Chăm sóc thai nhi tháng thứ 7

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chăm sóc thai nhi tháng thứ 7

18/04/2015 11:06 AM
25,356

Chăm sóc thai nhi tháng thứ 7. Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 7 để bạn có thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Dưỡng thai tháng thứ 7

Khi được 7 tháng (25 - 28 tuần), chiều dài toàn thân của thai nhi khoảng 35cm, thể trọng khoảng 1,1kg, khuôn mặt dần hoàn thiện

Da thai nhi đã có màu sắc hồng hào; dưới da, lượng mỡ tích trữ không nhiều. Đầu tóc và lông đã dài ra, mắt cũng đã chia ra rõ ràng và có khả năng nhắm, mở. Nếu thai mang giới tính nam thì bìu dái phát triển nhanh, tinh hoàn từ trên bụng trễ xuống dưới. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì môi âm đạo, âm vật đã phát triển rõ rệt. Nhưng khí quản và phổi thì chưa thành thục.

Đến cuối tháng thứ 7, thai nhi đã biết mút tay, biết nấc, hay khóc nhè, biết vị ngọt, hay chua; kích thích thì có phản ứng như bị đau. Đối với âm thanh thì đã có khả năng nhận biết âm thanh của mẹ đồng thời với các âm thanh bên ngoài đã có phản ứng thích hay không thích. Tổ chức não bộ của thai đã nhiều nết nhăn. Trong tháng thứ 7 này, thai phụ cần chú ý:



Thông thường thì dự tính thời điểm sinh con thuộc phạm vi 2 tuần, từ tuần thứ thứ 38 trở về trước. Khi sinh con khoảng trước thời gian đó thì phần nhiều được coi là sinh non. Nếu từ tuần 28 trở về trước mà sinh con là chưa đủ tháng thì không có căn cứ để có khả năng cứu sống được đứa trẻ.

Để tránh đẻ non thai phụ cần chú ý:

- Dự phòng và trị liệu các chứng bệnh có thể phát sinh.

- Phụ nữ mang thai khi tuổi còn trẻ thì sự phát triển của thân thể chưa hoàn thiện. Khi mang thai, nếu tinh thần nóng vội, tình cảm không ổn định…đều có khả năng sinh con non, do vậy bà bầu cần tránh bị kích động thần kinh.

- Nếu vận động quá mạnh cũng có nguy cơ sinh non. Việc lên, xuống cầu thang hay thang máy nên hạn chế đến mức tối thiểu. Đi bộ và các hoạt động cần chú ý an toàn, không nên đến nơi đông người dẫn đến cảnh chen chúc.

- Tránh cầm vật nặng, hướng lên vật trên cao và với lên, hoặc làm những động tác quá mạnh.

- Tránh sinh hoạt tình dục quá nhiều.

- Tránh việc nặng trong gia đình hoặc làm việc mệt nhọc.


Phòng trị tĩnh mạch căng trương

Tĩnh mạch mà bị sưng, căng trương lên rất dễ bị vỡ mạch máu, hoặc tạo thành phù ở chân, không thoải mái, chân bị co rút, vì thế nên chú ý phòng như sau:

- Không nên ngồi lâu, ngồi xổm nhiều, đứng lâu, không nên dùng dây thắt lưng.

- Không nên mang vác nặng.

- Khi ngủ, chân để gác đệm cao.

- Khi tĩnh mạch sưng trương nhẹ thì nên dùng tất ngắn, mềm, có độ giãn, chun bó ít. Nếu bệnh nặng thì nên nằm nghỉ để tránh táo bón, tránh bị vỡ huyết quản.

Giảm những đau đớn không thích hợp

Nếu xương mu bị đau, có thể lấy đai buộc lấy bộ phận xương hông, cùng với giảm thiểu đi lại, đi bộ mà nằm nghỉ ngơi để giảm đau. Nếu sau lưng bị đau, dùng đai đeo buộc ngang bụng dưới để giảm khả năng lưng eo không nghiêng. Đi giày mềm thích hợp, tránh đứng lâu và đi lại nhiều, nhưng cũng nên xoa bóp các khu vực sau lưng để cho các cơ da được thoải mái, giảm được đau đớn.

