Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong ba tháng đầu thai kỳ.
Ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
-
Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
-
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
-
Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
-
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:
-
Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
- Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
- Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
-
Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
-
Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
-
Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
-
Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
- Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
- Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
- Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
- Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những món ăn tốt cho não thai nhi bà bầu nên bổ sung
Các nghiên cứu cho thấy một số chất dinh dưỡng được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, gan, các loại hạt và đậu nành cung cấp lợi ích lâu dài cho não thai nhi.
Cụ thể như choline là chất quan trọng đối với tất cả phụ nữ mang thai, đủ lượng choline khi mang thai và cho con bú là cần thiết cho phát triển não và chức năng bộ nhớ ở bé.
Choline còn cần thiết cho hoàn thiện dây thần kinh, tim mạch, chức năng não và sử chữa tế bào ở thai nhi. Dù cơ thể người mẹ chỉ cần một lượng nhỏ choline nhưng vẫn cần được lấy từ chế độ ăn uống hàng ngày.
|
Ít choline sẽ gây mệt mỏi, mất ngủ, các vấn đề về bộ nhớ, thần kinh – cơ mất cân bằng và trường hợp nặng, gây tổn thương gan cho mẹ (Ảnh minh họa) |
Ít choline sẽ gây mệt mỏi, mất ngủ, các vấn đề về bộ nhớ, thần kinh – cơ mất cân bằng và trường hợp nặng, gây tổn thương gan cho mẹ.
Hàm lượng choline đủ cho phụ nữ mang thai ở mức 450-550 mg/ngày. Còn theo viện Linus Pauling (Linus Pauling Institute) hiện chưa đủ nghiên cứu cho thấy bao nhiêu gram choline mỗi ngày sẽ cho sức khỏe mẹ và bé tối ưu.
Thức ăn giàu choline
Để thêm choline vào chế độ dinh dưỡng của bạn, đừng quên ăn trứng (chính xác là lòng đỏ trứng), gan bò, mầm lúa mì, cá tuyết, rau mầm, súp lơ xanh, đậu phụ, tôm, cá hồi... Khoảng 30g gan bò cho bạn 418mg choline, trong khi hai quả trứng cung cấp khoảng 280mg choline.
Cuối cùng phải nhấn mạnh rằng: ăn uống cân bằng, đầy đủ các loại hoa quả, rau xanh, thịt cá, ngũ cốc... sẽ giúp người mẹ khỏe mạnh và cung cấp nền tảng vững chắc cho bào thai phát triển.
Những thực phẩm gì bà bầu nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu?
-
Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
-
Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
-
Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
-
Tránh ăn mặn khi mang thai
-
Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
-
Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
-
Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
-
Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
-
Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
-
Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch
Nhiều phụ nữ phải thay đổi thói quen ăn uống kể từ khi có thai. Nhìn chung, phụ nữ biết rằng khi mang thai, rượu là đồ uống cần loại ra khỏi bàn và caffein cũng phải hạn chế. Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm khác có thể gây hại cho mẹ và bào thai đang phát triển.
Theo Mẹ&bé
Những thực phẩm và đồ uống mà phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú dùng trong các kỳ nghỉ có thể rất nguy hiểm cho em bé.
|