Khi trẻ bị viêm mũi sổ mũi, phương pháp tốt nhất để điều trị cho bé là theo các bài thuốc dân gian, đó là lời khuyên của các thầy thuốc Đông y. Với các bác sĩ Tây y hiện nay cũng không kê thuốc kháng sinh để điều trị sổ mũi cho em bé nữa, vì điều đó là không cần thiết, cùng suckhoetongquat.com tìm hiểu phương thức tốt nhất giúp bé vượt qua cơn sổ mũi hành hạ các bạn nhé.
Các bác sỹ, chuyên gia Đại học Y tế cộng đồng (Anh) gần đây công bố một nghiên cứu, khuyến cáo trẻ em sổ mũi, chảy nước mũi và ho ra đờm xanh không nhất định phải dùng thuốc kháng sinh.
Các bác sĩ Anh quốc cho biết, thuốc kháng sinh từ trước đến nay được miêu tả là “huyền thoại thịnh hành” trên lịch sử phát triển thuốc của nhân loại, thường được dùng để chữa trị một số bệnh.
Các chuyên gia chỉ ra, trẻ em chảy nước mũi, ho ra đờm xanh đều do virus gây ra, đa phần có thể sử dụng phương thuốc theo đơn chữa trị tại nhà có thể giảm nhẹ triệu chứng, nếu sử dụng kháng sinh sẽ dẫn đến nhờn thuốc.
Một nghiên cứu của Y tế cộng đồng Anh cho biết, 40% người cho rằng thuốc kháng sinh có hiệu lực đối với cảm và ho. Nhưng trên thực tế, đờm xanh, chảy nước mũi về cơ bản qua một quãng thời gian sẽ tự khỏi. Một bác sĩ hàng đầu nước Anh cho biết “Mặc dù nhiều năm nay y tế cộng đồng không ngừng vận động khuyến cáo người dân về việc thuốc kháng sinh không chữa trị ho, cảm, nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, “loại thuốc thần thoại” này vẫn thịnh hành không giảm. Tuy nhiên đối với số đông còn lại thì cho dù ho, cảm, đau họng đem lại nhiều khó chịu nhưng họ đều biết những triệu chứng này sẽ kéo dài không lâu và không nên dùng thuốc kháng sinh.
“Lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề sức khỏe cộng động nghiêm trọng”, Chủ tịch hiệp hội bác sỹ Hoàng Gia Anh cho biết, “đờm màu xanh và chảy nước mũi trên thực tế là kết quả của protein trong hệ miễn dịch chống lại lây nhiễm”.
Vấn đề nhờn thuốc kháng sinh đã trở nên ngày càng nghiêm trọng. Có chứng cứ chứng tỏ, càng uống nhiều kháng sinh càng dễ sinh ra nhờn thuốc, khả năng lây nhiễm đau bụng đi ngoài do liên quan đến kháng sinh cũng càng lớn.
Trẻ em bị cảm sổ mũi viêm mũi lạm dụng thuốc kháng sinh rất nguy hiểm
Thời tiết thay đổi, trẻ dễ bị cảm nhất. Một số phụ huynh vừa thấy trẻ sốt, chảy máu mũi, nghẽn mũi khó thở, ho, đau họng lập tức cho trẻ uống kháng sinh. Trên thực tế, cách làm này không tốt, bởi vì trên 90% cảm là do các loại virus đường hô hấp gây nên, do vi khuẩn gây nên chỉ là số rất ít. Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu lực đối với chứng viêm do vi khuẩn gây nên nhưng vô dụng với cảm do virus.
Khi trẻ bị cảm do virus nhưng sử dụng kháng sinh không hợp lý lại gây hại cho trẻ. Chức năng sinh lý của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nhiều loại kháng sinh đều thông qua gan trao đổi, lạm dụng kháng sinh dễ gây tổn hại cho chức năng gan.
Ngoài ra, sử dụng kháng sinh không hợp lý dễ phá hỏng nhóm khuẩn có lợi trong cơ thể trẻ, bởi vì thuốc kháng sinh khi giết chết nhóm khuẩn gây bệnh cũng đồng thời giết luôn nhiều vi khuẩn có lợi. Kết quả, nhẹ thì gây đau bụng, táo bón, ăn uống giảm sút, nặng lại dẫn đến lây nhiễm nấm, ví dụ như viêm ruột do nấm, bệnh tưa miệng, viêm da do nấm v.v… Đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh nhiều lần sẽ làm nhờn thuốc, khi thực sự có vi khuẩn lấy nhiễm, sử dụng kháng sinh cũng không có tác dụng.
Sau khi trẻ bị cảm, thời gian đầu nên cho trẻ uống thuốc khống chế cảm, giảm thấp nhiệt độ đã tăng quá cao do virus. Phụ huynh cũng cần hiểu chính xác các kiến thức chăm sóc trẻ khi bị cảm, áp dụng kết hợp với biện pháp đang chữa trị bằng thuốc cũng có ích giúp trẻ nhanh thoát khỏi cảm.
Ngoài ra, khi trẻ sốt quá cao nên cởi bớt quần áo hoặc dùng nước ấm giúp trẻ giảm bớt cảm. Khi cảm nên bổ sung thêm lượng nước cho trẻ, ăn uống thanh đạm.