Huyết trắng ở phụ nữ
Huyết trắng là dịch tiết từ đường sinh dục, có thể gặp trong các giai đoạn khác nhau của nữ (bé gái, thiếu nữ, tuổi hoạt động tình dục, mãn kinh). Huyết trắng có nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường đường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.Huyết trắng bình thường có màu trắng trong, dai, hơi tanh, giống như lòng trắng trứng. Huyết trắng thay đổi số lượng và tính dai theo chu kỳ kinh nguyệt. Nếu là huyết trắng bệnh lý, do viêm nhiễm đường sinh dục dưới (âm đạo, âm hộ), gây khô, rát, ngứa, có mùi hôi. Tác nhân gây huyết trắng bệnh có thể do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi.
Huyết trắng do nấm men thường gây ngứa bộ phận sinh dục ngoài, số lượng ít, màu trắng đục thành mảng dính hoặc đóng cục, không có mùi tanh hôi. Bệnh thường gặp sau khi dùng kháng sinh, có thai hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch.
Huyết trắng do tạp trùng có số lượng trung bình, màu vàng loãng, mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi mới bắt đầu quan hệ hoặc do thao tác thụt rửa vào sâu bên trong ống sinh dục.
Tại vùng sinh dục có rất nhiều vi khuẩn thường trú, vi khuẩn gây bệnh, nấm men cùng sinh sống. Bình thường vi khuẩn thường trú chiếm đa số và chúng sản sinh các chất có lợi cho môi trường ống sinh dục. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thói quen thụt rửa vô tình đẩy vi trùng từ ngoài vào hoặc dùng thuốc kháng sinh gây chết các vi khuẩn thường trú... thì các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển mạnh gây huyết trắng bệnh.
Cơ địa một số người dễ bị huyết trắng nấm tái phát sau khi dùng kháng sinh uống điều trị cảm, sốt, đau họng... hoặc một lý do nào đó gây thay đổi độ pH trong môi trường ống sinh dục. Vì vậy, để phòng bệnh cần:
- Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa.
- Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dày.
- Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và là nóng bề trái trước khi mặc lại.
Không thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài vì ống sinh dục có khả năng tự làm sạch bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.
Khi có các dấu hiệu mắc bệnh, cần đến khám bệnh tại một cơ sở chuyên khoa để được điều trị thích hợp (điều trị nấm, phối hợp điều trị tạp trùng, và có thể điều trị phòng ngừa nhiễm nấm tái phát hoặc điều trị cả cho chồng của bạn).
Huyết trắng - hãy cẩn trọng
Bình thường ở bộ phận sinh dục của người phụ nữ vẫn có tiết ít dịch, để
bôi trơn khi có tiếp xúc tình dục và để bảo vệ niêm mạc, phòng các bệnh
viêm nhiễm.
Tuy nhiên, khi số lượng chất nhầy này trở nên nhiều
và kèm các triệu chứng gây khó chịu như: ngứa, có mùi hôi, thậm chí có
bọt hoặc sau khi “khô” đi để lại một mảng trắng bám vào bên trong bộ
phận sinh dục, thì lúc đó bạn cần phải đi khám bệnh.
Khi có nhiều
huyết trắng, thì bạn đã có thể bị viêm âm đạo hoặc viêm cổ tử cung.
Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng có thể là nấm candida albicans, trùng
roi âm đạo hoặc tạp khuẩn. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ bàn đến
bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn (VÂĐDTK), một bệnh thường gặp ở phụ nữ
nhưng hay bị bỏ sót, không được điều trị.
VÂĐDTK là một bệnh
nhiễm trùng hay gặp nhất ở phụ nữ trong tuổi sinh sản. Nó xuất hiện khi
có sự mất cân bằng về số lượng vi khuẩn ở âm đạo. Bình thường ở âm đạo
có 2 nhóm vi khuẩn có “hại” và có “lợi”. Khi có sự mất cân bằng giữa 2
nhóm này, nhóm có “hại” phát triển mạnh hơn thì người đó sẽ mắc bệnh.
Vì
sao có sự rối loạn vi khuẩn dẫn đến mắc VÂĐDTK đến nay vẫn chưa được
biết rõ. Vai trò của tiếp xúc tình dục đến nay vẫn chưa được chứng minh,
tuy nhiên người ta thấy rằng, bệnh này hay xuất hiện ở những người phụ
nữ đã có quan hệ tình dục qua đường âm đạo. Bạn càng dễ mắc bệnh nếu có
các hoạt động sau:
- Có nhiều bạn tình mới.
- Sử dụng dụng cụ tử cung để tránh thai.
- Quan hệ không sử dụng bao cao su.
Bệnh không lây qua đường dùng chung đồ tắm, ngủ chung giường, dùng chung đồ trong phòng tắm.
Triệu chứng của VÂĐDTK
Phụ
nữ mắc bệnh VÂĐDTK thường có huyết trắng nhiều, mùi khó chịu giống cá
ươn, nhất là sau quan hệ tình dục. Huyết trắng có thể có màu trắng, hoặc
hơi đục. Các biểu hiện khác có thể là ngứa bên ngoài âm đạo, khó tiểu,
khó chịu tại chỗ. Cũng có người mắc bệnh mà không có biểu hiện gì. Vậy
nên, cách tốt nhất là đi gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám bệnh và làm xét
nghiệm cho bạn, nếu mắc bệnh, bạn sẽ được điều trị. Người bạn tình của
bạn không cần thiết được điều trị. Bạn cần cẩn thận vì vẫn có thể bị tái
lại sau khi đã được điều trị.
VÂĐDTK có gây ra biến chứng nghiêm trọng?
Phần
lớn VÂĐDTK không gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi
có thể xảy ra các biến chứng sau nếu không điều trị kịp thời:
- Trong thai kỳ gây sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân.
- Viêm vùng chậu, nhiễm trùng các phần phụ của bộ phận sinh dục nữ như: tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
-
VÂĐDTK làm tăng khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
khác và dễ bị nhiễm HIV. Nó cũng làm tăng khả năng lây HIV cho người bạn
tình.
Có thể phòng ngừa VÂĐDTK được không?
Chưa có cách phòng ngừa cụ thể và có hiệu quả. Tuy nhiên, cần áp dụng vài biện pháp sau:
- Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
- Chung thủy với một bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Món ăn trị bệnh huyết trắng ở phụ nữ
Thịt trai 15 g, lá hẹ 15 g, rượu vừa đủ dùng. Lấy rượu rửa sạch thịt trai, cho vào cùng lá hẹ nấu chín. Uống nước ăn rau, thịt trai, ngày 1 lần. Cần ăn thường xuyên sẽ cải thiện đáng kể việc ra nhiều khí hư.
Canh tủy sống bò, dấm
Tủy bò sống 250 g cho vào nồi nước đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa hầm trong 1-2 giờ, khi sắp bắc xuống thì cho 10 g giấm. Cần ăn thường xuyên.
Đậu ván trắng hầm dạ dày lợn
Đậu ván trắng 100 g cho vào trong một cái dạ dày lợn, hầm nhừ và ăn. Cần ăn thường xuyên.
Bạch quả, sữa đậu nành
Bạch quả 10 quả, bóc bỏ vỏ lấy nhân, giã nát, sau đó cho vào một bát sữa đậu nành đun sôi rồi uống. Mỗi ngày uống 1 lần.
Canh trứng, sọ hoa cúc
Sọ hoa cúc 200 g, trứng gà 1 quả. Nấu canh ăn, nên ăn thường xuyên một thời gian.
(ST)