Khắc phục sự nóng lòng sốt ruột

Nguyên nhân sinh ra hiện tượng hay nóng lòng suốt ruột ở thai phụ thường là: lo lắng không biết đứa trẻ được mạnh khoẻ hay không; không biết trẻ là nam hay mà nữ… Hơn nữa, khi mang thai, phần bụng dưới, eo hông lưng và chân không thoải mái, mệt mỏi thậm chí đau… dẫn đến việc thai phụ sợ rằng mình sinh con sẽ rất khổ, khó sinh, thậm chí lo lắng sẽ nuôi dạy đứa trẻ như thế nào trong tương lai …

Để giảm bớt những lo lắng này ở thai phụ cần lưu ý:

- Người chồng nên quan tâm, chăm sóc và chú ý đến mặt tinh thần của vợ nhiều hơn. Theo nghiên cứu, cặp vợ chồng nào yêu thương nhau, trong hoàn cảnh gia đình êm ấm, chan hoà sẽ không chỉ làm giảm những căng thẳng của người vợ khi mang thai mà còn sinh ra đứa con khoẻ mạnh, thông minh.

- Tình cảm của người mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi trong tử cung có phản ứng đối với sự kích thích từ bên ngoài. Vì thế, phụ nữ mang thai nên cố gắng giữ cho tinh thần mình thoải mái là tốt nhất.



Chú ý dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

Giữa giai đoạn mang thai, tức là trong khoảng thời gian từ 4 - 7 tháng, thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Mỗi ngày bình quân tăng trưởng khoảng 10g. Thai phụ cùng với việc nâng cao số lượng ăn uống còn cần đề cao chất lượng và ăn nhiều đồ ăn có dinh dưỡng phong phú, đặc biệt là có nhiều hàm lượng lòng trắng trứng, nhiều canxi, phốt pho, i-ốt, kẽm cùng các thức ăn có vitamin.

Ăn uống phù hợp cần chú ý các điểm sau:

- Tăng cường ăn đồ ăn nóng: Nói chung, thức ăn chủ yếu của thai phụ phải nóng, thức ăn cần đa dạng, nhiều gạo, ngũ cốc… đậu đỏ, đậu xanh, các loại hương liệu phối hợp. Nhưng liều lượng nên vừa đủ, tránh cho thai phị bị béo phì, thai nhi quá to.

- Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…

- Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…

- Tăng cường các loại vitamin như A, B, B1, B2, C, E, D…

- Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…

- Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 - 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.

Các vấn đề khác

- Chú ý bảo vệ giữ gìn cho vú. Nên thường xuyên dùng khăn ướt vệ sinh và lau vú. Nếu đầu vú ngắn, chìm vào trong thì dùng tay mat xa nhẹ, lấy ngón tay cầm núm vú dần dần kéo ra phía ngoài…

- Phòng trị việc bắp chân bị co giật, chú ý ăn nhiều các món ăn có hàm lượng canxi phong phú; đi giày đế thấp và thật thoải mái; ngủ thì nằm cong như cánh cung, khi ngủ nghiêng thì nên kê gối mềm giữa hai chân, khi nằm ngửa thì có gối mềm kê dưới bụng chân; khi ngồi có thể nâng chân lên cao, để lợi cho lưu thông mạch máu. Khi ngủ đến lúc nửa đêm có thể nảy sinh mỏi chân thì nằm ngủ theo kiểu ngửa, dùng tay xoa bóp nhẹ chân, khi gác cao bắp chân thì nên làm nhiều lần, thì sẽ không cong bị bó buộc nữa. Khi đứng, chân bị co giật thì có thể duỗi thẳng bắp chân, vận động bàn chân, cũng có thể mang lại hiệu quả ngay.

- Chú ý kiểm tra trước khi sinh con. Kiểm tra huyết áp, kiểm tra xem tử cung nhỏ hay đã to, xem đủ hay thiếu máu, nhịp tim có bình thường không. Nghe xem vị trí thai nhi và nghe tim thai, xem tình trạng của thai nhi có bình thường không. Thai phụ cần đi siêu âm kiểm tra để sớm phát hiện để có biện pháp xử lý.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7

Bây giờ bé cân nặng khoảng 1.100 gam và dài khoảng 39 centimet, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da. Các lớp mỡ này giúp cho bé trông đỡ nhăn nheo hơn và giúp giữ ấm cho cơ thể bé sau khi được sinh ra.

