Chăm sóc thai nhi tháng thứ 5. Những điều cần biết về sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5. Làm thế nào để có sức khỏe tốt nhất trong tháng thứ 5 của thai kỳ.
Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 5
Bé giờ đây được bao phủ bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây, phủ khắp cơ thể bé để bảo vệ da bé khỏi bị trầy sướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh.
Tuần thứ 20:
Sự phát triển của bé:
Bé giờ đây được bao phủ bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây, phủ khắp cơ thể bé để bảo vệ da bé khỏi bị trầy sướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh.
Não bộ của bé đang phát triển hàng triệu các tế bào thần kinh vận động, là các tế bào thần kinh kết nối các thông tin vận động lên não. Và như vậy bé có thể thực hiện các động tác cử động có ý thức một cách rõ ràng.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Nỗi lo lắng nhất của Bạn về tình trạng sức khỏe của bé có thể được xóa tan khi Bạn cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé, thường khoảng vào tuần thứ 18 cho đến tuần thứ 20. Những cử động đầu tiên của bé làm Bạn có cảm giác như đang có những con bướm vỗ cánh trong bụng hoặc nghe như tiếng bao tử sôi những khi Bạn đói. Sau này, khi bé lớn lên chút nữa, Bạn sẽ có thể cảm nhận được những cái đạp, những cú thoi của bé và thậm chí là cả tiếng nấc cục nữa kìa. Mỗi một bé sẽ có những cử động khác nhau trong bụng mẹ, tuy nhiên nếu Bạn để ý thấy những chuyển động của bé giảm đi đáng kể trong khoảng thời gian tương đối dài, Bạn nên báo ngay với BS.
Nhiều thai phụ có cùng chung một thắc mắc là liệu vấn đề quan hệ vợ chồng trong lúc mang thai có làm bé bị đau hay ảnh hưởng đến sự phát triển của bé hay không? Câu trả lời là KHÔNG! Tình dục là vấn đề an toàn ở mọi thời điểm trong thai kỳ, miễn là tình trạng thai của Bạn bình thường. Nhiều thai phụ thấy rằng những ham muốn tình dục của họ thay đổi bất thường tại các thời điểm khác nhau trong suốt thai kỳ, nó phụ thuộc vào nhiều thứ như tình trạng sức khỏe, độ lớn của thai nhi, những lo lắng về vấn đề sinh nở, và hàng loạt những thay đổi khác trong cơ thể của thai phụ. Hãy trao đổi và tâm sự với ông xã để Bạn có thể nhận được sự cảm thông, chia sẻ. Mặc dù Bạn rất quan tâm đến tình trạng của cục cưng trong bụng, nhưng có những khoảnh khắc lãng mạn, riêng tư bên đấng lang quân của mình cũng không kém phần quan trọng đâu Bạn nhé!
Tuần lễ thứ 21:
Sự phát triển của bé:
Bây giờ Bạn đã đi được nửa đoạn đường rồi nhé, đã được hai muơi tuần lễ mang thai rồi, bé yêu của Bạn đã lớn nhanh một cách đáng kể từ một nhóm các tế bào ban đầu. Thai nhi bây giờ nặng khoảng 260 gram và dài khoảng 14 đến 16 centimet. Sự phát triển của bé sẽ làm cho tử cung ngày càng lớn hơn rất nhiều so với kích thước ban đầu, và tử cung lớn ra gây chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thận của Bạn.
Bên dưới lớp gây (để bảo vệ da bé), da của bé ngày càng phát triển dày lên và có nhiều lớp, bao gồm lớp hạ bì, biểu bì và một lớp dưới da. Tóc và móng tay bé cũng tiếp tục phát triển trong tuần lễ này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Các BS sẽ cho yêu cầu Bạn tiến hành siêu âm thai, một phương pháp chẩn đoán sử dụng sóng âm để tạo nên hình ảnh. Siêu âm thường được thực hiện ở tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, cho phép xác định được kích cỡ và vị trí của bào thai, đôi khi cũng xác định được giới tính của thai nhi. Siêu âm cũng có thể kiểm tra được tình trạng dây rốn, bánh nhau và lượng nước ối. Hãy trao đổi với BS những thắc mắc của Bạn khi thực hiện siêu âm cho thai nhi.
Tuần thứ 22:
Sự phát triển của bé:
Lượng nước ối trong tử cung để bảo vệ và che chở bé giờ đây có thêm một nhiệm vụ khác nữa. Ruột của bé đã phát triển đủ để một lượng đường nhỏ, có trong lượng nước ối mà bé nuốt vào, sẽ được chuyển đến hệ thống tiêu hoá và chuyển qua ruột già. Đó là những dưỡng chất dùng để nuôi dưỡng em bé, tuy nhiên bên cạnh đó còn có thêm một nguồn dưỡng chất chính yếu khác được cung cấp từ bánh nhau.
Bây giờ, gan và lá lách của thai nhi đã có thể sẵn sàng để sản xuất ra các tế bào máu (gan của thai nhi sản sinh ra các tế bào máu cho đến tận ngày sinh). Tuỷ xương đã phát triển hoàn chỉnh để có thể sản sinh ra các tế bào máu tốt nhất.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Tập thể dục có an toàn trong thai kỳ hay không? Tập thể dục là một cách tốt để giữ vóc dáng trong thời kỳ mang thai và phòng tránh được bệnh tật như chứng giãn tĩnh mạch, sự tăng cân quá mức, giảm tối đa triệu chứng đau lưng. Tuy nhiên, Bạn nên lưu ý là khi có thai không nên tập luyện các môn thể thao mạnh - mà chỉ thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng mà thôi. Bởi vì khi mang thai, các dây chằng của Bạn dãn hơn lúc bình thường, nên Bạn sẽ bị đau nếu như thực hiện các động tác quá mạnh bạo, và tập thể dục quá sức có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy Bạn hãy lựa chọn các động tác nhẹ nhàng và chậm rãi & toàn thân như tập yo ga, bơi lội, và đi bộ là tốt nhất. Tốt nhất Bạn nên tham khảo với BS về những bài thể dục mà Bạn lựa chọn để có được những ý kiến cụ thể.
Tuần lễ thứ 23:
Sự phát triển của bé:
Các giác quan của bé, để nhận biết về thế giới xung quanh, đang phát triển từng ngày. Các gai vị giác đã được hình thành trên bề mặt lưỡi, não và các đầu mút thần kinh cũng đã phát triển đủ để thai nhi có thể cảm nhận được những va chạm tiếp xúc. Vì vậy bé có thể biểu hiện những cảm xúc thông qua nét mặt như cau mày hay nheo mắt hoặc mút ngón tay cái.
Hệ sinh sản vẫn đang tiếp tục phát triển. Ở bé trai, tinh hoàn bắt đầu tụt xuống khỏi bụng và ở bé gái, tử cung và buồng trứng đã được định vị và âm đạo cũng đang phát triển.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Trong tuần lễ này, tử cung của Bạn đang tập luyện để chuẩn bị cho cuộc sinh nở, các cơn co thắt giả tạo ở tử cung không gây đau và không thường xuyên được gọi là cơn gò Braxton Hicks. Bạn có thể cảm thấy các cơn co thắt ở vị trí chóp tử cung. Đừng quá lo lắng! Bởi vì thai nhi cảm nhận các cơn co bóp này như những cái xiết chặt của tử cung mềm mại và không đau. Và các cơn co Braxton Hicks không nguy hiểm và vô hại. Tuy nhiên nếu xuất hiện các cơn co với cường độ mạnh và rất đau hoặc nếu Bạn đếm thấy có hơn 4 cơn co thắt trong một giờ, Bạn hãy liên hệ ngay với BS vì các triệu chứng đau bụng, và có các cơn co xuất hiện liên tục có thể là dấu hiệu của cơn chuyển dạ sớm.
Mang thai tuần thứ 20
1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Tại thời điểm này, đỉnh tử cung lên cao ngang bằng với rốn của bạn. Cân nặng của bạn đã tăng thêm khoảng 3.6 – 4.5 kg (8 đến 10 pounds). Trong suốt quá trình mang thai, trung bình mỗi tuần, cân nặng của bạn tăng thêm khoảng 220g (0.5 pound).
Trọng lượng cơ thể của bạn tăng nhiều hay ít tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể trước khi mang thai. Bác sĩ hay hộ sinh sẽ cho bạn biết được cân nặng của bạn nên tăng như thế nào và đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
2. Bé to chừng nào?
Đến giai đoạn này, độ dài (hay còn gọi là chiều cao) của bé được tính từ đầu cho đến chân. Con bạn có thể dài khoảng 20cm (8 inches) và nặng 255g (9 ounces).
Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 20
3. Bé thay đổi thế nào?
Bé được bao phủ bởi một lớp chất trắng gọi là bã nhờn thai nhi. Chất này bảo vệ da bé không bị kích thích khi ngâm trong dịch ối. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ trong quá trình sinh bé. Bé bắt đầu có phân, đó là một chất xanh sậm hay có màu đen, đặc, sẽ xuất hiện trên tã của bé khi vừa sinh ra. Có vài bé thải phân khi còn trong tử cung của mẹ hay thải phân ngay trong khi bé được sinh. Phân bao gồm tế bào chết, dịch ối được nuốt vào và thải ra.
4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Đây là thời điểm bạn bắt đầu nghĩ đến việc sinh bé. Sinh con là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất, làm thay đổi cuộc sống của bạn. Bạn sẽ muốn dành thời gian suy nghĩ về những hi vọng và mong ước trong ngày đặc biệt ấy.
Hãy bắt đầu viết nhật ký về những suy nghĩ và kế hoạch sinh con của mình. Nhật ký này sẽ giúp bạn quyết định làm những việc gì trước và có định hướng rõ ràng. Lập một kế hoạch sinh con có thể giúp bạn biết rõ bạn yêu cầu gì từ những người hỗ trợ bạn trong quá trình sinh.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Bạn cần nhớ rằng điều quan trọng là bản thân bạn phải ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất sắt. Ăn càng nhiều thức ăn có chứa chất sắt càng tốt, vì nó sinh ra nhiều hồng cầu cho bé. Đồng thời, chất sắt còn giúp bé chống lại bệnh thiếu máu, thiếu cân hay sinh non. Khi mang thai, bạn cần phải được cung cấp từ 27 đến 30mg chất sắt hàng ngày. Ngoài ra, chất sắt cũng rất quan trọng với mẹ để cung cấp máu cho thai nhi.
Những món ăn có chứa nhiều chất sắt là:
• Thịt nạc có màu đỏ.
• Thịt heo.
• Đậu sấy khô.
• Cải bó xôi.
• Trái cây sấy khô.
• Lúa mì.
• Bột yến mạch.
• Ngũ cốc có chứa chất sắt.
6. Dành cho ba của bé
Có thể bạn và vợ bạn đã sẵn sàng hoặc chưa sẵn sàng trang trí phòng cho bé. Dù có biết giới tính của bé hay không thì đây chính là thời điểm thích hợp để các ông bố bắt đầu chuẩn bị. Làm thế nào bạn có thể giúp vợ mình đây?
• Hãy sơn phòng cho bé.
• Đặt giường cũi/ xe đẩy gần nhau.
• Mua sắm vài vật dụng riêng cho bé.
• Lau sạch tủ hay những nơi dùng để cất đồ cho bé, làm cho các bà mẹ không cảm thấy đồ đạc lung tung.
Điều quan trọng là các ông bố cần phải giúp vợ mình bất cứ khi nào có thể.
Mang thai tuần thứ 21
Bé đang lên cân đều và cơ thể thì trở nên trơn tuột do một chất trắng như mỡ gọi là gây đang bao bọc toàn bộ cơ thể nhằm bảo vệ da bé trong môi trường nước ối. Đa phần trẻ vẫn tiếp tục mang chất trắng dinh dính này khi sinh ra.
Sự phát triển của bé
Bé lúc này dài khoảng 16,5cm từ đỉnh đầu tới mông và đang tăng cân đều đặn. Một lớp mỏng màu trắng nhờ, trơn bóng được gọi là gây phủ khắp cơ thể bé, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Phản xạ nuốt của bé ngày càng nhiều hơn, nhằm luyện tập cho hệ tiêu hóa. Sau khi bé nuốt nước ối, cơ thể sẽ hấp thu nước trong nước ối và chuyển các cặn này vào ruột.
Cơ thể bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu và một số loại tế bào khác.
Sự thay đổi của mẹ
Hầu hết phụ nữ bắt đầu cảm thấy thở hổn hển khi đi lên cầu thang. Thở không ra hơi trong tình huống này là bình thường và tình hình sẽ ngày càng “tệ” hơn do tử cung ngày càng phát triển, “chèn ép” phổi.
Luôn đảm bảo bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể vì bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu. Đừng bao giờ lo thừa sắt do ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Các thực phẩm giàu chất sắt gồm: thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, đậu lăng, rau chân vịt và ngũ cốc bổ sung sắt.
Lời khuyên hữu ích
-
Ăn dứa tươi (cắt từng miếng nhỏ) sẽ giúp giảm chứng ợ nóng
Những điều cần lưu tâm
-
Bạn có thể trở lại công việc, tiếp tục ở nhà hay đi làm part time sau khi sinh bé? Xây dựng một kế hoạch mềm dẻo sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm, tâm trí bớt lo lắng.
-
Học cách bảo vệ lưng và luyện tập để giảm đau lưng.
-
Kiểm tra lại ngày dự sinh bé. Các bé thường chào đời sớm hơn dự kiến đấy.
-
Thai nhi 22 tuần tuổi
-
Sự phát triển của trẻ
Thai nhi lúc này nặng khoảng 360g, dài xấp xỉ 27cm, tính từ đỉnh đầu đến gót chân.
Lông mày và mí mắt đã phát triển hoàn thiện và móng tay thì đã ôm kín các đầu ngón tay.
Câu nói “Trẻ con hay nghe lỏm” rất đúng trong trường hợp này khi bé đã hoàn toàn có thể nghe thấy bạn nói. Bạn có cần trò chuyện với bé, hát hay đọc truyện cho bé nghe? Một số nghiên cứu cho thấy một đứa trẻ mới sinh sẽ trở nên hoạt bát hơn khi được mẹ cho ăn nếu bạn đã từng thường xuyên đọc sách cho bé nghe từ lúc còn ở trong bụng.
Hãy lựa chọn những bản nhạc cổ điển hay xem những gì bạn yêu thích hoặc chỉ đọc một số cuốn sách nào đó, tức là bất cứ thứ gì làm bạn hứng thú. Hãy đọc to lên nhé chứ không phải là đọc thầm đâu đấy.
Nếu có thể, hãy đọc cho bé một câu chuyện thú vị nhất trước khi đi ngủ hằng ngày ngay sau khi bé chào đời.
Bạn có thể cảm thấy rất dễ chịu trong những ngày này bởi đây đơn giản là thời điểm thú vị nhất của các bà bầu. Lúc này bụng bạn chưa quá "cồng kềnh", những cảm giác khó chịu do thai nghén như buồn nôn, thường xuyên buồn tiểu và mệt mỏi đã gần như biến mất. Thư giãn và vui vẻ là những điều thai phụ nên làm lúc này. 3 tháng cuối đang đến gần và bạn sẽ không còn có được cảm giác dễ chịu như vậy nữa đâu
Sự thay đổi của người mẹ
Thật khó để có được vẻ nhanh nhẹn, tháo vát lúc này khi thai ngày một lớn. Vì thế đừng ngạc nhiên nếu bạn ngày càng trở nên vụng về. Cơ thể bạn đang phải tải thêm trọng lượng, trọng lực đang tăng lên cùng với sự mở rộng của tử cung, các ngón tay, ngón chân và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn do sự tác động của các hormone thai kỳ.
Luôn chú ý nơi bạn tới và đừng bao giờ nhón gót chân bởi giữ thăng bằng bằng 2 chân lúc này đã thật khó khăn và chưa kể chứng đau lưng nữa chứ.
Lên bao nhiêu cân trong suốt quá trình thai nghén có thể sẽ luôn ám ảnh tâm trí của bạn. Vậy thì hãy nghĩ tới việc mình sẽ giảm cân sau sinh thay vì lo lắng ăn bao nhiêu để tăng cân vừa phải khi đang mang thai bởi cơ thể bạn cần rất nhiều dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình nuôi con sau khi bé chào đời.
Tuy nhiên, nếu bạn lên cân quá nhanh thì hãy trao đổi với bác sĩ để có một chế độ ăn hợp lý hơn.
Lời khuyên hữu ích
Để tránh phù chân, hãy đắp lên chân một khăn ướt lạnh.
Những việc cần lưu tâm
Bạn có làm việc quá sức không? Hãy chắc chắn là các bài tập luôn an toàn nhé.
Tại sao lợi lại dễ chảy máu khi mang thai? Lợi chảy máu và chảy máu cam là những ảnh hưởng phụ của quá trình thai nghén. Các hormone đẩy mạnh và duy trì sự phát triển của thai nhi đã gây ra điều này. Lượng máu trong cơ thể tăng dần và sự ảnh hưởng của các hormone đối với màng nhầy ở mũi và nướu lợi đã khiến các mao mạch ở mũi, lợi dễ vỡ.
Bạn có thể bổ sung vitamin C để làm giảm tình trạng này đồng thời tăng cường sức khỏe cơ thể.
Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra răng miệng xem có vấn đề nào khác gây ra tình trạng chảy máu hay không.
Những lo lắng thường gặp
Mẹ chồng tôi luôn tin vào bói toán. Bà nghĩ rằng tôi sẽ phải sinh mổ để bé chào đời vào giờ tốt nhất. Tôi không tin vào điểm này nhưng tôi cũng sợ quá trình chuyển dạ và sinh nở tự nhiên sẽ gây đau đớn đến mức tôi phải chuyển sang sinh mổ.
Nỗi sợ đau khi sinh thường là một cảm giác rất bình thường và thường thấy ở thời điểm này ở các bà bầu. Nhưng cũng có những phương pháp giúp giảm đau mà khiến bạn cảm thấy bớt đau đớn.
-
Thai nhi 23 tuần tuổi
Bé lúc này đã có dáng vẻ của một trẻ sơ sinh thu nhỏ.
Sự phát triển của bé
Bé cân nặng khoảng 430 g, “cao” khoảng 28 cm và đã có “dáng” của một trẻ sơ sinh mặc dù “chất tạo màu” cho lòng đen của mắt vẫn chưa hình thành.
Mặc dù trọng lượng của bé tăng lên mỗi ngày nhưng làn da của bé vẫn rất nhăn nheo. Đó là bởi vì bé cần phải tiếp tục lên cân nhiều hơn.
Môi của bé ngày càng rõ nét và mắt đã phát triển hoàn thiện mặc dù lòng đen chưa được “tô màu”; lông mày và lông mi đã hoàn chỉnh.
Tuyến tụy, một trong những tuyến sản xuất hormone cơ bản, đang dần hoàn thiện và những dấu vết đầu tiên của răng đã hình thành ở dưới lợi.
Sự thay đổi của mẹ
Thai phụ lúc này đã lên được 5,4 – 6,8kg. Từ bây giờ, bạn sẽ tăng cân nhanh hơn, trung bình là 225g/tuần. Bạn thấy thèm ăn nhiều thứ, cảm giác ngon miệng tăng lên. Đây cũng là dịp bạn có thể thỏa sức ăn kem, nhưng nhớ lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Vẻ ngoài của âm đạo cũng đang có sự thay đổi rõ rệt mà bạn dễ dàng nhận thấy. Size của “vùng kín” tăng lên là kết quả của quá trình lưu thông máu qua đây gia tăng. Đi vệ sinh nhiều là một trong những “tác dụng phụ” của quá trình thai nghén nhưng đừng quên rằng bạn rất dễ bị nhiễm trùng nước tiểu. Bạn cũng có thể bị chảy máu chút ít nếu bạn mắc bệnh trĩ. Để phòng ngừa, bạn nên tránh không để bị táo bón.
Những việc cần lưu tâm
-
Bạn ăn đủ hoa quả và rau xanh? Các loại ngũ cốc, đậu lăng đều là những nguồn protein bổ dưỡng. Rau xanh giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ăn nhiều rau quả tươi, đúng mùa; tránh các loại hoa quả đóng hộp, trái vụ.
-
Đây là lúc bạn nghĩ tới một cái tên cho bé yêu.
-
Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ
Tuần tuổi
Chiều dài
Trọng lượng
Tuần tuổi
Chiều dài
Trọng lượng
Thai 1 tuần
- Trứng được thụ tinh, phôi thai được hình thành.
- Dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng
Thai 20 tuần
25,6 cm
300 g
Thai 2 tuần
Thai 21 tuần
26,7 cm
360 g
Thai 3 tuần
Thai 22 tuần
27,8 cm
430 g
Thai 4 tuần
Thai 23 tuần
28,9 cm
500 g
Thai 5 tuần
- Hệ thần kinh hình thành.
- Đã có dấu hiệu mang thai
Thai 24 tuần
30 cm
600 g
Thai 6 tuần
Thai 25 tuần
34,6 cm
660 g
Thai 7 tuần
- Phôi thai hoàn thiện
Thai 26 tuần
35,6 cm
760 g
Thai 8 tuần
1,6 cm
1 g
Thai 27 tuần
36,6 cm
875 g
Thai 9 tuần
2,3 cm
2 g
Thai 28 tuần
37,6 cm
1005 g
Thai 10 tuần
3,1 cm
4 g
Thai 29 tuần
38,6 cm
1150 g
Thai 11 tuần
4,1 cm
7 g
Thai 30 tuần
39,9 cm
1320 g
Thai 12 tuần
5,4 cm
14 g
Thai 31 tuần
41,1 cm
1500 g
Thai 13 tuần
7,4 cm
23 g
Thai 32 tuần
42,4 cm
1700 g
Thai 14 tuần
8,7 cm
43 g
Thai 33 tuần
43,7 cm
1920 g
Thai 15 tuần
10,1 cm
70 g
Thai 34 tuần
45 cm
2150 g
Thai 16 tuần
11,6 cm
100 g
Thai 35 tuần
46,2 cm
2380 g
Thai 17 tuần
13 cm
140 g
Thai 36 tuần
47,4 cm
2620 g
Thai 18 tuần
14,2 cm
190 g
Thai 37 tuần
48,6 cm
2860 g
Thai 19 tuần
15,3 cm
240 g
Thai 38 tuần
49,8 cm
3080 g
Thai 20 tuần
16,4 cm
300 g
Thai 39 tuần
50,7 cm
3290 g
20 tuần đầu, chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông.
Thai 40 tuần
51,2 cm
3460 g
Chiều dài tính từ đầu tới chân thai nhi