Hạt cơm (warts) hay còn gọi là mụn cóc, là một bệnh thường gặp. Nguyên nhân do Human papilloma virut (HPV) gây nên. Có nhiều hình thái hạt cơm, trong đó hay gặp là hạt cơm phẳng (flat wart). Tổn thương là các sẩn nhỏ, đường kính 1-3mm, đôi khi lớn hơn do các tổn thương cụm thành một sẩn lớn. Vị trí khu trú: hay bị ở mặt (trán, má, cằm), mu tay, mu chân, cổ tay, đầu gối. Số lượng thường rất nhiều, hàng trăm hoặc hàng nghìn sẩn. Sẩn nổi cao hơn bề mặt da chừng 1-2mm, bề mặt sẩn mềm mại, bằng phẳng. Màu sắc hơi hồng, nâu nhạt. Có một số trường hợp có màu đen xạm hẳn, khi tổn thương bị ở trên mặt thì trông giống như bị xạm da. Thường thì bệnh nhân không ngứa hoặc ngứa nhẹ. Bệnh hay phát ở tuổi trẻ, thường đa số dưới 30 tuổi. Bệnh lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với tổn thương.
Chăm sóc tại chỗ: Vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối hòa loãng ngày 2 lần. Tránh gãi, cạo, chà xát làm trầy xước tổn thương vì có thể gây nhiễm trùng bồi phụ và lây nhiễm virut sang vùng khác. Tránh tiếp xúc trực tiếp chỗ có tổn thương với người khác, không sử dụng chung bít tất, giày dép, vật dụng cá nhân để hạn chế lây lan cho người khác.
Điều trị: Các trường hợp tổn thương ít và nhỏ thì có thể chấm các chế phẩm làm bạt sừng, bong vảy đồng thời lấy đi luôn tổ chức bị bệnh và virut như: salicylic 5-10%, acid trichloracetic 33%, duofilm, các thuốc pha chế...
Có thể thể đốt điện hoặc lấy tổn thương đi bằng plasma. Nhưng tốt
nhất là dùng laser CO2. Có thể bôi tê hoặc tiêm thuốc tê trước khi phẫu
thuật bằng laser CO2. Rất nhiều ưu điểm khi sử dụng laser CO2: ít gây
chảy máu, ít gây phù nề do tia laser CO2 hàn kín luôn các mạch máu và
mạch bạch huyết trong quá trình trị liệu. Đặc biệt sau laser CO2 ít gây
nhiễm trùng và không để lại sẹo. Tuy nhiên, laser CO2 chỉ được áp dụng ở
các cơ sở y tế hiện đại và có th��� tái phát bệnh ở 20-40% các trường
hợp.
(Wart)
Hạt cơm là sự tăng sinh lành tính của da do virus gây khối u ở người (human papilloma virus - HPV). Cho đến nay, người ta thấy có hơn 100 typ HPV, trong đó có những typ có khả năng gây ung thư: 6, 11, 16, 18, 31 và 35.
Dịch tễ học
Tần số: bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Tỷ lệ ước khoảng 7-12% dân số. Trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ cao hơn: khoản 10-20%. Bệnh cũng hay gặp ở những người suy giảm miễn dịch và người giết mổ gia súc.
Chủng tộc: bệnh gặp ở tất cả các chủng tộc.
Giới: tỷ lệ nam và nữ là ngang nhau.
Tuổi: bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Hiếm gặp ở trẻ nhũ nhi, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên trong độ tuổi đến trường, đỉnh cao là 12-16 tuổi.
Nguyên nhân: HPV. Lan truyền trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hạt cơm thông thường: thường do HPV typ 2,4; sau đó là typ 1, 3, 27, 29, 57.
Hạt cơm bàn tay, bàn chân: thường do HPV typ 1; sau đó là typ 2, 3, 4, 27, 29 và 57.
Hạt cơm phẳng: HPV typ 3, 10 và 28.
Lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 1-6 tháng, có trường hợp kéo dài tới 3 năm hoặc lâu hơn nữa.
Hạt cơm thông thường (Common warts, verruca vulgaris): sẩn sừng bề mặt xù xì thô giáp, kích thước từ nhỏ hơn 1mm đến lớn hơn 1cm. Vị trí: bất kỳ vị trí nào, hay gặp ở bàn tay và gối.
Hạt cơm bàn tay, bàn chân (palmoplantar warts): ban đầu là những sẩn nhỏ, sau đó phát triển sâu vào bên trong. Vì vậy nên những tổn thương này thường đau hơn so với hạt cơm thông thường.