Tuần thứ 29:
Sự phát triển của bé:
Thai nhi giờ đã cân nặng khoảng 1.100 gram và dài khoảng 39 centimet. Ngay ở thời điểm trước khi sinh, BS sẽ cho Bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi đầu – đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông – chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang – lưng bé quay xuống cổ tử cung. Nếu Bạn cảm thấy đầu bé trì nặng ở vị trí cổ tử cung, bé có thể có ngôi đầu. Những bé có ngôi bất thường, thường phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sanh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên từ tuần lễ này đến khi sanh, bé vẫn còn đến hai tuần lễ để thay đổi tư thế nằm trong tử cung, vì vậy Bạn chớ quá lo lắng khi hiện giờ bé có ngôi thai bất thường. Hầu hết các bé có thể tự xoay tư thế nằm của mình để chuẩn bị cho ngày chào đời.

Thai nhi tuần thứ 29
Các nếp nhăn và các rãnh trên não bộ của bé vẫn tiếp tục phát triển và dài ra. Thêm vào đó, trong cơ thể bé tiếp tục hình thành lớp mỡ dự trữ và tóc bé vẫn đang dài thêm từng ngày.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ phải đi khám thai một cách thường xuyên hơn. Bắt đầu từ tuần này, Bạn sẽ khám thai mỗi tuần thay vì mỗi tháng như ở giai đoạn đầu của thai kỳ. BS cũng sẽ cho Bạn thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra nhóm máu của Bạn trong tuần lễ này. Nếu Bạn có nhóm máu “Rh-”, Bạn sẽ được tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh, mũi thứ hai sẽ được tiêm ngay cho bé sau khi sinh. Globulin miễn dịch Rh giúp ngăn ngừa các rắc rối có thể xảy ra, như bệnh vàng da hoặc bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh, trong truờng hợp bé có nhóm máu ” Rh+”, đây là hiện tượng bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và bé, có thể là nguyên nhân các tế bào hồng cầu của bé bị vỡ dẫn đến vàng da do thiếu máu tán huyết.
Tuần thứ 30:
Sự phát triển của bé:
Bé cưng giờ vẫn tiếp tục hoạt động liên tục trong bụng mẹ, những chuyển động lăn tăn ở giai đoạn đầu giờ đây được thay thế bằng các cú thoi và những cái đạp đôi khi mạnh đến nỗi Bạn cảm thấy không thở nổi nữa. Nhưng theo bản năng làm mẹ, Bạn sẽ không cảm thấy bực mình, khó chịu những lúc như thế, mà trái lại Bạn còn vuốt ve triều mến và thì thầm tâm sự với bé nữa chứ. Thậm chí Bạn còn có thể kể những điều đó với Bạn bè hoặc gia đình một cách sung sướng và hạnh phúc.
Nhưng nếu Bạn cảm thấy bé máy (cử động) quá ít, Bạn hãy thống kê lại số lần bé máy trong một giờ. Trong tuần lễ này bé phải máy ít nhất 10 lần trong một giờ, nếu bé máy ít hơn, Bạn nên báo cho BS biết.
Tuyến thượng thận của bé bắt đầu sản xuất ra các hormon androgen và estrogen. Các hormon này kích thích hormon prolactin trong cơ thể mẹ, làm cho thai phụ có thể có sữa non và sữa mẹ để nuôi dưỡng bé sau này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Trong suốt quá trình mang thai, sắt là vi chất quan trọng không thể thiếu để hình thành & bổ sung các tế bào hồng cầu. Để hổ trợ cho việc gia tăng thể tích máu của thai phụ trong quá trình mang thai, và đảm bảo lượng sắt dự trữ cho bé trong những tháng đầu đời sau khi sinh, Bạn nên hỏi thêm BS về lượng sắt bổ sung.
Bạn nên tiêu thụ ít nhất 30 miligam sắt mỗi ngày trong suốt quý 2 và quý 3 của thai kỳ. Bởi vì thiếu sắt luôn xảy ra trong quá trình mang thai. BS sẽ có thể cho Bạn thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra lượng sắt trong cơ thể Bạn. Nếu lượng sắt trong cơ thể Bạn thấp, Bạn sẽ được BS kê toa để cung cấp thêm sắt đầy đủ cho cơ thể.
Tuần lễ thứ 31:
Sự phát triển của bé:
Bây giờ bé cân nặng khoảng 1.500 gam và dài khoảng 41 centimet, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da. Các lớp mỡ này giúp cho bé trông đỡ nhăn nheo hơn và giúp giữ ấm cho cơ thể bé sau khi được sinh ra.
Để chuẩn bị cho việc hô hấp sau này, bé của Bạn sẽ bắt đầu thực hiện diễn tập các động tác thở bằng cách cử động liên tục các cơ hoành. Các cử động này được thực hiện một cách nhịp nhàng và đôi khi làm cho bé bị nấc cục khi bé vô tình hít phải nước ối.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Chứng táo bón cũng là một trong những rắc rối thường xuyên xảy ra cho thai phụ. Các hormon trong thai kỳ giúp Bạn duy trì sự tồn tại của thai nhi nhưng đồng thời cũng làm chậm lại quá trình tiêu hóa dẫn đến tình trạng táo bón thường xuyên. Vì vậy, tập thể dục đều đặn và ăn uống các thực phẩm nhiều chất xơ là những cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng táo bón.
Tuần thứ 32:
Sự phát triển của bé:
Bé cưng của Bạn nhận được dưỡng chất đầy đủ thông qua bánh nhau, và sự luân chuyển máu trong bánh nhau giúp bé tạo ra nước tiểu. Bé thải ra ngoài bọc ối khoảng nữa lít nước tiểu mỗi ngày. Và bé cũng nuốt lại một ít nước ối đó vào trong bụng, lượng nước ối này được thay thế mới hoàn toàn thường xuyên vài lần mỗi ngày. Nếu lượng nước ối dư thừa trong túi ối (còn gọi là đa ối) có nghĩa là bé không thường xuyên nuốt nước ối một cách bình thường hoặc bé có trục trặc ở hệ thống tiêu hoá. Nếu lượng nước ối trong túi ối không đủ (còn gọi là thiểu ối), có nghĩa là bé không bài tiết nước tiểu một cách thường xuyên, và có thể là dấu hiệu cho thấy có những trục trặc xảy ra với thận hoặc hệ tiết niệu của bé. Trong những lúc siêu âm cho thai nhi, BS cũng sẽ đồng thời kiểm tra lượng nước ối và sẽ thông báo cho Bạn biết nếu có những bất thường đó.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn đã có quyết định cụ thể về việc sau này sẽ cho bé bú mẹ hay là uống sữa bình hay chưa? Mặc dù các viện nhi khoa tại Mỹ khuyến cáo rằng sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên quyết định về chuyện nuôi dưỡng bé như thế nào lại là một vấn đề tế nhị và riêng tư của Bạn. Bạn hãy thảo luận với BS hoặc các chuyên gia về vấn đề này trước khi đưa ra quyết định đúng nhất trong tường hợp của Bạn. Nếu không có vấn đề gì lớn, tại sao Bạn không cho trẻ bú mẹ?
Tuyến sữa của Bạn đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non trong thời gian này. Sữa non có màu vàng, đặc và là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho bé trong những ngày đầu sau khi sinh. Sữa non cũng có chứa rất nhiều kháng thể bổ sung cho trẻ khi sống bên ngoài cơ thể mẹ. Do vậy, việc cho bé bú ngay sau sanh là khuyến cáo hàng đầu của các chuyên gia y tế. Nếu Bạn thấy vú tiết ra sữa non nhiều và làm ướt áo, hãy sử dụng miếng lót ngực áo dùng một lần hoặc có thể giặt được để lót vào trong áo ngực.
Tuần lễ thứ 33:
Sự phát triển của bé:
Những chi tiết cuối cùng của bé đã được phát triển, giờ đây bé đã thành một cơ thể hoàn chỉnh. Các móng tay và móng chân nhỏ xinh đã được hình thành, lông mi, lông mày và tóc trên đầu bé cũng đã hình thành rõ rệt. Lông măng bao phủ quanh cơ thể bé hình thành trong quý đầu của thai kỳ đang dần rụng đi, tuy nhiên vẫn còn một ít ở vai và lưng bé cho đến lúc sinh.
Bé lúc này cân nặng khoảng 1.900 gram và dài khoang 44 centimet, bé có khả năng tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể Bạn nếu Bạn chuyển dạ ở sinh ở thời điểm này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn có cảm thấy các dấu hiệu bất thường như tăng cân một cách đột ngột, nhức đầu hoặc nhìn lờ mờ hay không? Các triệu chứng trên có thể là nguyên nhân dẫn Bạn đến các cơn tiền sản giật đấy, đó là một tình trạng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp trong thai kỳ và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong suốt quý hai và quý ba. Tiền sản giật có thể dẫn đến các cơn co giật, là nguyên nhân dẫn đến các cơn tai biến, hôn mê, và thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Vì vậy, trong những lần khám thai, BS sẽ tiến hành đo huyết áp của Bạn, xét nghiệm nước tiểu và tìm kiếm xem có các triệu chứng phù trên cơ thể Bạn hay không. Nếu Bạn thấy có bất kỳ các dấu hiệu nào của chứng tiền sản giật, hãy gọi cho BS của Bạn ngay lập tức nhé.


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Vo e sot thang thu 8 gay dau bung duoi nhieu . Cho e biet fai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Bạn nên đưa vợ đi khám để tìm được nguyên nhân
Tuôj mâu ngo khaj truơng vao ngay nao tôt
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Mang thai thang thu 7 luu y nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
em da mang bau duoc 7thang di sieu am bac si bao it nuoc oi vay co anh huong nhieu toi thai nhi khong?em cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Chị nên đi khám lại và khảo sát kỹ tại bệnh viện xem: - Lượng nước ối chính xác là bao nhiêu (trên siêu âm sẽ dựa vào chỉ số AFI hay độ sâu của khoang ối lớn nhất)? - Hệ niệu của thai nhi có vấn đề gì không? - Thai nhi có dấu hiệu chậm phát triển trong tử cung hay không? - Tình trạng mẹ có bệnh lý. Vấn đề uống nước đủ trong thai kỳ từ 1-2 lít nước/ngày là cần thiết nhưng không phải là nguồn cung cấp nước ối chính cho thai nhi.
e mang thai thang thu 7 di sieu am bac si bao la du oi khong da oi thai cua e co van de gi k
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Em mang thai 31 tuan roi. Em moi 20 tuoi va mang thai lan dau nen khong co nhieu kinh nghiem. Den nay em moi kham thai dc 1 lan thoi. Vi luc do em mang thai thang thu 6 roi ma bac si chi nghe tim thai va ke don thuoc va bao em chich thuoc ngua khong thoi nen em nghi khong can kham thai lam gi. Va cu den thang la em chi di sieu am khong thoi. Khong biet bay gio em di kham thi nguoi ta se lam nhung thu tuc gi? Em rat to mo va khong chu dong duoc. Khong biet bac si co tien hanh xet nghiem gi khong hay la em phai yeu cau xet nghiem thi bac si moi lam?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Trùi ui, bạn nì tò mò dữ há. Tất nhiên là theo lich trình khám thai cần thiết thì phải kiểm tra đủ thủ tục A, B, C... nhưng những vụ này toàn không khám cùng 1 chỗ, thường mình yêu cầu gì thì người ta mới khám đó, đúng là đi khám ở VN quá phức tạp
Em mang thai doi ma 1 be may nhieu lam.con be kia it may lam. Vay bac si cho em hoi nhuvay la sao ak.
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Chắc không sao đâu em ạ. Chắc là 1 bé nghịch ngợm rồi. Khám định kì và giữ gìn sức khỏe nhé. Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe
Hom nay em di sieu am thai nhi duoc gan 7 thang roi moi thu binh thuong ngoai tru e thay mieng cua be to hon so voi cac be sieu am khac lieu con em co van de gi khong xin bs tra loi nhanh giup em .cam on bs nhjeu
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
E moi di kham thai nhi e duoc hon 7thang rui ma can nang cua be moi co 1.5gam thui. Bs cho e hoi the co phai be nha em bi gay khong
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
1500g là bình thuong đó ban ,e be nhà mình dc 31 tuần 1800g bác sĩ đang kêu dư cân nè
Ở tuần thứ 28, chỉ số phát triển của bé dao động từ 900g – 1kg và dài khoảng 37cm. Và dĩ nhiên chỉ số lý tưởng cho tuần cuối cùng là 3,4kg và 51cm. Vậy cân nặng của bé như thế là bình thường bạn ạ. Bạn hãy yên tâm nhé, chúc mừng bà mẹ trẻ
