1. Dưa hấu
Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén. Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
2. Xoài xanh
Xoài giàu ka-li (155mg/100g xoài) và can-xi (10mg/100g xoài), rất tốt cho các thai phụ có nguy cơ thiếu sắt. Ngoài ra, xoài còn rất giàu vitamin C (27,7mg/100g xoài), chứa nhiều phenol (chất có chức năng chống ô-xy hoá) và selenium giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Vị chua của xoài xanh khiến nó là món ăn vặt hữu hiệu giúp xoa dịu những cơn nôn ói của thai phụ. Nhưng ăn quá nhiều xoài xanh có thể làm tăng lượng a-xit trong bao tử, gây cảm giác khó chịu như xót ruột, đầy bụng. Thai phụ chỉ nên ăn xoài khi no.
3. Sầu riêng
Từ lâu sầu riêng được biết đến là loại trái cây giúp khôi phục lại sức khỏe của người ốm yếu. Thành phần dinh dưỡng đáng chú ý nhất của loại quả này là vitamin C (chiếm 32%), folate (9%) và ma-gie (8%) (trong 100g). Có thể nói, đây là một loại quả rất tốt cho thai phụ.
Sầu riêng rất giàu năng lượng, mỗi 100g cung cấp đến 147kcal. Vì nó nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Vì vậy, bà bầu dù thích cũng không nên ăn sầu riêng quá nhiều. Khi ăn sầu riêng, bà bầu có thể ăn kết hợp với một số loại hoa quả có tính mát như dưa bở hay bưởi…
4. Quả vải
5. Quả đào
Đào là loại quả ngon, thơm, có giá trị dinh dưỡng và không độc. Các bộ phận khác của cây đào (rễ, lá, hạt và nhựa) đều có tác dụng chữa bệnh. Duy chỉ có lá đào có chứa axit Cyanhydric, có độc nên sử dụng cần thận trọng. Quả đào thường hay bị sâu hại và để mau bị hỏng (thối nhũn) nên người ta thường hay phun thuốc trừ sâu và ngâm thuốc bảo quản. Ngoài ra, vỏ quả đào có nhiều lông.