Ăn mặn khi mang thai

seminoon seminoon @seminoon

Ăn mặn khi mang thai

18/04/2015 11:06 AM
785

I. Mối nguy với bà bầu thích ăn mặn





Thèm các đồ ngọt (hoặc chua) là dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn ốm nghén hơn là thèm các đồ ăn mặn. Các bác sĩ gợi ý rằng, chứng thèm ăn mặn là hoàn toàn bình thường nhưng bạn nên lưu ý đến lượng muối nạp vào cơ thể, nếu không, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe.


Nguyên nhân

- Do thay đổi hormone khi mang thai.

- Do cơ thể bạn thường dự trữ nhiều nước hơn trong lúc “bầu bí”, bởi vậy mà nhu cầu về muối natri cũng được tăng lên.

- Do hội chứng ốm nghén vào buổi sáng và tình trạng thiếu nước trong cơ thể. 

- Hoặc có thể do bạn đang thiếu muối trầm trọng – hậu quả của thói quen ăn nhạt trước đó.

Những mối nguy với bà bầu thích ăn mặn

Một người phụ nữ bình thường tiêu thụ khoảng 1000-2000mg muối/ngày thì đến lúc mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên 2000-4000mg/ngày.

“Nói vậy, không có nghĩa là bạn cần thêm muối vào khẩu phần ăn. Bởi vì nhu cầu thực phẩm tăng cao khi mang thai sẽ kéo theo lượng muối (chứa trong những loại thực phẩm đó) cũng tăng lên” – Colin Maphill (chuyên gia dinh dưỡng) chia sẻ.

Nếu chứng thèm ăn mặn không được kiểm soát thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ phù nề (đặc biệt là ở khu vực mắt cá chân, bàn chân) và tình trạng tăng huyết áp bất thường khi mang thai.

Ăn mặn nhiều còn khiến bạn luôn bị khát nước, lượng chất trong cơ thể mất đi sự cân bằng và làm bạn mệt mỏi. 

Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp. Kết quả, sức đề kháng của niêm mạc miệng sẽ bị yếu nên bạn dễ mắc chứng viêm họng.

Mẹo đối phó với chứng thèm ăn mặn

- Khi thèm nước chanh muối hoặc ăn các loại bánh mặn, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ kiểm soát được lượng muối natri đưa vào cơ thể bạn một cách từ từ.

- Bạn không nên dự trữ những loại đồ ăn mặn, cay, khô bên người. Thay vào đó, bạn nên mua từng lượng nhỏ một, chia đều cho mỗi ngày và cố gắng ăn đúng khẩu phần đó.

- Bạn nên tăng cường các loại thực phẩm khỏe mạnh khác cho cơ thể như rau xanh, hoa quả tươi. Ví dụ, nếu bạn muốn thêm muối vào nồi cháo (hoặc nồi súp) thì bạn nên thêm vào đó nhiều rau xanh. Rau xanh sẽ giúp bạn dung hòa bớt vị mặn của muối.

Lưu ý: Một số trường hợp phụ nữ nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn giai đoạn này là: Cao huyết áp, sưng phù quá mức, bạn mới trải qua phẫu thuật hoặc bác sĩ chuyên môn yêu cầu bạn phải ăn nhạt.

Nhóm thai phụ mắc phải chứng thèm ăn mặn thường ưa chuộng những loại đồ ăn có kèm theo vị chua, cay như ô mai, mứt hoa quả nhiều vị sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn… Tuy nhiên, cũng tương tự những triệu chứng ốm nghén khác, thèm ăn mặn có thể chấm dứt khi bạn bước sang quý II của thai kỳ.


II. Khi mang thai phụ nữ nên kiêng ăn quá mặn


Phụ nữ mang thai cần phải kiêng ăn quá mặn. Khi mang thai, do phản ứng của thai nghén, thấy nhạt miệng vô vị, nên thích ăn uống các thức có tính kích mạnh, thích ăn các thức mặn, nói chung người ta hay cho đó là chuyện bình thường, coi nhẹ việc kiêng ăn quá mặn của phụ nữ mang thai. Vì sao phải kiêng ăn quá mặn? Các nhà y học cho rằng, phụ nữ trong thời kỳ thai nghén, tỳ và thận thường biểu hiện không đủ, công năng vận hóa giảm, thủy thấp dễ tích tụ bên trong, khí huyết không được khoan thai. Y học hiện đại cũng cho rằng, phụ nữ khi đã có thai, sẽ có những thay đổi đặc biệt về sinh lý như lượng natri, máu lưu trữ tương đối nhiều, những thay đổi đó trong tổ chức các tạng của cơ thể là nhằm thích ứng với yêu cầu sinh trưởng của thai nhi. Những thức quá mặn lại có hàm lượng muối tương đối cao, nếu được đưa vào nhiều sẽ làm cho thủy thấp tụ lại bên trong nặng hơn, lại dễ hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu. Y học hiện đại nhận thấy rằng: phụ nữ trong thời kỳ thai nghén lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.


Sau khi mang thai vài tháng, các chất thải trong quá trình thay cũ đổi mới sẽ tăng lên, làm tăng gánh nặng cho thận tạng, ảnh hưởng đến công năng của tỳ và thận. Hơn nữa, lúc đó phần nhiều xuất hiện phù ở người và chân tay, nếu do tì hư là chính thì sẽ đồng thời thấy triệu chứng ăn ít, đại tiện phân nát, nếu do thận hư là chính thì thường kèm theo triệu chứng lưng mỏi, tay chân lạnh, tiểu tiện ngắn và ít, nếu do khí trệ thì thường thấy lòng buồn bực khó chịu, hông đầy trướng, đấy là chứng phù do thai nghén, y học Trung Quốc gọi đó là “Tử khí” (khí của con) “Tử thũng” (phù do con). Y học hiện đại cho rằng: thời kỳ thai nghén do sự thay đổi hormone, có thể làm cho nước và natri lưu trữ, ngoài ra ở thời kỳ này còn sinh ra thiếu máu do máu bị pha loãng, áp suất thẩm thấu của huyết tương giảm, tĩnh mạch dưới lồng ngực cản trở khi máu quay về làm cho lượng lưu thông máu tăng lên, những nhân tố ấy đều có thể dẫn đến thũng nước. Lúc đó cần phải giảm thấp lượng muối trong ăn uống, mỗi ngày chỉ dùng hạn chế muối từ 3-5g, để giảm trữ lượng nước và muối.


Cũng như y học Trung Quốc chủ trương ăn uống thanh đạm, yêu cầu ăn nhạt là chính. Hàng ngày có thể uống sữa đậu nành nhạt hoặc sữa đậu nành ngọt. Nếu trong thời gian phù không kiêng ăn mặn thì sẽ làm tăng trữ lượng nước và muối, khiến phù càng thêm nặng, các triệu chứng váng đầu, nhức đầu, ngực khó chịu, buồn nôn, ăn uống không thấy ngon. Nếu nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện phù kèm theo huyết áp cao, tiểu đục như lòng trắng trứng, dẫn tới nguy hiểm cho con, trên lâm sàng xuất hiện triệu chứng nguy kịch: nhiễm độc thai nghén.


Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai, dù ở giai đoạn ban đầu, thời kỳ thũng nước hay thời kỳ huyết áp cao, đều phải kiêng ăn mặn, việc khống chế lượng muối đưa vào cơ thể là hết sức quan trọng.

BS. CK2. Nguyễn Đức Lê (Sức khỏe&Đời sống)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
ăn mặn có thể khiến em bé bị béo phì ?
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý