng không nên coi thường.

Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy thì phân thường lỏng và nhiều nước. Việc đi tiêu diễn ra khoảng 3 lần trong ngày. Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân có thể là di virus, vi khuẩn, nhiễm khuẩn kí sinh.

Nguyên nhân chung khác dẫn tới tiêu chảy ở bà bầu là do căng thẳng, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày, dị ứng thức ăn, không dung nạp lactose.

Phần lớn các ca tiêu chảy thường được tự người bệnh chữa trị nhưng có một số ca do mất nước quá nhiều dẫn tới tình trạng cơ thể gặp nguy hiểm. Mất nước dẫn tới cơ thể bà bầu trở nên háo nước trong một thời gian ngắn.

Chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai khi bị tiêu chảy

1. Đảm bảo uống dung dịch bù nước như Pedialyte đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

2. Thức uống để thoát khỏi tiêu chảy là một hỗn hợp muối và đường pha với nước lọc. Tránh các thức uống không lành mạnh như nước sô-đa và nước ngọt.

3. Bạn có thể ăn uống các loại thực phẩm như bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.

4. Sữa chua là một trong những sản phẩm từ sữa bạn có thể ăn để giúp loại bỏ tiêu chảy. Sữa chua tốt cho bạn khi bạn bị tiêu chảy, bởi vì nó có chứa một số vi khuẩn tiêu hóa.

5. Không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả).

6. Không ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ.

7. Không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy trong thời gian mang thai

Hầu hết tiêu chảy nhẹ khi mang thai sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước là cả một vấn đề. Phụ nữ mang thai có thể bị mất nước chỉ trong thời gian ngắn. Khi đó, dùng các dung dịch bù nước đường uống như Pedialyte có thể giúp ngăn ngừa mất nước.

Bạn nên gọi bác sĩ nếu gặp tình trạng như:

– Tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.

– Tiêu chảy kèm theo sốt và nôn mửa.

– Phân chứa máu.

– Tiêu chảy kèm theo bị đau bụng dữ dội.

– Không tiểu khoảng hơn 5 giờ.

Những triệu chứng của tiêu chảy

Thông thường, bà bầu thường bị tiêu chảy trong những ngày cuối của thai kì.

Những triệu chứng của tiêu chảy có thể gồm: Nôn và buồn nôn, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng hoặc thường xuyên bị co rút…

Tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Thông thường các bà bầu thường bị táo bón hơn là bị tiêu chảy. Vì khi hấp thụ vitamin tổng hợp trước khi mang thai, bà bầu hấp thụ nhiều sắt khiến cho việc đi tiêu khó hơn.

Khi tiêu chảy kèm theo các triệu chứng nguy hiểm trên thì bạn nên gọi bác sĩ vì tiêu chảy có thể liên quan tới việc sinh non.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy

1. Nhiễm khuẩn: Một vài loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn dẫn tới việc bạn bị tiêu chảy.

2. Virus như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy.

3. Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi nó cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba.

4. Thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm axit trong dạ dày chứa magiê và kháng sinh có thể gây ra chứng tiêu chảy ở thai kì.

5. Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy.

6. Tiêu chảy cũng có thể do nguyên nhân bạn uống nhiều nước. Bạn ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau xanh…

7. Những nguyên nhân khác bao gồm như không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn.

Phòng tránh tiêu chảy ở bà bầu

Nhận diện chính xác độ an toàn các loại nhãn mác thực phẩm gồm thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ hàng ngày. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.

Chỉ nên ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ

Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…

Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…

Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.

Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.

Một số loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy, ngộ độc

Cẩn thận với một số loại thức ăn chứa nhiều độc tố tự nhiên. Nếu bà bầu ăn phải sẽ có cảm giác nôn nao, đau bụng và cũng dẫn tới các triệu chứng khác như tiêu chảy, nôn, hôn mê, ngộ độc…

Sắn

http://tantruonghung.com.vn/web/uploads/images/22dc04bb63cb06dac780336821c9942ecf3873fd.jpg

Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, axit cyanydric sẽ gây nên tình trạng đau bụng, đi ngoài, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn.

Phòng ngừa: Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước một thời gian, luộc thật chín và ăn ngay sau đó.

Nấm

Đây là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe bà bầu nói riêng. Tuy nhiên, nếu sơ ý ăn phải những loại nấm độc thì hậu quả sẽ khôn lường. Triệu chứng nhẹ khi ngộ độc nấm là đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, nôn, nặng hơn, nó sẽ khiến bạn bị hôn mê, thậm chí tử vong.

Nấm cũng là nguyên nhân của tiêu chảy

Nấm cũng dễ gây ngộ độc thực phẩm và bị tiêu chảy cho bà bầu

Phòng ngừa: Không ăn những loại nấm mọc tự nhiên, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là những loại nấm có màu sắc sặc sỡ.

Thịt cóc

Nếu biết cách chế biến và đun nấu thì thịt cóc là một món ăn hoàn toàn có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, những vụ đau bụng, ngộ độc do ăn phải thịt cóc vẫn có khả năng xảy ra.

Một loại chất độc có tên là Bufotoxin chứa nhiều trong da, gan, mật, trứng cóc và gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cho người nếu ăn phải nó.

Phòng tránh: Nếu bạn không có kinh nghiệm trong chế biến thịt cóc, tốt nhất bạn không nên tự mình làm. Nên nhờ những người thành thạo trong chế biến thịt cóc sơ chế giúp.

Cóc khi chế biến thành món ăn cần được loại bỏ đầu, chân, nội tạng, lột bỏ da và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy. Không nên để chất nhầy từ thịt cóc dính vào chân, tay, dao, thớt… Bạn có thể bị ngộ độc nếu chất nhầy này lây lan sang các loại thức ăn khác.

Cá lóc

Cá lóc cũng an toàn với sức khỏe nếu được chế biến đúng cách. Tuy nhiên, độc tố ở cá lóc rất nguy hiểm vì chúng không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao và gây đau bụng, ngộ độc cho con người rất nhanh.

Tốt nhất, bạn nên tránh cá lóc khi mang thai.

Củ dền

Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người.

Phòng tránh: Nước củ dền khi pha chung với sữa có thể dẫn tới đau bụng, ngộ độc natri cho cơ thể.

Phòng bệnh

Các bà mẹ đang mang thai cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống sôi”, không ăn rau sống, quả xanh, thức ăn sống như tiết canh, nộm hay thịt tái,…

Không ăn uống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh như ngoài đường, ngoài chợ. Trong gia đình, thực phẩm chế biến xong cần được ăn ngay, không để lưu sang ngày khác.

Dù có đun nấu lại các thức ăn này để diệt vi khuẩn, nhưng vẫn có thể tồn tại các chất độc (độc tố) của vi khuẩn tiết ra trong thức ăn nên vẫn gây bệnh được.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý