Chu kỳ kinh nguyệt dài

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chu kỳ kinh nguyệt dài

18/04/2015 11:06 AM
6,673


Bình thường, một chu kỳ nguyệt san trung bình ở các bạn gái chỉ kéo dài khoảng 28 - 33 ngày. Song nếu chu kỳ nguyệt san của bạn từ 35 – 40 ngày mà đều thì cũng không ảnh hưởng gì.



Chu kì kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Thường thì Chu Kỳ Kinh Nguyệt kéo dài khoảng 28 ngày, tuy vậy vẫn có thể ít hơn hay nhiều hơn, ở giữa khoảng từ 21 đến 35 là bình thường. Ngày đầu tiên của chu kì được tính từ ngày đầu tiên bạn bắt đầu có kinh và kết thúc trước chu kì kinh nguyệt tiếp theo.

Chu Kỳ Kinh Nguyệt kéo dài bao lâu?

Điều gì sẽ xảy ra mỗi tháng trong suốt kì kinh nguyệt?

Mỗi tháng sau khi kết thúc một chu kì kinh nguyệt, não bộ sẽ gởi tín hiệu đến trứng trong buồng trứng, thúc giục chúng lớn lên. Trong số hàng trăm trứng ở  buồng trứng, chỉ có một trứng được giải phóng vào mỗi tháng. Trứng này di chuyển vào ống dẫn trứng và chờ tinh trùng tới thụ tinh. Quy trình này được gọi là sự thụ tinh. Nếu sự thụ tinh xảy ra, người phụ nữ sẽ mang thai, nếu không, trứng sẽ bị phân hủy.

Khi trứng di chuyển dọc theo ống dẫn trứng, buồng trứng sẽ sản sinh ra nội mạc tử cung nhằm chuẩn bị cho việc mang thai (nếu có). Các hóc môn được giải phóng bởi buồng trứng làm dày lớp nội mạc tử cung và tăng số lượng và kích cỡ của mạch máu để chuẩn bị cho tử cung thụ thai. Trong trường hợp không thụ tinh được, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc này. Và rồi, chu kì mới của bạn bắt đầu khi lớp nội mạc tử cung này bị bong ra và chảy qua cổ tử cung vào âm đạo.


Chu kỳ nguyệt san dài, có ảnh hưởng đến sau này?



Bên cạnh đó, chu kỳ nguyệt san dài là thế nhưng những ngày nguyệt san ghé thăm chỉ có 3 ngày cũng không phải là ngắn hoặc quá dài so với thực tế từ 3 - 7 ngày. Vì thế bạn hãy yên tâm và đừng lo lắng gì nhiều nhé!

Nhưng ngược lại, có vấn đề cần phải lưu ý với bạn là, nếu chu kỳ nguyệt san của bạn kéo dài mà thường xuyên đến và đi thất thường, không đều nhau thì bạn phải đi khám phụ khoa đấy. Lúc ấy, các bác sỹ sẽ khám và phải thực hiện tiến hành một số xét nghiệm về nội tiết thì mới đánh giá và điều trị được.




Tại sao kinh nguyệt kéo dài cả tháng?

Tôi 25 tuổi lập gia đình được 3 tháng. 2 tháng sau khi cưới chu kỳ kinh của tôi vẫn bình thường, nhưng tháng này tôi chậm kinh tới 7 ngày rồi kỳ kinh kéo dài tới nay đã 27 ngày mà không hết.

Đầu và cuối kỳ kinh bị ra máu đen. Tôi đã đi khám ở 3 nơi nhưng đều không tìm ra nguyên nhân. Xin chuyên gia cho biết nguyên nhân bị rong kinh của tôi là gì? Và có biện pháp nào để chữa? (hang).

2534353-G-1376185604_500x0.jpg
Ảnh: galtime.com.

Trả lời:

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý ở độ tuổi sinh sản. Chu kỳ này phụ thuộc nhiều yếu tố. Đầu tiên phải kể đến chính là hoạt động của các tuyến như: tuyến dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Rồi ảnh hưởng từ niêm mạc tử cung, ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi, từ yếu tố tâm sinh lý, các yếu tố bệnh lý và do việc sử dụng thuốc.

Trước lúc lấy chồng và sau lấy chồng 2 tháng, kinh nguyệt của bạn vẫn đều nhưng từ 1 tháng nay thì bạn chậm kinh 7 ngày, sau đấy kinh nguyệt trở lại rồi kéo dài đến 27 ngày. Thực ra với hiện tượng này theo miêu tả của bạn thì chưa đủ căn cứ để nói là rong kinh hay rong huyết được. Nếu gọi là rối loạn kinh nguyệt - rong kinh thì việc ra máu sẽ liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và các biểu hiện là của kinh nguyệt. Còn nếu ra máu âm đạo nhưng không liên quan đến kỳ kinh nguyệt, biểu hiện cũng không giống một kỳ kinh thì đấy gọi là rong huyết.

Nhóm nguyên nhân có thể nghĩ đến tình trạng của bạn như sau: Thông thường sau khi lập gia đình ít tháng thì tâm lý của người phụ nữ thay đổi rất lớn, thường là lo sợ, thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản, từ đấy ảnh hưởng đến nội tiết tố. Việc quan hệ tình dục không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể làm thay đổi môi trường vi khuẩn ở âm đạo và dẫn đến viêm nhiễm buồng tử cung gây xung huyết nội mạc tử cung kéo dài.

Mặt khác, tôi chưa thấy bạn chia sẻ về việc là trong thời gian 3 tháng nay bạn có sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay không. Việc sử dụng tránh thai khẩn cấp là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt cao, mà cụ thể là rong kinh. Hiện tại bạn có thấy hiện tượng ốm nghén, rồi đau bụng dưới hay không, vì có thể có thai, sau đấy sẩy thai dẫn đến máu ra đầu kỳ và cuối kỳ có màu đen. Nguyên nhân nhân xơ tử cung kèm theo hay nguyên nhân bệnh lý về máu như xuất huyết giảm tiểu cầu cũng là yếu tố nguy cơ.

Vậy với trường hợp của bạn, bạn đã đi khám 3 nơi nhưng không thấy bạn chia sẻ nơi nào nên trước hết ở nhà bạn nên vệ sinh thường xuyên, dùng băng vệ sinh thay hàng ngày, rửa vùng kín bằng nước ấm sạch, kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này. Tốt nhất bạn nên đi khám ở bệnh viện phụ sản hoặc chuyên khoa sản phụ khoa của bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị càng sớm càng tốt.


Chu kì kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

Câu hỏi của hầu hết chị em đặt ra là: Vòng kinh của chị em bao nhiêu ngày thì được coi là bình thường, và các yếu tố nào tác động đến chu kì này.

Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày, tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể khác nhau ở các chị em. Câu hỏi của hầu hết chị em đặt ra là: Vòng kinh của chị em bao nhiêu ngày thì được coi là bình thường, và các yếu tố nào tác động đến chu kì này?

Một thực tế là, có những điều được coi là hoàn toàn bình thường với chị em này thì lại có thể là bất thường với chị em khác. Nhưng có một điểm chung là, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21- 35 ngày có thể được coi là bình thường.

Các yếu tố tác động đến chu kì đèn đỏ

Tuổi của một người phụ nữ: Khi một cô gái bắt đầu có kinh, có thể có chu kỳ sẽ khá bất thường hoặc rất dài vì chưa ổn định, có khi kéo dài tới 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu của một chu kì cho đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Điều này là do nội tiết tố của người phụ nữ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện và có thể mất một thời gian để các chu kì xuất hiện đều đặn.

Ở thời kì này, các chu kì kinh nguyệt có thể không đoán trước được. Tương tự như vậy, khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc kết thúc vòng đời sinh sản thì chị em sẽ nhận thấy thay đổi khác trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Yếu tố di truyền: Khoảng cách của các chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Một người phụ nữ có thể có "mô hình" kinh nguyệt cụ thể gần giống với mẹ của mình, cả về thời gian và lượng máu.

