Cây mật nhân - cây bá bệnh có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo.
Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông). Bộ phận thường dùng là rễ hay vỏ thân cây, còn lá thường chỉ được dùng nấu nước tắm trị ghẻ chốc.
Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30 - 40g, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20 - 50ml rượu mật nhân. Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị. Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được. Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Nghiên cứu gần đây cho thấy: cây mật nhân có công hiệu cải thiện chức năng sinh lý và tăng cường sức khỏe tình dục (cụ thể là giúp cơ thể tăng tiết hoóc-môn giới tính nam một cách tự nhiên đó là testosterone, kích thích sự hưng phấn, tăng cường khả năng sinh lý, giúp nam giới đẩy nhanh và duy trì trạng thái cường dương), bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa…
Bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ, vỏ và quả cây được sử dụng làm thuốc. Người ta cũng đã phân tích thành phần trong vỏ, rễ cây mật nhân thấy có thành phần chính là các quasinoide, tritecpenoit, alcaloit…, giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể.
Điều hòa và làm ổn định huyết áp… Thuốc được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng tại nhiều nước ở châu Á, Tây Âu và Mỹ. Vỏ rễ cây mật nhân có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, dùng ngoài làm thuốc trị ghẻ lở…
Không nói mật nhân là cây thuốc chữa bách bệnh, song phải nói đây là cây thuốc quý. Hay có thể nói cách khác, việc tìm thấy cây mật nhân tại Việt Nam là một tín hiệu khả quan cho nền Đông dược Việt Nam, với triển vọng to lớn về ứng dụng cây thuốc quý này góp phần bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là tìm được giải pháp hiệu quả lâu dài giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình.
Cây mật nhân có những tác dụng gì?
1. Tăng cường chức năng sinh lý nam giới
Một trong số những tác dụng đặc biệt nhất của cây mật nhân là tăng cường chức năng sinh lý nam giới. Đã có khá nhiều nghiên cứu về cây mật nhân và đưa ra kết luận cây mật nhân có công hiệu cải thiện chức năng sinh lý và tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới. Mật nhân giúp cơ thể nam giới tăng tiết hooc môn giới tính nam một cách tự nhiên, kích thích sự hưng phấn, tăng cường khả năng sinh lý, giúp nam giới đẩy nhanh và duy trì trạng thái cường dương.
Mật nhân được sử dụng cho các trường hợp nam giới bị xuất tinh sớm, tinh dịch kém… Để phòng ngừa và điều trị giúp tăng lượng tinh dịch, tăng số lượng tinh trùng và mật độ tinh trùng lưu động, trị các chứng rối loạn cương, tăng độ cương cứng và chất lượng giao hợp, mật nhân được sử dụng theo một số cách sau:
Rễ mật nhân phải khai thác và sao vàng hạ thổ, đồng thời kết hợp với hạt cây mật nhân có thể điều trị chứng hiếm muộn nam do loãng tinh trùng (dưới 20 triệu/1ml), tinh trùng yếu.
Ngâm rượu: 1kg ngâm với 10 lít, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân. Nên thêm 7 lạng nho khô cho 1kg mật nhân để giảm độ đắng.
Pha nước: Đối với người không uống được rượu có thể chẻ nhỏ pha vào nước sôi để 85oC để uống thay nước. Mỗi ngày pha 15g chia làm 3 lần và tăng dần 3g/ngày đến mức 30g/ngày thì duy trì ở mức này. Dùng 3 lần nước sôi thì thay rể Mật nhân mới.
Tán bột: Mật nhân đã tán bột pha vài giọt nước sạch (hoặc mật ong) để làm thành viên hoàn theo liều lượng 6g/ngày và tăng dần 1g/ngày đến mức 10g/ngày thì duy trì ở mức này.
2. Một số tác dụng khác của cây mật nhân
Ngoài tác dụng cải thiện sinh lý phái mạnh, cây mật nhân còn có nhiều tác dụng khác nữa. Người ta dùng rễ cây mật nhân băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để trị bệnh. Mật nhân được dùng chữa nhiều thứ bệnh như: khí hư huyết kém, ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích, gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo, say rượu và tẩy giun.
Cách sử dụng mật nhân chữa bệnh như sau: Nếu rễ hoặc vỏ thân thì phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bột làm viên uống ngày 8-16g chia 3 lần sau khi ăn.
Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20g rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml).
Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai thì không được dùng.
Kết luận: Cây mật nhân không phải là vị thuốc có thể chữa được bách bệnh như lời đồn đại, tuy nhiên đây là một cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều bệnh và đặc biệt là có tác dụng lâu dài giúp nam giới tăng cường sức khỏe sinh lý và duy trì bền vững hạnh phúc gia đình.