Những loại trái cây không phải mẹ bầu nào cũng nên ăn
Sầu riêng
Sầu riêng rất giàu năng lượng, mỗi 100g cung cấp đến 147kcal. Do đó, loại quả này không tốt cho những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, bị cao huyết áp hoặc tiểu đường vì có thể làm bệnh diễn tiến xấu hơn.
Xoài xanh
Xoài giàu ka-li (155mg/100g xoài) và can-xi (10mg/100g xoài), rất tốt cho các thai phụ có nguy cơ thiếu sắt. Ngoài ra, xoài còn rất giàu vitamin C (27,7mg/100g xoài), chứa nhiều phenol (chất có chức năng chống ô-xy hoá) và selenium giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Vị chua của xoài xanh khiến nó là món ăn vặt hữu hiệu giúp xoa dịu những cơn nôn ói của thai phụ.
Nhưng ăn quá nhiều xoài xanh có thể làm tăng lượng a-xit trong bao tử, gây cảm giác khó chịu như xót ruột, đầy bụng. Thai phụ chỉ nên ăn xoài khi no.
Dưa hấu
Dưa hấu có 91% là nước, giàu chất chống ô-xy hoá, vitamin A, C, ka-li, magiê. Loại quả này cũng giúp thai phụ chống lại tình trạng mất nước, giúp xoa dịu những cơn ợ nóng, buồn nôn.
Ăn quá nhiều dưa hấu gây đầy bụng, no hơi. Ngoài ra, do dưa hấu có hàm lượng đường cao, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cân nhanh không nên ăn nhiều dưa hấu.
Quả vải
Quả vải có hàm lượng đường quá cao, không tốt cho những thai phụ đã từng mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân. Bên cạnh đó, vải có tính nóng nên chị em bầu cần hạn chế không nên bổ sung quá nhiều vào cơ thể.
Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
2. Những loại trái cây có nguy cơ gây sảy thai
Đu đủ xanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc đỏ không phải là chín hoàn toàn chứa rất nhiều enzyms và mủ, có thể làm tử cung co thắt, gây nguy cơ sảy thai.
Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất cần thiết cho cơ thể để bắt đầu cho giây phút sinh em bé. Vì vậy, khi chưa đến ngày tháng để em bé ra đời mà bạn ăn đu đủ xanh thì rất có thể sẽ sảy thai.
Ngược lại đu đủ chín được cho là rất tốt cho bà bầu. Đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và giúp bà bầu khỏi chứng táo bón, ợ nóng.
Do đó, thai phụ chỉ nên ăn quả chín, không ăn đu đủ xanh, nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ, giai đoạn nhạy cảm. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết có nên ăn hay không.
Quả dứa
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và uống dứa tươi hoặc nước ép dứa vì loại trái cây có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy hoặc dị ứng cho phụ nữ mang thai. Lý do là dứa tươi chứa bromelain có thể làm cho tử cung trở nên mềm mại và nó sẽ tạo ra chất có thể phá hủy bào thai.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là dứa kích thích sinh nở, bởi mỗi quả dứa chỉ chứa một lượng nhỏ bromelain. Nếu bạn ăn 7 quả dứa mỗi ngày, bạn có thể nhận ra sự co thắt của tử cung.
Táo mèo
Táo mèo có vị chua, chát, ngọt, vì vậy nó rất phù hợp với phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Tuy nhiên, loại trái cây là không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo kết quả của nhiều tài liệu, táo mèo có tác dụng trong việc kích thích làm hưng phấn tử cung, có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Quả nhãn
Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều.
Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.