Chăm sóc thai nhi tháng thứ 4: Ở tháng thứ 4, đầu thai nhi dần duỗi thẳng, mặt đã hiện rõ. Đến tuần thứ 15, thai nhi dài khoảng 9,3 - 10,3 cm, nặng khoảng 50g, đầu và các lớp mỡ phát triển.
Dưỡng thai tháng thứ 4
Lúc này, vai và chân của thai đã có thể cử động được, nhưng người mẹ thường chưa cảm nhận được điều này. Tim của thai nhi đập mạnh, da tương đối hồng hào và thai nhi có thể hoạt động trong môi trường nước ối. Giai đoạn này, cảm giác buồn nôn giảm, tâm trạng và cơ thể của người thai phụ đã trở nên thoải mái hơn, cảm giác muốn ăn tăng lên rõ rệt, vì thế bà bầu cần chú ý những vấn đề sau:
Chế độ dinh dưỡng
Thai phụ nên ăn làm nhiều bữa. Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia... và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.
Trang phục
Thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nếu mặc quần áo chật sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp. Tuy nhiên, bà bầu cần giữ ấm phần bụng.
Chú ý bảo vệ bầu ngực
Từ tháng này, thai phụ nên dùng nước ấm để rửa bầu vú và bôi kem dưỡng da, tránh đầu vú bị nứt. Ngoài ra, bà bầu cần phải chú ý đến độ dài, ngắn của núm vú.
Vận động
Thai phụ nên vận động nhẹ nhàng như: tập thể dục, đi bộ... để tăng cường thể lực, làm cho quá trình sinh đẻ được thuận lợi. Lưu ý: không nên vận động quá mạnh, lao động quá mệt mỏi, thức quá khuya..., tránh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và vẻ đẹp của thai phụ như xuất hiện nám, tàn nhang trên mặt.
Tư thế nằm
Giai đoạn này, nếu thai phụ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng bên phải sẽ khiến tử cung đè lên động mạch và tĩnh mạch chủ, làm xoắn dây rốn, dẫn đến lượng máu ở tử cung giảm rõ rệt, gây ảnh hưởng tới sự cung cấp máu cho thai nhi. Do đó, thai phụ nên chọn cách nằm nghiêng sang trái để nghỉ ngơi.
Chú ý kiểm tra trọng lượng cơ thể
Thai phụ cần thường xuyên kiểm tra cân nặng của mình. Lưu ý, không nên cân vào lúc vừa ăn no, vì như vậy sẽ cho kết quả không chuẩn xác. Nếu thấy trọng lượng tăng quá nhanh hoặc quá chậm thì thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, hoặc đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân.
Đề phòng việc va đập và những chấn động
Do bụng dưới ngày càng lộ rõ, do đó thai phụ phải chú ý tránh những va chạm vào phần bụng hoặc chấn động cơ thể, như ngã và hạn chế đi xa ... tránh gây sảy thai.
Kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ
Kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện ra những dị tật của thai nhi và kịp thời có biện pháp chữa trị. Nếu thấy đau bụng, hoặc âm đạo ra máu, thai phụ phải lập tức đến bệnh viện để được trợ giúp.
Cẩn trọng khi dùng thuốc
Nếu dùng thuốc không đúng và tuỳ tiện sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí có khả năng gây ra viêm nhiễm, sảy thai, thai chết lưu... Do đó, khi dùng thuốc cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4
Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi thấy da của các bé khi sinh ra rất là mềm mại và mượt mà. Trong suốt tuần lễ này, da của bé phát triển mỏng đến mức gần như trong suốt và Bạn có thể nhìn thấy các mạch máu bên trong.
Tuần thứ 16:
Sự phát triển của bé:
Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi thấy da của các bé khi sinh ra rất là mềm mại và mượt mà. Trong suốt tuần lễ này, da của bé phát triển mỏng đến mức gần như trong suốt và Bạn có thể nhìn thấy các mạch máu bên trong. Tóc tiếp tục phát triển và chân mày cũng vậy. Hai tai của bé cũng đã ở đúng vị trí của nó, cho dù chúng bây giờ cũng chỉ là những mẫu nhỏ trên đầu.
Bên trong cơ thể, xương và tủy trong hệ thống xương của bé vẫn tiếp tục phát triển. Các cơ bắp cũng phát triển cùng lúc trong giai đoạn này, và thai nhi lúc này có thể nắm chặt bàn tay nhỏ xíu cũng như có thể co duỗi các khớp khuỷu tay và cổ tay.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Nhiều phụ nữ vẫn chưa thật sự tin rằng mình đang có thai, cho đến khi họ phải thay đổi toàn bộ các trang phục thường ngày của mình bằng các bộ đồ bầu do bụng lúc này đã căng lớn, thì họ mới tin rằng họ đã thật sự mang một sinh linh bé nhỏ trong mình. Một số phụ nữ có cùng một lúc hai cảm giác vừa vui sướng vừa hoang mang, sợ hãi trong quá trình mang thai. Hãy xem điều đó là hết sức bình thường mỗi khi Bạn có cảm giác hồi hộp hay xúc động (đó là do sự thay đổi về lượng của các hormon trong cơ thể). Một cảm giác nữa mà Bạn có thể mắc phải lúc này là cảm thấy bị mất tập trung. Hầu hết các thai phụ đều nói rằng trong thời gian có thai họ thường hay quên, vụng về và lóng ngóng, mất khả năng tập trung khi đang làm một việc gì đấy. Hãy cố gắng cân bằng cuộc sống để giảm tình trạng căng thẳng này bằng mọi cách và luôn giữ tinh thần ở trạng thái lạc quan và ổn định, vì những triệu chứng này chỉ là nhất thời mà thôi!
Tuần lễ thứ 17:
Sự phát triển của bé:
Thai nhi của Bạn lúc này cân nặng khoảng 100-140 gam và có chiều dài khoảng 116-130 milimet. Những cử động đầu tiên của bé lúc này chỉ là những phản xạ tự nhiên, ngoài ra trong tuần này còn thấy xuất hiện thêm những phạn xạ có tự chủ. Thai nhi có thể giữ cho đầu mình thẳng đứng, và các cơ ở mặt có thể giúp bé biểu lộ các cảm giác khác nhau như nheo mắt hoặc cau mày lại.
Phần lớn canxi được cung cấp cho xương của bé trong lúc hệ thống xương vẫn đang tiếp tục phát triển. Nếu là bé gái, hàng triệu tế bào trứng được hình thành ở buồng trứng trong tuần này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Từ tuần thứ 16 cho đến tuần thứ 18 của thai kỳ, BS có thể cho thai phụ thực hiện xét nghiệm máu để đo lường nồng độ chất alpha-fetoprotein (AFP), một loại chất đạm được sản xuất bởi bào thai, và nồng độ hormon thai kỳ hCG và estriol trong máu của mẹ. Kết quả của xét nghiệm này sẽ cho Bạn biết bé cưng của Bạn có rủi ro nào đó về dị tật ống thần kinh hay không (như dị tật hở đốt sống) hoặc có bất thường nhiễm sắc thể như bệnh Down hay không? Cứ 1.000 thai phụ thực hiện xét nghiệm này thì có 50 thai phụ có kết quả xét nhiệm bất thường, nhưng chỉ có một hoặc hai thai phụ thực sự có thai nhi bị dị tật bất thường về hệ thần kinh. Vì vậy hãy nói với BS của Bạn về bất kỳ sự lo lắng hay thắc mắc nào khi thực hiện xét nghiệm này để Bạn có thể thấy yên tâm hơn.
Tuần thứ 18:
Sự phát triển của bé:
Lúc này bé có chiều dài khoảng 13-14.2 centimet và cân nặng khoảng 140-190 gam, thai nhi của Bạn lúc này vẫn còn bé tí hon. Nhưng lượng mỡ trong cơ thể bé đang được tích lũy để có thể giữ ấm cho bé sau khi được sinh ra. Trong suốt quý cuối của thai kỳ, một lớp mỡ dự trữ sẽ được hình thành để giữ ấm và bảo vệ cho cơ thể bé.
Nhau thai, dùng để nuôi dưỡng bào thai bằng các dưỡng chất và oxy đồng thời loại bỏ các chất thải của bé, cũng đang phát triển để hổ trợ và nuôi dưỡng bé. Với độ dày khoảng 1 cm, nhau thai chứa hàng ngàn mạch máu dùng để trao đổi dưỡng chất và oxy từ cơ thể mẹ đến cơ thể bé.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn cũng có thể nhận ra rằng hai vú phát triển một cách đáng kể kể từ khi Bạn bắt đầu mang thai. Máu lưu chuyển đến vú nhiều hơn, làm gia tăng kích cỡ của vú và Bạn có thể nhìn thấy rõ các mạch máu trên vú. Bạn nên thay các loại áo lót với các kích cỡ khác nhau để hỗ trợ sự phát triển của vú trong suốt thai kỳ.
Tuần lễ thứ 19:
Sự phát triển của bé:
Bạn có thể hát những bài hát ru êm diệu ngay từ bây giờ, vì Bạn biết không, bé đã có thể nghe được rồi đấy! Xương của tai trong và các đầu mút của các dây thần kinh cũng đã phát triển đủ, chính vì thế bé có thể nghe được các âm thanh như nhịp tim của Bạn và nghe được âm thanh máu chảy trong dây rốn. Bé có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn. Mắt của bé cũng đang phát triển cùng lúc và võng mạc bé có thể nhìn thấy được các tia sáng nếu có ánh sáng chiếu vào tử cung. Bé cũng đã có khả năng nuốt và trong giai đoạn này bé có thể nuốt một ít nước ối vào trong bụng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thai nhi cũng có cảm giác khát nước khi đang ở trong bụng mẹ.
Cho đến tuần lễ này, xương của bé đã phát triển đủ, tuy nhiên chúng vẫn còn rất mềm. Ở tuần lễ này, xương trở nên cứng hơn và đã hóa thành xương cứng. Các xương cứng được hình thành đầu tiên là các xương chân và xương tai trong.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn đã có thể bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống của mẹ và bé. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ và theo trình tự từ những chiếc tả lót của bé cho đến việc sơn phết căn phòng cho cục cưng sau này. Tuần lễ này cũng nên bắt đầu thực hiện việc tìm kiếm một BS nhi khoa đáng tin cậy cho bé về sau.
(ST)