hôm tôi mang thai 30w, đi siêu âm bé được 1150g, BS nói bé nhỏ so với tuổi thai.Vậy xin hỏi bé như vây có phải là bị suy dinh dưỡng bào thai không?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
thông thường khi ở 30 tuần tuổi, cân nặng của thai nhi 1319g, bé nhà bạn chỉ hơi nhỏ chứ không suy dinh dưỡng, chăm sóc bé lớn nhanh nữa nhé!
Minh thi 26,5 tuan sâ be dc 1600g .bs noi be nha minh phat trien lon hon tuoi thai. Kg biet co sao kg nua.
em mang thai duoc bay thang em be dap nhieu va manh em hay bi giam huyet ap co sao khong
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Em be dap nhieu va manh la chung to em be khoe. Tinh trang ban hay tut huyet ap la chuyen hay gap trong thai ky, vi the ban cung nen chu y bo sung day du duong chat trong giai doan nay cho em be phat trien tot,ban nen chy y bo sung them chat sat nhe vi thieu sat cung de lam ba Bau giam huyet ap day ban a.
Hãy chăm sóc cơ thể để không bị tụt huyết áp nữa, nếu mẹ khỏe thì con mới khỏe được nhé
mình mang thai chuản bị bước sang tuần thứ 32 mà em bé mới có cân năng 1.8 kg ở nhà ai cũng bảo thai nhỏ theo các bạn cận năng của thai nhi như vậy đã ổn định chưa ? mình rất lo sợ em bé sau này sinh ra sẽ bị còi. rất mong được sự góp ý của các bạn
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
Em mang thai duoc 29tuan di sieu am bsi noi em bi eo tu cung ho nhu vay co anh huong gi toi em be khong bac si?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
E dang mang thang o thang thu 7,moi thang van di sieu am dieu va tinh trang thai nhi luon binh thuong.e chua kham thai lan nao,e xin hoi kham thai va s.a ket qua co khac nhau khong va trong thoi gian mang thai khong kham ma chi s.a co dc khong ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
T kung ckua kham lan nao.cki m0j thag dj sjeu am 1 lan.va ket luan kua bs la bt.jo da dc gan 8thag.tuy nhjen thj kug nen dj kham de xem be co phat trien bt k,hay co j bat thu0g k.
em đi siêu âm thai được 30 tuần nhưng thai nguoc và ít nước ối hãy cho em biết em phải làm sao
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Thường thì nếu sang tới tuần 34-36 mà thai vẫn chưa thuận, sản phụ sẽ sinh con trong trạng thái thai ngược. Như vậy bạn vẫn có khả năng sinh con ngôi thuận. Tuy nhiên điều đáng lo ngại ở đây là tình trạng ít nước ối Ở đây bạn không đềcập ít ối như thế nào nên không rõ được. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc nhập viện sớm vì khả năng bạn sẽ sinh sớm đó.
E thay nhieu ngbao uong nc dua con thong minh malai ko bi can nc oi
sao không sao chép dc bài viết nhỉ mọi người ơi?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Trang này không cho copy bạn ạ. Chỉ có cách chụp ảnh màn hình để tham khảo thôi!
Em 30.5 tuần em bé được 2kg. Em bé vậy có quá to không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
cho hoi e co bau dc 27 tuan zui ma thai nhj dc 1.1 kg lieu qua be k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em nghe nói có thai từ tháng thứ 5 trở đi là mẹ hay bị ho do thai nhi mọc tóc. Có đúng không a
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thai phu thuong bioi sau khi an uong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý