Tác dụng của quả sung có thể chữa bệnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Tác dụng của quả sung có thể chữa bệnh

26/05/2015 12:00 AM
667

Sung có thể gây đầy bụng, quả sung chín khiến làn da nhạy cảm hơn dưới ánh nắng.

Bạn còn nhớ ngày bé, mẹ thường giấu hũ sung chín khỏi tầm nhìn của bạn không? Sung chín có vị ngon, ngọt, và rất dễ ăn. Tuy nhiên, bất kỳ món ăn nào, việc ăn quá nhiều đều gây phản tác dụng. Sung chín có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe. Vì vậy, bạn nên cân nhắc ăn vừa đủ để tránh những tác dụng phụ.

Dưới đây là 9 tác dụng phụ của quả sung mà bạn cần chú ý trước khi sử dụng.

1. Đầy bụng

Quả sung nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa (Ảnh: Internet)

Ăn quá nhiều sung có thể gây đầy bụng hoặc đau bụng. Trong khi sung có tác dụng chữa táo bón thì đối với một số người, nó lại có tác dụng ngược lại. Vì vậy, uống một cốc nước lạnh sau khi ăn sung có thể giúp giảm nhẹ những vấn đề về tiêu hóa.

2. Phồng rộp

Ngoài việc gây đau bụng, sung còn gây phồng rộp. Một cốc nước hạt hồi có thể giúp giải quyết vấn đề trên.

3. Nhạy cảm với ánh nắng

Mặc dù sung rất tốt trong việc chữa các bệnh ngoài da hoặc hỗ trợ chữa ung thư da, nhưng lại làm da trở nên nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Tia UV làm tổn thương, dẫn đến một loại những triệu chứng như lão hóa, hắc tố dưới da, hoặc ung thư da. Ngoài ra, còn gây phát ban. Tránh phơi nắng quá lâu nếu bạn ăn sung thường xuyên để tránh các vấn đề về da.

4. Có hại cho gan và ruột

Sung có thể gây hại cho gan, hạt sung có thể làm tắc ruột. Mặc dù không có dấu hiệu lúc ăn nhưng hạt sung lại gây khó tiêu.

5. Ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi

Ăn nhiều sung gây loãng xương (Ảnh: Internet)

Quả sung có chứa nhiều oxalate, gây ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến thiếu canxi, gây loãng xương và một số bệnh khác liên quan đến thiếu canxi.

6. Xuất huyết

Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu. Nếu hiện tượng này không ngừng lại, nên đến bác sĩ.

7. Tụt đường huyết

Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể bạn thấp, nên tránh ăn sung.

8. Gây dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng với sung, có thể bị viêm màng kết, viêm mũi hoặc shock phản vệ; thậm chí hen suyễn. Trước khi ăn, bạn nên kiểm tra xem có bị dị ứng với sung hay không.

9. Oxalate có hại

Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Nếu ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

Trên đây là những tác dụng phụ của việc tiêu thụ quá nhiều sung. Bạn nên tránh ăn quá nhiều nếu chỉ để thỏa mãn vị giác. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc hạ đường huyết, nên tránh ăn sung và đến bệnh viện. 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý