
Hoa mắt, chóng mặt khi mang thai - lúc nào nên đi khám?
Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%.
Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.
Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.
Cho dù bất kỳ nguyên nhân nào, hãy nằm xuống ngay khi cảm thấy choáng váng hay chóng mặt, để bạn không ngã và bị đau. Nếu không thể nằm xuống lúc đó, hãy ngồi xuống và cố gắng đặt đầu giữa hai đầu gối của bạn. Và đương nhiên, nếu đang làm bất cứ điều gì có thể khiến bạn hoặc người khác có nguy cơ bị chấn thương, chẳng hạn như lái xe, bạn cần dừng lại ngay lập tức.
Nằm nghiêng về phía bên trái sẽ tối đa hóa lưu lượng máu tới tim - và do đó đến não của bạn. Điều này giúp bạn khỏi bị ngất thực sự đồng thời làm giảm cảm giác hoa mắt.
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây chóng mặt hay gặp nhất trong khi mang thai và một số lời khuyên để tránh chúng:
Để tránh bị hoa mắt trong trường hợp này, không đứng bật dậy từ ghế hoặc giường ngủ. Nếu đang nằm, bạn hãy ngồi dậy từ từ và giữ trạng thái ngồi trong vài phút, để thả hai chân ở thành giường hay đi văng, sau đó từ từ đứng dậy. Khi cần đứng ở một vị trí trong thời gian dài, thỉnh thoảng di chuyển chân để thúc đẩy sự lưu thông của máu.
Để tránh vấn đề này, bạn hãy nằm nghiêng thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sang bên nào cũng tốt hơn nằm ngửa, mặc dù nghiêng sang bên trái là tốt nhất. Đặt một chiếc gối phía sau hoặc dưới hông có thể giúp bạn giữ được tư thế nằm nghiêng thoải mái, hoặc ít nhất cũng đủ nghiêng để giữ cho tử cung không chèn vào tĩnh mạch chủ.
Thiếu nước cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự. Vì thế hãy đảm bảo cho cơ thể đủ nước bằng việc uống 8-10 ly nước mỗi ngày – uống nhiều hơn nếu bạn tập thể dục hoặc thời tiết nóng.
Cố gắng giữ đường huyết của bạn không quá thấp bằng cách ăn thành các bữa nhỏ và thường xuyên trong ngày thay vì ba bữa chính. Nếu ra ngoài, bạn nên mang theo mình một số thực phẩm ăn nhẹ lành mạnh để ăn khi bị đói.
Nếu cảm thấy chóng mặt khi bị nóng, bạn nên tránh những nơi đông đúc ngột ngạt và mặc nhiều lớp áo để có thể dễ dàng bỏ bớt chúng ra khi cần thiết. Tắm nước ấm thay vì nước nóng quá.
- Thở quá nhanh: Tập luyện hoặc lo lắng quá mức đôi khi có thể làm bạn thở nhanh và hoa mắt. Mặc dù tập luyện tốt cho sự lưu thông trong cơ thể bạn, tuy nhiên cẩn thận để không quá mức nhất là khi bạn cảm thấy mệt hoặc không khỏe. Hãy bắt đầu một cách từ từ, nếu bắt đầu cảm thấy hoa mắt hay chóng mặt khi đang luyện tập, bạn hãy ngừng lại và nằm xuống.
Thiếu nước, lo lắng, và đau đớn cũng có thể gây ra phản ứng loại này, những điều mà phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải. Hoa mắt và một vài dấu hiệu cảnh báo như: cảm giác nóng, xanh xao, vã mồ hôi, buồn nôn, ngáp và thở nhanh thường xảy ra trước khi ngất. Chú ý đến các dấu hiệu này và nằm xuống ngay để không bị ngất đi.
Khi nào nêngọi chobác sĩ?
Cảm thấy choáng váng khi bị nóng, đói, hoặc đứng dậy quá nhanh có thể chỉ là hiện tượng bình thường trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu các biện pháp đơn giản đã đưa ra ở trên không hiệu quả hoặc nếu bạn vẫn cảm thấy băn khoăn, hãy trao đổi với bác sĩ khám thai cho bạn.
Hãy đi khám nếu bạn có những cơn hoa mắt kéo dài hoặc chóng mặt thường xuyên, hoặc bạn nghi ngờ rằng chóng mặt do một chấn thương đầu gần đây.
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị chóng mặt kèm theo nhức đầu nặng, mắt mờ, líu lưỡi, đánh trống ngực, tê liệt, ngứa ran, chảy máu, hoặc bị ngất lịm. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn với bạn hoặc em bé.
Hiện tượng chóng mặt khi mang thai
Chóng mặt có thể chỉ là biểu hiện nghén khi mang thai, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như tăng huyết áp, thiếu máu.
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Chóng mặt thời kỳ thai nghén là một biểu hiện thường thấy, có thể do bệnh lý hoặc cơ thể phản ứng lại với mầm sống mới đang hình thành.
Trong thời kỳ đầu mang thai, một loạt triệu chứng xuất hiện như váng đầu, buồn nôn, nôn, kiệt sức... Nguyên nhân phát bệnh có thể là trạng thái tinh thần và cơ chế tác động của hoóc môn trong cơ thể. Ngoài ra, sự suy giảm chức năng tuyến vỏ thượng thận, thiếu vitamin B6 và tâm lý sợ hãi có thể thúc đẩy phát sinh các phản ứng thời kỳ đầu mang thai, làm xuất hiện chóng mặt.
Vào cuối thời kỳ mang thai, thai phụ có thể xuất hiện tăng huyết áp, nước tiểu có abumin và phù thũng (phù chân voi). Huyết áp tăng có thể dẫn đến chóng mặt, nặng đầu. Khi xuất hiện những triệu chứng này, cần chú ý đến khả năng chảy máu cuống rốn, đông máu trong mạch máu. Nếu bị phù chân voi, chóng mặt, váng đầu ở thời kỳ cuối thai nghén, phải đi khám ngay ở các cơ sở sản khoa tin cậy và không được tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào dù là Đông hay Tây y.
Chóng mặt khi mang thai cũng có thể do thiếu máu. Đây là tình trạng phổ biến, nhất là đối với những phụ nữ cơ thể gầy yếu, khi mang thai không được uống bổ sung sắt. Vào cuối thai kỳ, dung lượng huyết tương tăng nhanh hơn so với sự gia tăng huyết sắc tố, khiến máu bị loãng, tỷ lệ hồng cầu hạ thấp làm thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu nặng sẽ ảnh hưởng đến đại não và tai trong, gây váng đầu, ù tai, mất thăng bằng, mất sức, sắc mặt tái xanh...
Để tránh chóng mặt, trước khi mang thai, cần bồi dưỡng sức khỏe, nhất là đối với người có thể trạng gầy yếu. Khi có thai cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
Ngủ đủ 8 tiếng một ngày, không làm công việc nặng nhọc, nên luyện tập bằng hình thức đi bộ thư giãn. Tránh những nơi ồn ào, kích động. Cần uống viên sắt mỗi ngày. Nếu đột nhiên xảy ra tình trạng chóng mặt dữ dội, cần đến ngay bác sĩ để cả bà mẹ và thai nhi được bảo vệ an toàn.
Những dấu hiệu thường gặp khi mang thai
Dù thai nhi hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh nhưng cảm giác khó chịu thường xuyên là điều mà các bà mẹ khó tránh khỏi. Một số lời khuyên sẽ giúp bạn:
Buồn nôn, nôn
Hãy thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu. Bạn đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no, vì dạ dày khó chịu dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc bạn đừng vội trở dậy. Hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Bạn nên nghỉ ngơi, đừng lo lắng.
Khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, táo bón
Nên ăn các thức có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, tránh chất cay, đồ hộp, rượu, thức uống có ga. Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để không quá no. Nên ăn chậm, nhai kỹ, sau khi ăn đừng nằm xuống ngay. Bạn nên vận động, tập thể dục, nhưng tránh cúi gập lưng. Khi ngủ, hãy lấy gối kê cao đầu và ngực.
Đau lưng
Hãy luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi. Muốn nhấc vật gì, hãy ngồi xổm xuống rồi đứng lên, dùng khớp gối chứ đừng cong lưng. Ngồi hay đứng lâu cũng dễ đau lưng nên bạn cần thường xuyên thay đổi tư thế. Bạn không nên đi giày, dép cao gót.
Phù bàn chân và mắt cá
Thỉnh thoảng bạn nên nằm nghỉ, gác chân cao. Hãy ăn uống tốt, uống nước nhiều (giúp cơ thể thải nước tốt hơn), đừng ăn mặn quá. Nếu thấy cả tay và mặt cũng phù thì đó là dấu hiệu đáng ngại, cần đi khám.
Giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân có thể chỉ nhẹ ở mức “nổi gân xanh”, cũng có thể đau. Bạn cần tránh nâng vật nặng, thỉnh thoảng nằm xuống cho chân được nghỉ. Nếu công việc đòi hỏi đứng lâu, bạn hãy đứng một chân và thả lỏng một chân, chân nghỉ đặt cao hơn, thỉnh thoảng đổi chân. Hãy mặc quần áo rộng rãi, hàng ngày dành ít thời gian tập thể dục.
Giãn tĩnh mạch hậu môn (trĩ)
Đừng bao giờ ngồi quá lâu. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, giảm ăn cay, vận động nhiều cho nhu động mạnh hơn, tránh táo bón. Đừng rặn mạnh khi đại tiện. Khi khó chịu, bạn có thể chổng mông lên cho đỡ. Khi nằm, nên nằm nghiêng bên trái (để tử cung không đè vào các mạch máu lớn nuôi dưỡng thai) hoặc nếu nằm ngửa thì kê gối dưới mông. Muốn dùng thuốc nhuận tràng hay thuốc bôi hậu môn, bạn cần hỏi bác sĩ.
Chóng mặt, hoa mắt
Cách giải quyết đơn giản là không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột mà vận động từ từ để não khỏi thiếu máu. Bạn nên ăn thường xuyên làm nhiều bữa. Hãy tăng cường các thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, rau màu xanh sẫm, có thể uống thêm viên sắt. Nếu có lúc cảm thấy muốn ngất, bạn hãy nằm xuống, hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối để máu lên não nhiều hơn. Nếu chóng mặt, hoa mắt kéo dài hoặc bị ngất, bạn cần đi khám.
Khó ngủ
Nên tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày. Buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Phòng ngủ thoáng khí giúp bạn dễ ngủ hơn. Hãy chọn một tư thế ngủ phù hợp, nhiều bà mẹ thích nằm nghiêng, kê mình lên một cái gối. Nếu mệt mỏi mà không ngủ được, bạn hãy nằm thư giãn, đừng bứt rứt kẻo càng thêm mệt mỏi.
Khó thở
Hãy đứng ngồi thẳng lưng, khi nằm, hãy nằm nghiêng hoặc nếu nằm ngửa thì đặt gối nâng đầu và ngực lên cao. Nếu khó thở kéo dài, bạn nên đi khám.
Chuột rút
Khi bị chuột rút, bạn duỗi thẳng chân rồi từ từ hướng ngón chân về phía trước, cơ sẽ giãn ra. Muốn tránh chuột rút, bạn đừng đứng lâu.
Cơ quan sinh dục ướt át khó chịu
Cố gắng giữ vùng sinh dục khô ráo, nên mặc quần áo lót bằng vải bông, mặc quần rộng cho thoáng khí. Nếu âm đạo tiết dịch nhiều, bạn hãy lót vải thấm hoặc băng vệ sinh mỏng. Sau khi đi vệ sinh, bạn lau rửa từ phía trước ra phía sau. Nếu dịch âm đạo hôi, có màu vàng, hồng, nâu, hoặc ngứa nhiều ở cửa mình, bạn nên đi khám để được điều trị ngay.