CÂY LẠC TIÊN mọc hoang ở khắp nơi tại nước ta, thường thấy ở các bãi hoang, bờ bụi ... Có thể trồng bằng dây và mùa xuân.
CÂY LẠC TIÊN còn có tên là: "cây lạc", "cây nhãn lồng" (Nam Bộ), "lồng đèn", "hồng tiên", "mắc mát" (Đà Lạt); "co hồng tiên" (Thái), "tây phiên liên", "long châu quả".
CÂY LẠC TIÊN có tên khoa học là Pasiflora foetida L.
CÂY LẠC TIÊN có đặc điểm: Lạc tiên là một loại dây mọc leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm. Lá mọc so le, hình tim, mép lượn sóng xẻ thành 3 thuỳ. Hoa mọc riêng lẻ, cánh màu trắng hay tím nhạt, lá đài màu trắng phía dưới có gân xanh. Quả hình trứng, dài 2 - 3cm, bao bởi các lá bắc như một cái bao ở ngoài. Quả lạc tiên thuộc loại "qủa tương" (vỏ mỏng, bên trong chứa chất dịch và có hạt nhỏ), trong có nhiều hạt nhỏ hình trứng, khi chín màu vàng, ăn được. Trẻ nhỏ thường hái quả lạc tiên ăn. Một số nơi dùng ngọn luộc làm rau ăn.
Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam": Trong dân gian thường dùng dây và lá sắc uống làm thuốc an thần, chữa mất ngủ. Trước đây, một số xí nghiệp và bệnh viện ở nước ta thường dùng chế thành thuốc nước ngọt, có pha cồn, dùng để an thần, chữa mất ngủ, tim hồi hộp;
CÂY LẠC TIÊN Thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác như tim sen (liên tâm), lá dâu, ... Theo sách "Trung dược đại từ điển": Quả lạc tiên (long chu qủa) có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy. Dùng chữa phế nhiệt khái thấu (ho do phế nóng), phù thũng, bạch trọc, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân. Qủa lạc tiên có tác dụng thanh nhiệt, vì vậy việc dùng qủa lạc tiên để chữa để "nóng trong" và phòng viêm nhiễm ngoài da, như có người mách, là có cơ sở nhất định. Tuy nhiên, thu hái được lượng lớn qủa lạc tiên không phải việc đơn giản, vì như trên đã nói, qủa lạc tiên là loại "qủa tương", rất dễ bị vỡ, nát. Nếu không sấy khô ngay rất khó bảo quản. Có thể cũng chính vì vậy, trong dân gian thường dùng lá và dây.
Một số bài thuốc có sử dụng lạc tiên:
- CÂY LẠC TIÊN Chữa lỵ: Dùng qủa lạc tiên 60 g, rửa sạch, sắc lấy nước, pha thêm đường, chia 2 lần uống trước bữa ăn (Theo sách "Phúc Kiến dân gian thảo dược").
- CÂY LẠC TIÊN Chữa thần kinh suy nhược: Dùng dây, lá lạc tiên 8 - 10g, sắc uống. Hoặc phối hợp với lá vông, lá dâu tằm, tâm sen, nấu thành cao lỏng uống, ngày dùng 2 - 5g, uống trước khi đi ngủ.
- CÂY LẠC TIÊN Chữa viêm da, mụn mủ, ghẻ ngứa: Dùng lá lạc tiên nấu nước tắm rửa.
- CÂY LẠC TIÊN Làm dịu thần kinh, trợ tim, chữa mất ngủ: Dùng dây, lá lạc tiên 20g, hạt sen 12g, lá tre 10g, lá dâu tằm 10g, lá vông nem 12g, cam thảo 6g, xương bồ 6g, táo nhân (sao đen) 10g, sắc nước uống trong ngày.
- CÂY LẠC TIÊN chữa ho: Ngày dùng 3- 15g dạng thuốc sắc
- CÂY LẠC TIÊN chữa stress dai dẳng, mệt mỏi cơ thể: 300gr chùm bao tươi ( cả lá, dây, quả) phơi 2 nắng ( hoặc sao khử thổ vừa vàng) +200gr râu bắp vừa ngậm sữa ( rửa
sạch) +100 gr rau má ( sao khử thổ vừa héo), sắc chung với 500 ml nước có pha ¼ muỗng muối hạt, còn lại 200ml nước, uống 2 lần/ ngày trưa, tối. Liên tục 7 ngày sẽ an
thần, chống stress.