+Hạt cơm filiformes: vị trí ưu thế của các hốc tự nhiên (bán niêm mạc) hoặc vùng cổ, vùng mọc râu (tự lây nhiễm bởi cạo râu) thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 (13%). Hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài, kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.
+Hạt cơm tiết bã.
Thương tổn là những sẩn phẳng, tròn hay bầu dục, đường kính từ 2 mm đến
20 mm. Bề mặt sẩn bị phủ một lớp mài mỡ màu xám hay nâu đen do chất bả
tiết ra nhiều đọng lại. Khi cạo lớp mài ra, phía dưới lộ ra một bề mặt
da sần sùi. Vị trí thường thấy ở bụng, lưng, ngực
Điều trị
Có rất nhiều cách để điều trị hạt cơm, tuy nhiên hiệu quả thay đổi. Bắt đầu điều trị bằng phương pháp ít đau, rẻ tiền, ít tổn thời gian; khi tổn thương không đáp ứng thì dùng các biện pháp xâm lấn và đắt tiền hơn.
Không điều trị: khoảng 65% hạt cơm tự thoái lui trong 2 năm. Tuy nhiên, một số tổn thương có xu hướng to lên, lan. Biện pháp này áp dụng cho các những bệnh nhân có rất nhiều tổn thương, hạt cơm tồn tại trên 2 năm.
Thuốc bôi:
Salicylic acid: thường là biện pháp đầu tiên để điều trị bệnh. Bệnh nhân có thể tự bội thuốc tại nhà. Tỷ lệ khỏi khoảng 70-80%.
Thuốc bôi tại các cơ sở y tế:
+ Cantharidin.
+ Dibutyl squaric acid (SADBE) và diphencyclopropenone (DCP).
+ Trichloroacetic acid.
+ Podophyllin.
+ Aminolevulinic acid (ALA) kết hợp với chiếu ánh sáng xanh để điều trị hạt cơm phẳng.
Một số thuốc khác:
+ Imiquimod: điều trị hạt cơm thông thường, sùi mào gà.
+ Cidofovir.
+ Podophyllotoxin.
+ 5-Fluorouracil
+ Tretinoin: điều trị hạt cơm phẳng.
+ Tỏi sống.
Tiêm nội tổn thương: khi tổn thương dai dẳng, kháng trị với các loại thuốc bôi, có thể tiêm vào tổn thương:
+ Intralesional immunotherapy using injections of Candida, mumps, or Trichophyton skin test antigens:tỷ lệ khỏi khoảng 74%.
+ Bleomycin: tỷ lệ khỏi khoảng 33-92%.
+ Interferon-alfa: tỷ lệ khỏi khoảng 36-63%.
Thuốc toàn thân: khi tổn thương kháng trị hoặc lan rộng thì có thể dùng:
+ Cimetidine.
+ Retinoids
+ Cidofovir
Phẫu thuật:
Áp ni-tơ lỏng.
Laser CO2, flashlamp-pumped pulse dye laser, Nd:Yag laser.
Đốt điện.
Curettage
Chiếu UV liều đỏ da
Đông y: xát lá tía tô..
Điểm đặc biệt trong điều trị hạt cơm là có thể dùng tâm lý liệu pháp mặc dù là bệnh do virus, nhưng mất thời gian, hiệu quả không chắc chắn.
Mụn cơm phẳng
Hạt cơm phẳng, là một bệnh rất hay gặp, do một loại virus gây nên. Khi loại virus này xâm nhập vào da chúng nhân lên, phát triển và làm thượng bì sản sinh tạo nên các sẩn nổi cao lên khỏi bề mặt da. Mụn cơm phẳng có thể mọc ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, nhưng các vùng da hay bị hạt cơm phẳng là mặt, trán, cổ, tay, chân…
Đặc biệt, mụn sẽ lây lan nhanh, xuất hiện thêm nhiều nốt mụn mới nếu bạn cạy nốt mụn. Có những trường hợp, chỉ từ vài nốt mụn, do cạy, nhể mụn dẫn đến lây rộng, có thể lan khắp người.
Lưu ý, khi đã được chữa bằng tia laser, phải bôi thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh làm tổn thương nốt mụn để hạn chế lây lan và tuyệt đối không được dùng nghệ bôi vào những nốt mụn đã được đốt.
Để phòng ngừa mụn cơm tái phát, khi đi ra nắng nên đeo khẩu trang, mặc áo chống nắng.