Căng thẳng: Căng thẳng quá mức là một sự kiện thay đổi cuộc sống, có thể ảnh hưởng và có những thay đổi nhất định trong chu kì kinh nguyệt.

Mất cân bằng nội tiết tố: Phương pháp ngừa thai, rối loạn ăn uống, tập thể dục không đúng cách, béo phì quá mức, và các lý do khác làm mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm thay đổi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

28 ngày được coi là thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ được cộng hoặc trừ đi 7 ngày (21 ngày hoặc 35 ngày) cũng có thể được như bình thường. Vì vậy, một số phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn cũng là bình thường, hoặc dài hơn cũng không có gì khác thường, bởi nó pù hợp với cơ địa của mỗi người.

Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu chu kì ngắn nhất và dài nhất không chênh nhau nhiều hơn 8 ngày. Vì vậy, nếu chu kỳ ngắn nhất của chị em là 25 ngày và dài nhất là 32 ngày thì được coi là phạm vi bình thường. Nếu khoảng cách này chênh nhau 8-20 ngày thì bị coi là chu kì bất thường, còn trên 21 ngày thì bị coi là rất bất thường, chị em cần lưu ý và đi khám càng sớm càng tốt.

Làm sao để chu kì kinh nguyệt bình thường và đều đặn?

Để chu kì đèn đỏ được đều đặn và thường xuyên, chị em nên giữ cho cơ thể mình không bị béo phì, bởi vì, béo phì có thể đóng góp vào sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không đều. Tập thể dục thích hợp và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm các tác động tiêu cực của béo phì cũng như thiếu cân.

Kiểm soát căng thẳng và bỏ thuốc lá vì cả hai yếu tố này có thể làm rối loạn nguyệt san, uống thuốc tránh thai cũng có tác dụng ổn đinh chu kì.

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến "chuyện ấy"


Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao đôi khi bạn lại không thể cảm thấy hứng thú với sex? Và làm cách nào để duy trì sự hứng thú, lạc quan với "chuyện ấy"?

Câu trả lời là: Bạn có thể đang ở trong thời kỳ kinh nguyệt,và các hóc môn như estrogen (hóc môn nội tiết tố nữ) và testosterone (hóc môn nội tiết tố nam) thực tế hoàn toàn đã tác động tới ham muốn tình dục của bạn.

Chuyên gia sức khỏe phụ nữ của Cosmo Radio, bà Jennifer Wider đã đưa ra những tiết lộ để bạn có cái nhìn toàn diện hơn về thắc mắc này.

Chu kỳ kinh nguyệt

Hàng tháng, các hóc môn khác nhau có thể kể tới như hóc môn làm giảm kích dục tố (GnRH), hóc môn hoàng thể hóa (LH), estrogen (hóc môn nội tiết tố nữ, kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung), progesterone (là một trong những loại hóc môn kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể,có vai trò trong việc duy trì thai kỳ), và testosterone (hóc môn nội tiết tố nam), đồng bộ tiết ra thông qua nhu cầu ô xy sinh hóa tạo ra chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng ham muốn tình dục của họ bị ảnh hưởng bởi các cấp độ thay đổi này, đặc biệt là bởi sự thay đổi estrogen và testosterone, trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của họ, thông thường kéo dài 28-30 ngày và có thể được chia ra làm 4 tuần quan trọng như dưới đây.

Tuần 1: Thời kỳ của bạn

Tuần đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ phải trải qua “đợt sóng” màu đỏ thẫm. Trong khi một số phụ nữ “đả đảo” sex trong suốt thời gian này trong tháng, lượng hóc môn estrogen và testosterone thường tiết ra rất thấp trong tuần này. Vì vậy, bạn thường cảm thấy mệt mỏi và không quá chống lại việc dùng “bao”. Dù vậy, tới cuối tuần, các hóc môn sẽ bắt đầu gia tăng trở lại.

Tuần 2: Gia tăng năng lượng

Các estrogen và testosterone gia tăng trong tuần dẫn tới rụng trứng và chúng bắt đầu dần dần gia tăng ham muốn tình dục của bạn. Nhiều phụ nữ cho biết quan hệ tình dục tốt hơn trong tuần này, bởi vì chúng ta sẽ cảm thấy linh hoạt nhất, nhưng hãy cẩn thận: bạn có khả năng dễ thụ thai nhất trong khoảng thơi gian này và có thể mang thai dễ dàng hơn nếu không có các biện pháp phòng ngừa!

Ngày thứ 14: Thời điểm tốt nhất cho sex

Bởi vì các hóc môn đang đạt mức độ tối ưu trong ngày đặc trưng này, ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, thường là thời gian mà phụ nữ ở trong trạng thái tốt nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cực khoái có thể đạt được dễ dàng hơn và mạnh mẽ hơn vào thời điểm này. Vì vậy, hãy tận dụng lợi thế này.

Tuần 3: Rụng trứng

Tuần này trứng bắt đầu rụng và sau đó các hóc môn bắt đầu giảm. Thật buồn là điều này có nghĩa rằng ham muốn tình dục của bạn cũng sẽ giảm theo.

Tuần 4: PMS (căng thẳng tiền kinh nguyệt)

Tuần này kéo theo sự thay đổi của tâm trạng, đầy bụng, thèm ăn, khó ngủ - về cơ bản là làm giảm ham muốn của bạn. Trong khi những triệu chứng trước thời kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu để tốt hơn như phương pháp tiếp cận của Aunt Flo, thì đây cũng không phải là khoảng thời gian hào hứng để quan hệ tình dục, ít nhất là với đại đa số chúng ta.

Để thay đổi một chu kỳ kinh nguyệt với thuốc ngừa thai

Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt là một chu kỳ sinh sản bình thường của mỗi XX, chúng thường kéo dài 28 ngày (mỗi XX có chu kỳ nguyệt san khác nhau).

Một chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái được hình thành và thiết lập mỗi tháng và nó có thể thay đổi do mức độ luyện tập thể dục tăng lên, có quá nhiều căng thẳng kéo dài hoặc thay đổi trong lối sống.



Thậm chí, nhiều XX ngày nay còn kháo nhau việc sử dụng thuốc tránh thai để thay đổi thời gian hay chiều dài chu kỳ kinh nguyệt của họ. Thực tế, nếu bạn muốn thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bằng việc sử dụng thuốc tránh thai thì điều này có thể được thực hiện tương đối dễ dàng.

4 bước để thay đổi một chu kỳ kinh nguyệt với thuốc ngừa thai

Bước 1

Uống mỗi ngày một viên thuốc tránh thai liên tiếp trong 3 tuần (21 ngày) theo chỉ dẫn của bác sỹ. Hãy chắc chắn rằng những viên thuốc tránh thai bạn đang dùng trong thời gian này là loại thuốc tránh thai hàng ngày hiệu quả: thuốc của một nhà sản xuất thuốc tránh thai uy tín, thuốc không hết hạn sử dụng và không phải là thuốc giả.



Bước 2


Khi đã uống thuốc 3 tuần, bỏ qua những viên thuốc bổ máu (giả dược) và thay vào đó bắt đầu tiếp tục dùng các viên thuốc tránh thai chính từ vỉ thuốc tránh thai của tháng tiếp theo của bạn. Điều này sẽ khuyến khích cơ thể không đổ lớp màng tử cung vào thời điểm đó và sẽ trì hoãn kinh nguyệt.

Hãy chắc chắn giữ vỉ thuốc tránh thai cũ của bạn vì bạn sẽ cần những viên thuốc giả dược trong bước tiếp theo.

Bước 3

Khi bạn đã đạt đến ngày mà bạn muốn để bắt đầu và sẵn sàng với chu kỳ kinh nguyệt của bạn thì khi ấy bạn ngừng uống các viên thuốc tránh thai chính và bắt đầu dùng những viên thuốc tránh thai giả dược.


Những viên thuốc này bạn cũng nên được uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày và uống trong vòng 1 tuần. Bạn có thể uống nó 1-2 ngày trước khi chu kỳ nguyệt san của bạn bắt đầu.

Bước 4

Ở tuần bạn đang uống những viên thuốc tránh thai giả dược trên, bạn nên bắt đầu một lịch trình thường xuyên với 3 tuần uống những viên thuốc tránh thai kiểm soát sinh và một tuần uống những viên thuốc giả dược. Điều này sẽ khuyến khích các chu kỳ mới của bạn trở nên vĩnh viễn.

Lời khuyên và cảnh báo


* Bạn có thể bị xuất huyết màu nâu đốm tạm thời trong khi thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

* Chu kỳ tháng phản ánh trung thực sức khoẻ của các XX và cần có tính ổn định. Việc phá chu kỳ nguyệt san bình thường có thể làm phát sinh một số bệnh về nội tiết và tâm lý. Hoóc môn tổng hợp đưa từ bên ngoài vào sẽ tạo ra lượng dư thừa và gây cơ chế điều hoà ngược: cơ thể sẽ phải giảm sản xuất hoóc môn để cân bằng.

Điều này lâu ngày sẽ khiến chức năng sản xuất hoóc môn của cơ thể sẽ giảm, khiến bạn phụ thuộc vào hoóc môn ngoại lai mà dẫn đến rối loạn về cấu trúc sinh lý, gây một số bệnh liên quan đến nội tiết như u xơ tử cung, rối loạn phát triển của niêm mạc tử cung (u cổ tử cung, buồng trứng, bài tiết sữa), của tuyến yên…


* Theo nhiều bác sĩ sức khỏe sinh sản, nếu XX muốn sử dụng thuốc tránh thai để thay đổi chu kỳ kinh nguyệt thì cần phải biết mình có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ không. Nếu bạn có các bệnh: nghẽn tĩnh mạch, bệnh mạch máu não hay mạch vành, van tim, cao huyết áp, ung thư vú, bệnh gan, tiểu đường... thì không nên sử dụng cách này để thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.




Kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều -
Chu kỳ kinh nguyệt dài
Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh
Chu kì kinh nguyệt cuối
Kinh nguyệt có vấn đề
Kinh nguyệt không đều
Ngứa âm đạo sau khi có kinh nguyệt


(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em mới hút thai từ ngày 07/11 sau đó bác sĩ kê cho 1 vỉ Maverlon uống, sau khi uống hết vỉ thì em có kinh trở lại vào ngày 28/11 kéo dài 7 ngày. tuy nhiên tới 04/01 em vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại . trường hợp của em có gi bất thường không ah? Nếu không bình thường em cần phải làm xét nghiệm nào? Cảm ơn Bác Sĩ.
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
tôi năm nay 38 tuổi .vong kinh kéo dài từ 40 đến 60 ngày. vậy có ảnh hưởng gì đến việc có con?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ tư vấn vì thứ nhất vòng kinh của bạn khá dài so với bình thường đã là 1 yếu tố ko tốt rồi. thứ 2 tuổi của bạn khá lớn nên việc theo dõi cũng như có em bé sớm làm càng nhanh càng tốt. Vì vậy bạn nên đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để có hướng theo dõi sớm Chúc bạn luôn khỏe
Em muốn hỏi nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 45 ngày thì có vấn đề gì ko ạ? Em 22 tuổi ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cháu năm nay 19 tuổi ......... cháu lập gia đình được 6 tháng và đang muốn có con. chu kình kinh nguyệt của cháu k đều lắm...chu kì của cháu 31->33 ngày . tới tháng này mới 21 ngày cháu đã có tháng rồi . vay cho cháu hỏi khi chu kì thay đổi như vậy có ảnh hưởng gì tới quá trình ,mang thai k
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý